Nhóm các nhân tố khách quan.
Đó là những nhân tố không kiểm soát được ,doanh nghiệp phải điều khiển và đáp ứng các nhân tố đó.
Chính trị luật pháp.
Để thành công trong kinh doanh các doanh nghiệp phải phân tích, dự đoán về chính trị và luật pháp cùng xu hướng vận động của nó bao gồm:
• Sự ổn định về chính trị đường lối ngoại giao. • Sự cân bằng các chính sách của nhà nước.
• Vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và chính phủ.
• Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. • Sự phát triển các quyết định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. • Hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành công chính.
Các yếu tố kinh tế.
Các yếu tố kinh tế bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của khách hàng và dạng tiêu dùng hàng hoá, “ là máy đo nhiệt” độ của thị trường, quy định cách thức doanh nghiệp sử dụng các nguồn nhân lực của mình.
• Sự tăng trưởng kinh tế.
• Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối. • Tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư.
• Lạm phát, thất nghiệp và sự phát triển ngoại thương. • Các chính sách tiền tệ tín dụng …
Kỹ thuật công nghệ.
Yếu tố kỹ thuật và công nghệ làm cơ sở cho yếu tố kinh tế là nhân tố dẫn đến sự ra đời sản phẩm mới và tác động vào mô hình tiêu thụ cũng như hệ thống bán hàng. Ngược lại yếu tố kỹ thuật công nghệ chịu ảnh hưởng của cách thức quản lý vĩ mô.
• Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân.
• Tiến bộ kỹ thuật và khả năng áp dung khoa học kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh.
Yếu tố văn hoá xã hội.
Yếu tố văn hoá- xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi của con người, qua đó ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng.
• Dân số và xu hướng vận động.
• Các hộ gia đình và xu hướng vận động. • Sự di chuyển của dân cư.
• Thu nhập của dân cư và xu hướng vận động ; phân bố thu nhập giữa các nhóm người và các vùng địa lý.
• Việc làm và vấn đề phát triển việc làm. • Dân tộc và các đặc điểm tâm sinh lý.
Các giá trị văn hoá cốt lõi có tính lâu bền cao. Nhưng các niềm tin thứ hai và các giá trị rất thường dễ bị thay đổi.
Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng.
Doanh nghiệp cần lưu ý đến các mối đe doạ và tìm cơ hội phối hợp các khuynh hướng của môi trường tự nhiên.
• Sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu thô gồm các nguyên liệu vô tận, nguyên liệu tái sinh và nguyên liệu không thể tái sinh được.
• Sự gia tăng chi phí năng lượng.
• Mức tăng ô nhiễm buộc các doanh nghiệp tìm kiếm cách thay thế để sản xuất và đóng gói sản phẩm không tác hại đến môi trường.
• Sự thay đổi vai trò của nhà nước trong bảo vệ môi trường.
• Trình độ hiện đại của cơ sở hạ tầng sản xuất : đường xá giao thông, thông tin liên lạc …