Hình 6.11: Sơ đồ tuyến xe số 30 hiện hữu Hình 6.12: Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 30

Một phần của tài liệu Tổ chức giao thông kết nối tuần metro số 2 (Trang 53 - 78)

không có nhà ga lân cận khác tuyến Bàng 6.5 : Phân tích khả năng kết nối giữa nhà ga tuyến metro số 2 với nhà ga lân cận

Như vậy, đồ án sẽ tập trung vào việc đề xuất điều chỉnh mạng lưới xe buýt ở cấp độ tổng thể và cấp độ cụ thể tại các nhà ga Dân Chủ, Hòa Hưng, Lê Thị Riêng và Bảy Hiền.

6.4. Phương án điều chỉnh tổng thể

Mạng lưới xe buýt trong khu vực nghiên cứu có 36 tuyến xe buýt liên quan, trong đó có 2 tuyến (tuyến số 13, 65) trùng lắp hoàn toàn và 15 tuyến giao cắt (có đoạn trùng lắp) với hướng tuyến tàu điện ngầm số 2. Tùy vào khoảng cách trùng lặp và hướng tuyến trùng lắp, các tuyến này có thể được điều chỉnh như sau :

i) Nếu khoảng cách trùng lặp là lớn và gần như chạy trùng với tuyến metro thì các tuyến này nên được đưa vào nhóm ngưng hoạt động.

ii) Đối với các tuyến giao cắt hoặc trùng lặp ít thì tiến hành nắn tuyến để tuyến xe buýt đi qua vị trí của các nhà ga nhưng vẫn đảm bào hướng tuyến không thay đổi. Khi nắn tuyến xe buýt, hiện trạng các tuyến đường, cách tổ chức giao thông tại khu vực dự kiến điều chỉnh lộ trình tuyến cần được lưu ý.

Ngoài ra, một số tuyến xe buýt giao cắt và không có đoạn trùng lắp với hướng tuyến metro số 2, nhưng trùng lắp phần lớn với hướng tuyến các tuyến metro khác thì cũng có thể đưa vào nhóm ngưng hoạt động. Kết quả điều chỉnh được thể hiện trong bảng 6.6

Mã số Tên tuyến Tuyến đường giao cắt với Metro số 2 Phương án điều chỉnh 13 Bến Thành-Củ Chi Cắt bỏ một phần vì trùng với tuyến metro số 2 65 Bến Thành-CMT8-An Sương Cắt bỏ vì trùng

với tuyến metro số 2

6 Bx Chợ Lớn-ĐH Nông Lâm Nguyễn Thị Minh Khai Cắt bỏ một phần vì trùng với tuyến metro số 3b 14 Bx Miền Đông - Bx Miền Tây Nguyễn Thị Minh Khai Cắt bỏ một phần

vì trùng với tuyến metro số 3b

8 Bx Quận 8-Thủ Đức Xuân Hồng Cắt bỏ một phần

vì trùng với tuyến metro số 5

Bàng 6.6 : Phương án điều chỉnh tổng thể mạng lưới xe buýt

Sau khi cắt bỏ đoạn lộ trình Bến Thành – Cách Mạng Tháng Tám – Trường Chinh – Ga Tân Bình, tuyến xe buýt số 13 sẽ chỉ chạy từ BX Củ Chi đến ga Tân Bình (tuyến tàu điện ngầm số 2) với cự ly tuyến khoảng 20,6 km theo lộ trình là Bến xe Củ Chi – Quốc lộ 22 – BX An Sương-.Trường Chinh- Ga Tân Bình. Việc điều chỉnh này sẽ rút ngắn lộ trình tuyến, mất sự trùng lắp với tuyến tàu điện ngầm số 2 và tuyến xe buýt số 65, tăng hiệu quả hoạt động của tuyến, nhưng gia tăng áp lực về chỗ trung chuyển cho xe buýt tại ga Tân Bình.

