CHƯƠNG III CÔNG NGHỆ ADSL2, ADSL2+ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG Ở LÀO

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ ADSL2+ và khả năng ứng dụng ở Lào (Trang 40)

NĂNG ỨNG DỤNG Ở LÀO

3.1 Công nghệ ADSL2

ADSL2 (Asymmetric Digital Subscriber Line Version 2), là phiên bản cải tiến của ADSL được chuẩn hóa bởi ITU 2002. Công nghệ ADSL2 nhằm cải tiến kỹ thuật điều chế và mã hóa để tăng tốc độ đường xuống lên 12Mbps (so với 8Mbps của ADSL) và tốc độ đường lên lên 1Mbps. ADSL2 cũng giảm thiểu giao thoa trên đường truyền dẫn đến tăng khoảng cách truyền lên từ 5-10%.

3.1.1 Các mô hình tham chiếu3.1.1.1 Mô hình chức năng ATU 3.1.1.1 Mô hình chức năng ATU

Hình 3.1 mô tả các khối chức năng và giao diện của ATU- và AUT-R. Đó là các khối chức năng cơ bản nhất của ATU-C và ATU-R. Chức năng được điều

khiển bởi hệ thống quản lý của nhà khai thác (EMS hoặc NMS) không được mô tả trong Hình 3.1

Hình 3.1 Mô tả chức năng ATU

Các chức năng cơ bản của lớp truyền thống vật lý (PMD) bao gồm tạo và khôi phục định thời ký hiệu, mã hóa và giải mã, điều chế và giải điều chế, triệt tiếng vọng (nếu được sử dụng), cân bằng đường dây, khởi tạo tuyến, ghép và tách tiêu đề lớp vật lý (tạo siêu khung). Ngoài ra, lớp PMD có đặc thù-hội tụ truyền dẫn (PMS-TC).

Lớp PMS-TC thực hiện các chức năng tạo khung và đồng bộ khung, hiệu hiệu chỉnh lỗi hướng phát, phát hiện lỗi, chức năng mã hoá ngẫu nhiên và giải mã ngẫu nhiên. Ngoài ra lớp PMS-TC còn cung cấp kênh tiêu đề mang các bản tin điều khiển được tạo ra trong các lớp giao thức truyền tải đặc thù-hội tụ truyền dẫn (TPS-TC), PMS-TC hoặc PMD cũng như các bản tin được tạo ra tại giao diện quản lý.

Lớp PMS-TC được kết nối với lớp TPS-TC qua giao diện α và β trong ATU- R tương ứng. Lớp TPS-TC là đặc thù ứng dụng và bao gồm sự thích ứng của số liệu giao diện khách hàng và tín hiệu điều khiển với giao diện số liệu đồng bộ (cận đồng bộ) của TPS-TC. Ngoài ra, lớp TPS-TC có thể tạo ra hoặc thu các bản tin điều khiển qua kênh tiêu đề của lớp PMS-TC.

Lớp TPS-TC liên lạc các khối giao diện qua giao diện γR và γC. Tuỳ thuộc vào ứng dụng đặc thù mà lớp TPS-TC có thể được yêu cầu để hỗ trợ một hoặc nhiều kênh số liệu của người sử dụng và các giao diện kết hợp.

Lớp giao thức quản lý đặc thù-hội tụ truyền dẫn (MPS-TC) cung cấp các thủ tục quản lý ATU. Chức năng MPC-TC liên lạc với các chức năng lớp cao hơn trong lớp quản lý được mô tả trong ITU-T G.997.1 [04] (Ví dụ, hệ thống quản lý phần tử, điều khiển CO-MIB). Thông tin quản lý được trao đổi giữa các chức năng MPS-TC thông qua kênh tiêu đề ADSL. PMS-TC ghép kênh tiêu đề ADSL với luồng số liệu TPS-TC để truyền trên đường DSL. Thông tin quản lý chỉ thị những sự cố, lỗi và thông tin giám sát hiệu năng có liên quan. Ngoài ra, nó còn định nghĩa một số thủ tục điều khiển quản lý cho việc sử dụng bởi các chức năng lớp cao hơn, đặc biệt là cho mục đích kiểm tra.

Các giao diện α, β, γR và γC chỉ là các điểm phân chia về mặt logic, không có ý nghĩa về mặt vật lý.

