37. Cắp Video Card vào khe mở rộng :
Với các Video Card hiện nay thường có chuẩn giao tiếp là PCI Express, các bạn cũng không thể cắm sai khe nếu khác chuẩn giao tiếp.
38. Lắp Card Net vào khe PCI :
Nếu Mainboard đã hỗ trợ Card NET thì có thể không cần cắm thêm Card này. Hầu hết các Mainboard hiện nay đều hỗ trợ sẵn NET Card on board.
39. Đến đây bạn đã lắp ráp xong máy tính.
Hãy cắm điện và bật công tắc nguồn lên. Nếu máy phát ra 1 tiếng bíp ngắn (nếu trên Mainboard có loa) và màn hình hiện phiên bản BIOS thì có nghĩa là bạn đã lắp ráp thành công!
Tiếp theo ta cần kiểm tra các bộ phận khác xem nó có hoạt động trơn trụ không .
Sau bước khởi động , hình BIOS xuất hiện, bạn cần ấn phím “Del” hoặc “F2” hoặc một số phím khác
tùy từng hãng sản xuất quy định hiện trên màn hình. Nếu hệ thống boot tới một màn hình logo hiện thị rất to thì hãy nhấn phím Tab ngay lập tức để đọc được thông báo. Bạn cũng có thể kiểm tra trên các tài liệu đi kèm với máy tính để biết thêm chi tiết về điều này.
Khi vào được BIOS, bạn sẽ thấy một menu tổng quan của chương trình này. Menu này sẽ chứa những thông tin cơ bản về hệ thống và một vài lựa chọn mà các nhà thiết kế thiết lập ra. Tuy đơn giản nhưng việc có một cái nhìn sơ khai về màn hình Main Menu này là rất cần thiết.
Ngày giờ
Thông thường bạn không cần phải quan tâm nhiều đến hệ thống thời gian của BIOS. Nhưng nếu như máy tính của bạn thường xuyên có dấu hiệu “nhảy” ngày thì rất có thể pin CMOS của bạn đã có vấn đề hoặc sắp hết. Hãy kiểm tra các tài liệu liên quan để xác định loại pin mà bo mạch chủ dùng để mua dự trữ phòng khi cần thiết. Giá loại pin này rất thấp, chỉ vài nghìn đồng một quả.
Tuy việc sử dụng đĩa mềm đã gần như đi vào quá khứ nhưng những thiết lập có liên quan đến thiết bị này vẫn được các nhà sản xuất tích hợp vào. Nếu bạn không sở hữu một ổ đĩa mềm nào hoặc có mà không dùng đến, hãy disable những thiết lập có liên quan để giảm thời gian boot của hệ thống.
Kênh IDE/SATA
Có thể bạn sẽ thấy menu chỉ ra ổ đĩa IDE hay SATA đang kết nối với hệ thống máy tính của mình và số kênh mà chúng đang sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu như bạn vừa mới cài đặt một ổ đĩa và muốn chắc chắn rằng hệ thống đã nhận ra thiết bị mới. Nếu không thấy một ổ đĩa mới nào, hãy kiểm tra lại để chắc chắn Channel không ở tình trạng “disable”.
Cấu hình chuẩn SATA
Bạn có thể cấu hình chuẩn SATA theo 3 hướng sau: RAID nếu bạn muốn kết hợp 2 hay nhiều ổ đĩa. Chế độ AHCI để bật thêm những tính năng phụ của chuẩn SATA hay chuẩn IDE dể đạt được độ tương thích lớn nhất.
Một số người cho ràng cấu hình theo chế độ AHCI sẽ tăng tốc được ổ đĩa cứng. Tuy nhiên, điều này là chưa được khẳng định hoàn toàn mà chỉ dựa trên cảm nhận của một số người. Trong trường hợp bạn cấu hình ổ đĩa theo chuẩn này mà máy tính không khởi động được, hãy trả lại về giá trị mặc định ban đầu.
Lựa chọn Boot mặc định
Chế độ này giúp cho máy tính xác định được thiết bị sẽ được Boot mặc định. Thông thường ổ đĩa cứng HDD sẽ được chọn là “first device” để giảm thời gian khởi động. Tuy nhiên, nếu định cài lại Windows hoặc sử dụng đĩa Hiren Boot thì người dùng sẽ phải cấu hình boot từ ổ đĩa DVD đầu tiên.