6.5. Phương án điều chỉnh cụ thể 6.5.1. Ga Dân Chủ

Ga Dân Chủ nằm ngay ngã sáu Dân Chủ. Nhà ga lân cận khác tuyến là ga Ngã sáu Cộng hòa, ga công viên Hòa Bình (tuyến số 3a); Ga NVH Thanh niên, ga Lê Văn Tám, ga Cầu Kiệu (tuyến số 4); Ga 3 Tháng 2 (tuyến số 5).

Các tuyến xe buýt ngang đi qua ga Dân Chủ là 49, 91, 54, 10 , 30 và 7 (không tính tuyến số 13, 65). Các tuyến này hầu như đã kết nối được ga Dân Chủ với các ga metro

xung quanh (tuyến số 30 kết nối ga Dân Chủ với ga Lê Văn Tám, tuyến sô 91 kết nối ga Dân Chủ với ga 3 Tháng 2). Trong các tuyến buýt ngang này thì có tuyến xe buýt số 7 (Bến xe Chợ Lớn – Gò Vấp) có hướng tuyến kết nối được với ga Cầu Kiệu và ga Phú Nhuận, nhưng hiện trạng lộ trình tuyến vẫn chưa đi qua được vị trí của 2 ga này. Do đó, việc điều chỉnh lại lộ trình tuyến xe buýt số 7 là cần thiết để tuyến có thể đi qua vị trí các ga này nhưng vẫn đảm bảo hướng tuyến không đổi (Hình 6.8 và 6.9)

Tuyến xe buýt số 7 là tuyến hướng tâm với cự ly tuyến 15,1 km và sử dụng xe có sức chứa 80 chỗ. Tuyến chạy theo hướng Bắc Nam qua các khu vực quận 5, 3, 10, Phú Nhuận và Gò Vấp.

Hình 6.8: Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 7

Sau khi điều chỉnh đoạn lộ trình từ Ngã sáu dân chủ đến công viên Hoàng Văn Thụ, tuyến xe buýt số 7 (lượt đi) sẽ đi qua khu vực ga Dân Chủ (tuyến metro số 2), ga Cầu Kiệu, ga Phú Nhuận của tuyến metro số 5.

6.5.2. Ga Hòa Hưng

Ga Hòa Hưng nằm tại vị trí chợ Hòa Hưng, đối diện với ga tàu khách Hòa Hưng. Hiện tại ga này chưa có tuyến buýt ngang nào đi qua, chỉ có một tuyến buýt số 149 chạy song song đường Hoàng Sa. Hệ thống đường ngang tại khu vực này cũng chưa hoàn thiện, địa hình còn bị chia cắt bởi kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và không có tuyến đường ngang nào nối trực tiếp từ đường Cách Mạng Tháng Tám sang các đường Lê Văn Sỹ và Nguyễn Văn Trỗi. Do đó, việc tổ chức các tuyến buýt ngang kết nối ga tàu khách Hòa Hưng cũng gặp khó khăn. Phương án khả thi nhất là điều chỉnh tuyến xe buýt số 149 để kết nối ga tàu khách Hòa Hưng với ga Hòa Hưng của tuyến metro số 2, đồng thời kết nối với ga Đại Học Bách Khoa, ga Bắc Hải, ga Chợ Tân Bình của tuyến metro số 5 (Hình 6.10 và 6.11)

Tuyến xe buýt số 149 là tuyến hướng tâm với cự ly tuyến 13,5 km và sử dụng xe có sức chứa 80 chỗ. Tuyến chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Tây qua các khu vực quận 1, 3, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.

Hình 6.9: Sơ đồ tuyến xe buýt số 149 hiện hữu

Hình 6.10: Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 149

Sau khi điều chỉnh đoạn lộ trình từ đường Trần Văn Đang đến đường Phạm Phú Thứ, tuyến xe buýt số 149 sẽ đi qua khu vực nhà ga Hòa Hưng (tuyến metro số 2), ga Đại Học Bách Khoa, ga Bắc Hải, ga Chợ Tân Bình (tuyến metro số 5).