3.1.1.2 Mô hình tham chiếu giao thức khách hàng

Mô hình tham chiếu giao thức khách hàng được mô tả trên Hình 3.2, là mô hình trao đổi thông tin giữa các khối chức năng trong Hình 3.1

Hình 3.2 Mô hình tham chiếu giao thức khách hàng

3.1.1.3 Mô hình tham chiếu quản lý

Chanthanom Lớp D04vt2 - XLI - - III-

Khôn g xác định Giao thức truyền dẫn (ví dụ ATM) Khôn g xác định Giao thức truyền dẫn (ATM)

Phương tiện vật lý Giao diện người sử dụng Giao diện nội

bộ α δ C δ R β γ C γ R LT ATU-C ATU-R NT1, AT1/2 Giao diện nội bộ LT S/T U TPS-TC PMS-TC PMD TPS-TC PMS-TC PMD

Mô hình tham chiếu giao thức mặt phẳng quản lý được mô tả trên Hình 3.3, là mô hình trao đổi thông tin giữa các khối chức năng trong Hình 3.1.

Hình 3.3 Mô hình tham chiếu giao thức quản lý

3.1.2 Một số tính năng mới của ADSL2

triển trên nền tảng ADSL nên nó mang đầy đủ các đặc tính của ADSL, ngoài ra ADSL2 còn có một số cải tiến đặc biệt. Do có những cải tiến đặc biệt nên nếu ADSL trên đường dây điện thoại có xuất hiện nhiễu băng hẹp thì ADSL2 đạt được hiệu năng tốt hơn. Kết quả là ADSL2 cải thiện đáng kể tốc độ và khoảng cách so với ADSL. Có được kết quả này là do ADSL2 cải thiện hiệu quả điều chế, giảm tiêu đề khung, đạt được độ lợi mã hoá cao hơn, cải thiện trạng thái khởi tạo và tăng cường thuật toán xử lý tín hiệu... So với ADSL, ADSL2 bổ xung một số tính năng mới sau.

3.1.2.1 Các tính năng liên quan đến ứng dụng

a. Hỗ trợ ứng dụng ở chế độ hoàn toàn số:

ADSL đưa ra một chế độ tuỳ chọn cho phép truyền số liệu ADSL trên băng tần thoại do đó tăng thêm 256Kbps cho tốc độ dữ liệu đường lên. Chế độ này là lựa chọn hấp dẫn đối với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thoại và số liệu trên

Chanthanom Lớp D04vt2 - XLII - - III-

TPS-TC PMS-TC PMD Khôn g xác định Giao thức quản lý (G.997.1) Khôn g xác định Giao thức quản lý (G.997.1)

Phương tiện vật lý Giao diện người sử

dụng

Giao diện nội bộ

δC C δ R LT ATU-C ATU-R NT1, AT1/2 Giao diện nội bộ LT S/T U Giao diện OAM TPS-TC PMS-TC PMD

các đường dây riêng biệt bởi vì nhờ chế độ này mà các doanh nghiệp đạt được các dịch vụ với tốc độ đường lên cao hơn.

Hình 3.4 đưa ra mô hình ứng dụng cơ bản cho dịch vụ số liệu với các điểm tham chiếu và các thiết bị được triển khai. Trong ứng dụng này ATU-R là một phần của ADSL NT, ADSL NT kết nối với một hoặc nhiều đầu cuối khách hàng, bao gồm đầu cuối số liệu, thiết bị viễn thông hoặc các thiết bị khác. Các kết nối tới phần thiết bị đầu cuối được thực hiện qua điểm tham chiếu S/T. Kết nối giữa ATU-R và ATU-C được thực hiện trực tiếp qua đường DSL qua điểm tham chiếu U-R tại kết cuối khách hàng và qua điểm tham chiếu U-C tại kết cuối mạng. ATU- C là một phần của nút truy nhập, được kết nối tới mạng truy nhập băng rộng tại điểm tham chiếu V. Trong mô hình ứng dụng này không có dịch vụ băng hẹp được triển khai trên đường DSL.

ADSL có thể hoạt động trong chế độ hoàn toàn số không có dịch vụ ưu tiên hay hoạt động ở chế độ có dịch vụ ưu tiên POTS hoặc ISDN nhưng không sử dụng dải tần dành cho dịch vụ ưu tiên.

Hình 3.4 Mô hình ứng dụng dịch vụ số liệu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ ADSL2+ và khả năng ứng dụng ở Lào (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w