Hiện thị Logo toàn màn hình (Full-screen logo)
Hiển thị logo có thể được cho là tăng tính thẩm mỹ nhưng lại cũng làm tăng thời gian boot của hệ thống. Việc hiển thị những logo này cũng không cần thiết cho lắm nên bạn hoàn toàn có thể tắt chúng đi.
Như đã nói, khi BIOS khởi động, nếu bạn bấm phím “Del” thì PC sẽ chuyển sang chương trình setting BIOS. Việc làm này có tác dụng trong trường hợp bạn cần giải quyết một vài vấn đề nếu muốn kiểm soát người dùng khác như thiết lập password cho BIOS. Nhưng hãy chắc chắn rằng dù bạn có thực hiện hành động nào thì bạn vẫn sẽ phải vào được BIOS trong lần tiếp theo.
Nhấn F1 nếu có lỗi
Nếu hệ thống bo mạch chủ hoặc phần cứng có bất cứ lỗi nào thì màn hình BIOS sẽ hiển thị thông báo cho người dùng biết. Đây là một điều bình thường ngoại trừ trường hợp PC của bạn không có keyboard, lúc đó bạn sẽ bấm phím “F1” như thế nào? Do vậy, an toàn nhất là bạn nên disable chức năng này.
Thông tin hệ thống (System information)
Một danh sách những thiết bị phần cứng có trong máy tính của bạn sẽ hiện ra, bao gồm tốc độ và chủng loại CPU, lượng RAM, phiên bản BIOS và có thể là ngày tháng sản xuất. Nếu chương trình BIOS của bạn đã quá cũ thì việc nâng cấp BIOS sẽ tạo cho bạn một cảm giác khác hẳn. Thông thường thì tốc độ của hệ thống
Tuy nhiên, việc nâng cấp BIOS được cho là ẩn chứa nhiều mối “nguy hiểm”, do vậy bạn hãy thật cẩn trọng khi update chương trình này. Hãy dự phòng một bản back-up BIOS trước khi tiến hành bất cứ thay đổi, update nào của hệ thống.
Virus Warning (Cảnh báo Virus)
Không mấy lý giải được cho là hợp lý khi người ta nhắc đến phần thiết lập này. Bởi trên thực tế, Virus Warning chẳng thể nào nhận biết được chương trình nào là virus, chương trình nào là “sạch sẽ”. Về mặt lý thuyết, khi chúng ta thiết lập Enable cho chức năng này thì BIOS sẽ báo động và lập tức “treo” máy nếu có bất cứ chương trình nào có ý định thay đổi boot sector hay partition của đĩa cứng.
Tuy nhiên, trên thực tế thì dù có bật hay tắt thiết lập thì máy bạn vẫn có thể nhiễm virus và Virus Warning chẳng thể cảnh báo được cho người dùng. Cũng chính vì lý do kém hiệu quả như vậy nên một số hãng sản xuất BIOS đã bỏ mục này. Vậy nên cách tốt nhất khi bạn còn băn khoăn về thiết lập mục này là Disable nó đi.
Power on by RTC alarm
Bằng cách bật chế độ này, hệ thống sẽ sử dụng thời gian thực được đo bằng đồng hồ thuộc CMOS để tự động khởi động máy tính tại một thời điểm đã được định sẵn. Người dùng có thể đặt thời mục thời gian này.
Power on by PS/2 keyboard
Nếu bạn sở hữu một bộ keyboard đời cũ được trang bị cổng PS/2 thì thiết lập này sẽ cho phép bạn khởi động máy bằng cách bấm vào nút Power. Đây quả là một thay đổi để giảm đi cảnh tượng nhàm chán mỗi khi phải bấm vào nút nguồn trên case máy tính. Đặc biệt, bạn cũng có thể thiết lập khởi động máy tính bằng cách click đúp vào chuột tại đây.
Voltage monitor (Theo dõi điện áp)
Mục này cho phép người dùng theo dõi điện áp của PC, CPU, bộ nhớ và một số linh kiện khác.