6.5.3. Ga Lê Thị Riêng

Ga nằm tại công viên Lê Thị Riêng. Nhà ga lân cận khác tuyến là ga Lăng Cha Cả, ga công viên Hoàng Văn Thụ, ga Đại Học Bách Khoa, ga chợ Tân Bình, ga Bắc Hải (tuyến số 5). Tuy nhiên cũng giống với ga Hòa Hưng, hệ thống đường ngang tại khu vực này cũng chưa hoàn chỉnh nên chỉ có thể kết nối với các ga bên đường Lý Thường Kiệt của tuyến metro số 5. Các tuyến buýt đi qua nhà ga này sau khi bỏ bớt tuyến trùng chỉ còn tuyến số

30. Phương án khả thi nhất là điều trình tuyến số 30 để kết nối ga Lê Thị Riêng với ga chợ Tân Bình của tuyến metro số 5 (Hình 6.12 và 6.13)

Tuyến xe buýt số 30 là tuyến xuyên tâm với cự ly tuyến 32,9 km và sử dụng xe có sức chứa 80 chỗ. Tuyến chạy theo hướng Đông Tây qua các khu vực quận 1, 2, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.

Hình 6.11: Sơ đồ tuyến xe buýt số 30 hiện hữu

Hình 6.12: Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 30

Sau khi điều chỉnh đoạn lộ trình từ ngã ba Bắc Hải-Cách Mạng Tháng Tám đến đường Trương Công Định, tuyến xe buýt số 30 sẽ đi qua khu vực nhà ga Lê Thị Riêng (tuyến metro số 2), ga Đại Học Bách Khoa, ga Bắc Hải, ga Chợ Tân Bình (tuyến metro số 5).

6.5.4. Ga Phạm Văn Hai

Ga nằm tại trường THCS Phạm Văn Hai. Nhà ga lân cận khác tuyến là nằm cạnh các ga chợ Tân Bình, ga Lăng Cha Cả và ga Hoàng Văn Thụ, ga Bắc Hải của tuyến metro số 5. Hiện nay, chưa có tuyến buýt ngang nào đi qua đây. Các tuyến đường ngang tại đây tuy chưa hoàn chỉnh nhưng có đường Nghĩa Phát nối từ đường Lý Thường Kiệt sang Cách Mạng Tháng Tám và nối với Phạm Văn Hai để qua công viên Hoàng Văn Thụ. Tuy nhiên, điểm cuối của đoạn giao giữa đường Nghĩa Phát và Cách Mạng Tháng Tám vẫn chưa mở rộng theo lộ giới. Tuyến đường này có vị trí khá đặc biệt vì có thể xem là đường tắt, đường ngắn nhất để đi từ Lý Thường Kiệt qua công viên Hoàng Văn Thụ mà không phải qua ngã tư Bảy Hiền. Do đó, có thể điều chỉnh lại lộ trình các tuyến buýt có qua công viên Hoàng Văn Thụ, ngã 4 Bảy Hiền, Lý Thường Kiệt (tuyến số 59, 145, 148) về tuyến đường trên. Phương án này nhằm rút ngắn lộ trình tuyến, đồng thời làm giảm lưu lượng trên các trục đường Lý Thường Kiệt, Hoàng Văn Thụ và kết nối giữa các ga của metro 5 với ga Phạm Văn Hai (Hình 6.12, 6.13, 6.14)

a. Tuyến xe buýt số 59

Tuyến xe buýt số 59 (Bến xe Quận 8 - Bến xe Ngã 4 Ga) là tuyến xuyên tâm với cự ly tuyến 23,7 km và sử dụng xe có sức chứa 55 chỗ. Tuyến chạy theo hướng Bắc Nam qua các khu vực quận 5, 8, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp.

Hình 6.14: Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 59

Sau khi điều chỉnh đoạn lộ trình từ Bến xe Quận 8 - Bến xe Ngã 4 Ga, tuyến xe buýt số 59 sẽ đi qua khu vực nhà ga Phạm Văn Hai (tuyến metro số 2), ga Lăng Cha Cả và ga Hoàng Văn Thụ (tuyến metro số 5).

b. Tuyến xe buýt số 145

Tuyến xe buýt số 145 (Bến xe Chợ Lớn - Chợ Hiệp Thành) là tuyến xuyên tâm với cự ly tuyến 22,8 km và sử dụng xe có sức chứa 80 chỗ. Tuyến chạy theo hướng Bắc Nam qua các khu vực quận 6, 11, 12, Tân Bình, Hóc Môn.

