IV Thiệt hại cây trồng, ao cá
2 Hỗ trợ sản xuất, khuyến nông 1
2.4.4 Mất sản sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
Mặc dù diện tích nông nghiệp chiếm 3,36% tổng diện tích tự nhiên nhưng hiện tại đây vẫn là hoạt động chính trong các hoạt động sản xuất. Thu nhập bình quân của hộ làm nông nghiệp là 400 nghìn đồng/tháng. Sản lượng lương thực bình quân đầu người là 102,9 kg/người. Sản xuất lương thực theo phương thức canh tác với các loại cây trồng chính là: lúa, ngô, sắn và khoai lang. Do địa hình dốc và thiếu nước, sản xuất lúa nước rất khó khăn chỉ sản xuất chủ yếu ở khoanh ruộng nằm ven sông Tranh hoặc trong các thung lũng.
Với phương án MNDBT là 175 m đã làm ngập 2152 ha đất các loại. Bảng 2.7: Tổn thất tài nguyên đất của Thủy điện Sông Tranh 2
Hạng mục Diện tích tự Tổng dtích bị Trong đó Đất Đất Đất Đất Đất
Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT 46
nhiên ngập NN LN c.dùng ở CSD Khu vực lòng hồ 69.605 2.152 566 1.312 15 26 234 Xã Trà Đốc 5.300 336 130 198 2 1 5 Xã Trà Bui 17.325 1.491 366 942 19 10 1.544 Xã Trà Giác 15.010 103 22 67 2 0 13 Xã Trà Dơn 10.370 142 36 61 2 3 39 Xã TRà Leng 11.640 41 6 23 0 0 12 Xã Trà Mai 9.960 34 5 20 0 0 9 Xã Trà Tập 7.560 6 1 2 0 0 2
Nguồn: Công Ty Cổ Phần Tư vấn Xây dựng Điện 1
Việc xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2 làm ngập 566 ha diện tích đất nông nghiệp và 1312 ha diện tích lâm nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp ở đây chủ yếu là nương rẫy, lúa một vụ cung cấp lương thực tại chỗ. Việc xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2 đã làm ảnh hưởng đáng kể đến ngành nông nghiệp ở các xã thuộc khu vực lòng hồ là xã trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác, Trà Dơn.
Đồng bào các dân tộc ở khu vực lòng hồ và mặt bằng xây dựng công trình hoạt động sản xuất chủ yếu là sản xuất lương thực theo phương thức canh tác lúa nước và nương rẫy với hai loại cây trồng chính là lúa và ngô. Trình độ canh tác lúa nước của người dân ở đây còn thấp, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất rất thấp, diện tích đất nông nghiệp phần lớn là trồng lúa 1 vụ chủ yếu là vụ mùa.
Hiện nay dân trong khu vực lòng hồ Sông Tranh 2 chủ yếu là dân tộc Ka Dông đang sản xuất các loại cây trồng hàng năm chính là lúa, ngô, khoai lang và sắn, cây trồng lâu năm chính là cây quế, ngoài ra còn các loại cây ăn quả như cam, xoài, dừa, mít… và các loại cây lấy gỗ.
Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT 47
cầu lương thực tại chỗ. Sản xuất mang tính quảng canh, năng suất cây trồng thấp không ổn định.
Bảng 2.8: Diện tích năng suất sản lượng một số loại cây trồng
TT Hạng mục Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn) 1 Lúa nước Đông - Xuân 768 32 2.460 Hè – Thu 611 23 1.426 2 Lúa rẫy 1.273 11 1.413 3 Ngô 730 7 538 4 Khoai lang 313,5 10,8 341 5 Sắn 1.182,5 47,9 5663
Khi xây dựng dự án thuỷ điện Sông Tranh 2 thì sẽ chiếm mất diện tích đất của các loại cây trồng với năng suất như trong biểu 2.8. Do đó thiệt hại từ sản xuất nông nghiệp là:
- Do đó hàng năm bị mất đi thu nhập từ trồng lúa là (với giả thiết giá lúa trung bình tại địa phương là 6 triệu/tấn):
(2.460 + 1.426 + 1.413 ) tấn/năm x 6 triệu/tấn = 31.794 triệu /năm. - Diện tích cây ngắn ngày chủ yếu trồng ngô, sắn, đậu, khoai lang… Khu vực đất này thường được canh tác theo kiểu nương rẫy nên năng suất cây trồng ở các khu vực này thường thấp và ít ổn định. Do đó mỗi năm mất đi từ diện tích trồng cây ngắn ngày là (với giả thiết giá nông sản ngô, sắn, khoai trung bình là 2 triệu/tấn):
(538 + 341 + 5.663 ) tấn/năm x 2 triệu/ tấn = 13.084 triệu/năm.
- Mất thu từ cây trồng lâu năm là quế: Diện tích cây lâu năm là 27 ha trong đó thiệt hại cây lâu năm là 1146 nghìn cây trong đó cây mới trồng là 573 nghìn cây, cây kinh doanh là 573 nghìn cây (số liệu được lấy theo tài liệu “Báo cáo
Luận văn Thạc Sĩ Ngành: Kinh Tế TNTN & MT 48
đánh giá tác động môi trường dự án Thuỷ điện Sông Tranh 2”, nguồn: Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1). Nguồn thu chính từ cây trồng lâu năm là quế. Do đó mỗi năm mất thu từ cây quế ( Theo khảo sát tại địa phương thu nhập trung bình từ cây quế 0,5 triêu/năm ):
573.10P
3
P
cây x 0,5 triệu/năm = 286 triệu/năm.
Việc xây dựng công trình thủy điện Sông Tranh 2 đã làm ảnh hưởng đáng kể đến ngành nông lâm nghiệp ở các xã thuộc khu vực lòng hồ là xã Trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác, Trà Dơn. Theo như đánh giá của Viện Quy Hoạch thủy lợi thì giá trị thiệt hại về cây cối hoa màu trên đất là khoảng 49.736 triệu đồng (trong đó cây trồng hàng năm là 5.030 triệu đồng, cây lâu năm là 44.706 triệu đồng). Chi phí này đã được tính trong chi phí bồi thường hỗ trợ TĐC trong thời gian chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
Tổng thu nhập mất đi từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp là: 31.794+ 13.084+ 286 = 45.164 triệu đồng/ năm
Mất thu từ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp bắt đầu từ sau khi chuẩn bị mặt bằng xây dựng xong.