Fan speed control (Kiểm soát tốc độ quạt)
Một số loại BIOS cho phép người dùng có thể điều chỉnh tốc độ của quạt gió cho từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, bạn có thể thiết lập tốc độ của quạt khi nhiệt độ của PC dưới 60°C ở một mức độ, trên 60°C ở một tốc độ khác.
Ở main Asus, tính năng này được đặt tên là Q-Fan. Bạn có thể điều chỉnh 3 tốc độ khác nhau của quạt gió. Với chế độ “Silent”, chiếc quạt sẽ chạy với tiếng động nhỏ nhất. Với chế độ “Turbo” hệ thống sẽ được làm mát ở mức tốt nhất có thể. Chế độ “Standard” là mức trung bình của 2 mức độ trên.
Sau khi quá trình kiểm tra các thiết bị đả trơn chu . vậy là chúng ta đả hoàn thành quá trình lắp đặt .
II: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT MÁY TÍNH HƯỚNG DẪN CÀI HỆ ĐIỀU HÀNH , VÀ CÁC PHẦN MỀM LIÊN QUAN HÀNH , VÀ CÁC PHẦN MỀM LIÊN QUAN
Sau khi lắp ráp xong, chiếc máy tính đả hoàn thành xong 50% . và để hoàn thiện 50% còn lại cho máy tính hoạt động ngon lanh . chúng ta tiến hành cài đặt hệ điều hành cho PC . cũng như lắp ráp chúng ta bắt đầu chuẩn bị linh kiện . linh kiện lần này đơn giản hơn so với lắp đặt .
I.A: Linh Kiện Chuẩn Bị
So sánh với linh kiện chuẩn bị cho lắp đặt thì linh kiện cài đặt đơn gian hơn rất nhiêu . chúng ta chỉ cần chuẩn bị một đỉa cài hệ điều hành (win 98/ win XP/win 7/win8) tùy bạn thích dùng hệ điều hành (HĐH) nào .
I.B: Tiến hành cài đặt IV. CÀI ĐẶT
1. Thiết Lập Bios:
a. BIOS thực hiện chức năng gì ?
Phần mềm BIOS đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, nhưng vai trò quan trọng nhất là nạp hệ điều hành. Khi ta bật máy tính và bộ vi xử lý cố gắng để thực hiện lệnh đầu tiên, nó cần phải nhận được lệnh từ một nơi nào đó. Nó không thể nhận lệnh từ hệ điều hành bởi vì hệ điều hành được đặt trên một ổ đĩa cứng, và bộ vi xử lý không thể bắt đầu mà không có các câu lệnh chỉ dẫn cách thức thực hiện.
Khi mở máy, hãy kiểm tra màn hình khởi động, đa số đều có gợi ý “nhấn phím DELETE” để vào trình SETUP. Với AmiBios yêu cầu nhấn phím DEL để vào trình setup, ở một số dòng mainboard khác nhấn F2 (hoặc F12).
Bây giờ ta sẽ thấy tương tự như hình dưới đây, chọn BOOT và chọn Boot Device Priority và chọn thiết bị khởi động đầu tiên là CDROM thiết bị thứ nhì là
HARD DRIVE ta cần nhấn F10 để lưu cài đặt.
Đối với Award Bios ta sẽ thấy màn hình tương tự như hình dưới đây, chọn phím như “gợi ý” để vào trình SETUP. Vẫn là phím DEL.
Và chỉnh: First Boot Device to CDROM và Second or third to HDD-0 và nhấn F10 để lưu vào
Bây giờ chọn: Boot Sequence và chọn CD-Rom bằng cách nhấn phím - + và nhấn phím “khoảng trắng” để kích hoạt nó. Bấm ESC và chọn save settings and exit (nhấn F10 để lưu nó)
2. Hướng dẫn phân vùng (chia) ổ đĩa bằng PartitionMagic
PartitionMagic - Chương trình phân vùng ổ đĩa tốt nhất hiện nay.
PartitionMagic - chương trình phân vùng ổ đĩa không mất dữ liệu, không dễ sinh lỗi.
Ta phải khởi động máy tính MSDOS mode (dùng đĩa mềm hoặc "Restart in MSDOS mode" với Win9x) thì mới có thể chạy PartitionMagic được. Màn hình chính của PartitionMagic như sau (có thể khác trên máy khác, tuỳ thuộc vào tình trạng hiện thời của đĩa cứng đang có trên máy):
• Trên cùng là Menu của chương trình, ngay phía dưới là ToolBar.