Hình 6.15: Sơ đồ tuyến xe buýt số 145 hiện hữu

Hình 6.16: Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 145

Sau khi điều chỉnh đoạn lộ trình từ ngã ba Lý Thường Kiệt- Nghĩa Phát đến đường Hoàng Văn Thụ, tuyến xe buýt số 145 sẽ đi qua khu vực nhà ga Phạm Văn Hai (tuyến metro số 2), ga Lăng Cha Cả (tuyến metro số 5).

b. Tuyến xe buýt số 148

Tuyến xe buýt số 148 (Bến xe Miền Tây - Gò Vấp) là tuyến xuyên tâm với cự ly tuyến 16,9 km và sử dụng xe có sức chứa 12 chỗ. Tuyến chạy theo hướng Đông Bắc qua các khu vực quận 6, 11, Tân Bình, Phú Nhuận và Gò Vấp.

Hình 6.17: Sơ đồ tuyến xe buýt số 148 hiện hữu

Sau khi điều chỉnh đoạn lộ trình từ ngã ba Lý Thường Kiệt- Nghĩa Phát đến đường Hoàng Văn Thụ, tuyến xe buýt số 148 sẽ đi qua khu vực nhà ga Phạm Văn Hai (tuyến metro số 2), ga Lăng Cha Cả và ga Hoàng Văn Thụ (tuyến metro số 5).

6.6. Nhận xét

Mạng lưới sau khi hiệu chỉnh đã giải quyết được các vấn đề sau:

i) Tạo được mối liên kết giữa nhà ga của tuyến metro số 2 và các nhà ga metro khác xung quanh. Tuy chiều dài các tuyến hiệu chỉnh có tăng thêm nhưng lại tăng cường được khả năng kết nối của các tuyến buýt ngang với các nhà ga metro trong khi hướng tuyến không có thay đổi nhiều.

ii) Giải quyết được vấn đề kết nối với xe buýt với các nhà ga tại các vị trí chưa có tuyến buýt ngang đi qua, cụ thể là tại vị trí 3 nhà ga Hòa Hưng, Lê Thị Riêng và Phạm Văn Hai.

iii) Cắt bỏ các tuyến buýt trùng lặp với các tuyến metro, thu hút được hành khách sử dụng dịch vụ đường sắt đô thị tại các tuyến metro này, đồng thời giảm được số lượng các tuyến buýt dày đặc tại các nút giao thông đầu mối như ngã tư Bảy Hiền và ngã ba Bà Quẹo

Hình 6.19: Sơ đồ tuyến xe buýt hiện hữu và các nhà ga metro dự kiến

Các nhà ga xung quanh vị trí ga Phạm Văn Hai được liên thông, kết nối dễ dàng tthông qua việc hiệu chỉnh các tuyến 59, 145, 148 theo tuyến đường ngang Nghĩa Phát- Phạm Văn Hai; đồng thời giảm tải cho tuyến đường Hoàng Văn Thụ, Lý Thường Kiệt tại khu vực gần ngã tư Bảy Hiền, gián tiếp làm tăng khả năng thông hành tại nút này.

Hình 6.20: Sơ đồ tuyến xe buýt hiệu chỉnh và các nhà ga metro dự kiến

Tuy nhiên vẫn có những mặt hạn chế làm cho việc hiệu chỉnh mạng lưới tuyến buýt chưa đạt được như mong muốn, cụ thể :

- Hệ thống đường ngang tại khu vực 4 nhà ga trên là không hoàn chỉnh, khiến cho việu chỉnh, kết nối giữa nhà ga metro số 2 với các nhà ga metro số 4 chưa được tốt.

- Lộ giới một số đường còn nhỏ dẫn đến hạn chế khi hiệu chỉnh các tuyến buýt.

6.7. Kiến nghị đề xuất

Nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức giao thông công cộng kêt nối với tuyến tàu điện ngầm số 2, một số giải pháp cần thực hiện bao gồm :

- Hiệu chỉnh lại các tuyến buýt để kết nối các nhà ga metro như đã nêu ở trên

- Mở thêm các tuyến đường ngang tại khu vực ngã sáu Dân Chủ đến ngã tư Bảy Hiền để liên kết với các trục đường Lê Văn Sỹ và Nguyễn Văn Trỗi để cải thiện khả năng kết nối của khu vực này.

- Mở rộng đường Cách Mạng Tháng Tám, Nghĩa Phát và Phạm Văn Hai theo đúng lộ giới quy hoạch để các tuyến buýt hiệu chỉnh qua đây được lưu thông thuận tiện.

CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN

Sau khi tuyến tàu điện ngầm số 2 đi vào hoạt động, việc tổ chức giao thông công cộng kêt nối với tuyến sẽ cải thiện khả năng tiếp cận trong và xung quanh các nhà ga trên tuyến, từng bước thu hút những người dân đang sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân chuyển sang sử dụng các dịch vụ giao thông công cộng đô thị, góp phần bảo vệ môi trường do hạn chế khí thải từ phương tiện giao thông cá nhân.

Đồ án đã đề xuất phương án điều chỉnh lại hệ thống các tuyến buýt hiện hữu cho hợp lý, góp phần khai thác tối năng lực vận chuyển của tuyến tàu điện ngầm số 2, tăng cường khả năng kết nối của các nhà ga metro với mạng lưới tuyến buýt hiện hữu,tạo thành một mạng lưới liên hoàn. Tuy nhiên, đồ án chưa làm rõ tác động của việc điều chỉnh mạng lưới xe buýt đến khối lượng vận chuyển hành khách trên tuyến tàu điện ngầm số 2.

Hướng phát triển tiếp theo của đồ án có thể tập trung vào các biện pháp cải thiện cơ sở hạ tầng cho người đi bộ, quản lý giao thông tại nút giao thông ở gần các nhà ga, xây dựng mới hoặc nâng cấp các tuyến đường hiện hữu.

Việc nghiên cứu tổ chức giao thông công cộng kết nối với các tuyến mero khác cần được thực hiện như đối với tuyến tàu điện ngầm số 2 nhằm phục vụ cho việc triển khai xây dựng hệ thống giao thông công cộng hợp nhất, góp phần cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông đô thị, đồng thời nâng cao điều kiện sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế và xây dựng một đô thị trung tâm hiện đại, định hình hệ thống đường sắt đô thị thành phố, bảo vệ môi trường và xây dựng một thành phố sinh thái, tiết kiệm năng lượng và sử dụng hợp lý đất, không gian.

1. Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng Thành Phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

2. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành Phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020

3. Dự án đầu tư xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành Phố Hồ Chí Minh; tuyến Bến Thành – Tham Lương

4. Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành Phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn sau 2020

B) Các website tham khảo

1. Ban quản lí đường sắt đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh: http://maur-hcmc.vn 2. Sở quy hoạch kiến trúc Thành Phố Hồ Chí Minh:

http://www.qhkt.hochiminhcity.gov.vn

3. Trung tâm thông tin quy hoạch Thành Phố Hồ Chí Minh: http://www.planic.org.vn

4. Trung tâm điều hành và vận tải hành khách công cộng: http://www.buyttphcm.com.vn

Phiếu phỏng vấn hành khách

Thời gian trả lời bảng khảo sát chỉ mất khoảng 10 phút

1. Tuổi của bạn

Dưới 18 tuổi 18-22 tuổi 22-40 tuổi >40 tuổi 2. Nghề nghiệp

Học sinh/ Sinh viên Giáo viên Công chức-Viên chức

Nhân viên văn phòng Nội trợ Lao động phổ thông Khác………... 3. Nơi sinh sống : Phường/Xã………

Một phần của tài liệu Tổ chức giao thông kết nối tuần metro số 2 (Trang 53 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w