• Tiếp theo là một loạt các khối "xanh xanh đỏ đỏ" biểu thị các partition hiện có trên đĩa cứng hiện thời.
• Cuối cùng là bảng liệt kê chi tiết về thông số của các partition hiện có trên ổ đĩa.
• Nút Apply dùng để ghi các chỉnh sửa của ta vào đĩa (chỉ khi nào nhấn Apply thì các thông tin mới thực sự được ghi vào đĩa). Nút Exit thì chắc là ai cũng biết rồi. Nhấn vào Exit sẽ thoát khỏi chương trình.
• Nhấn nút phải mouse lên 1 mục trong bảnng liệt kê thì sẽ thấy 1 menu như sau:
Hầu hết các thao tác đều có thể được truy cập qua menu này.
Chú ý: Tất cả các thao tác chỉ bắt đầu thực sự có hiệu lực (ghi các thay đổi vào đĩa cứng) khi ta nhấn vào nút Apply (hoặc chọn lệnh Apply Changes ở menu
General, hoặc click vào biểu tượng Apply Changes trên Tool Bar). * Tạo partition
Ta có thể thực hiện thao tác này bằng cách:
•Chọn phần đĩa cứng còn trống trong bảng liệt kê. Vào menu Operations rồi chọn Create...
•Hoặc click phải mouse lên phần đĩa cứng còn trống trong bảng liệt kê rồi chọn Create... trên popup menu.
Trong phần Create as ta chọn partition mới sẽ là Primary Partion hay là Logical Partition.
Trong phần Partition Type ta chọn kiểu hệ thống file (FAT, FAT32...) cho Partition sẽ được tạo. Partition mới sẽ được tự động format với kiểu hệ thống file mà ta chọn. Nếu ta chọn là Unformatted thì chỉ có Partition mới được tạo mà không được format.
Cũng có thể đặt "tên" cho Partition mới bằng cách nhập tên vào ô Label. Phần Size là để ta chọn kích thước cho Partition mới.
Chú ý: nếu chọn hệ thống file là FAT thì kích thước của Partition chỉ có thể tối đa là 2Gb. Và cuối cùng, nếu như ta chọn kích thước của partition mới nhỏ hơn
kích thước lớn nhất có thể (giá trị lớn nhất trong ô Size) thì ta có thể chọn để partition mới nằm ở đầu hoặc ở cuối vùng đĩa còn trống. Nếu ta Ta chọn
Beginning of freespace thì phần đĩa còn trống (sau khi tạo partition) sẽ nằm tiếp ngay sau Partition mới, còn nếu chọn End of free space thì phần đĩa còn trống sẽ nằm ngay trước Partition mới tạo.
Và đến đây ta chỉ phải click vào nút OK là hoàn tất thao tác.
Format Partition
Chọn 1 partition trong bảng liệt kê rồi vào menu Operations, chọn
Format... hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Format...Hộp thoại Format sẽ xuất hiện.
Ta chọn kiểu hệ thống file ở phần Partition Type, Nhập vào "tên" cho partition ở ô Label (tuỳ chọn, có thể để trống),
Gõ chữ OK vào ô Type OK to confirm parititon format (bắt buộc), và nhấn OK để hoàn tất thao tác!
Chú ý: Nếu như kích thước của partition mà ta format lớn hơn 2Gb thì sẽ không được phép chọn FAT trong phần Parttition Type.
Xoá Partition
Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Delete...
hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Delete...Hộp thoại Delete sẽ xuất hiện.
Gõ chữ OK vào ô Type OK to confirm parititon deletion (bắt buộc), và nhấn OK để hoàn tất thao tác! Di chuyển/Thay đổi kích thước Partition
Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Resize/Move...
hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Resize/Move...hộp thoại sẽ xuất hiện.
Ta có thể dùng mouse "nắm và kéo" trực tiếp phần graph biểu thị cho partition (trên cùng), hoặc nhập trực tiếp các thông số vào các ô Free Space Before, New Size và Free Space After, nhấn OK để hoàn tất thao tác!
Chú ý: Toàn bộ cấu trúc của partition có thể sẽ phải được điều chỉnh lại nên thời gian thực hiện thao tác này sẽ rất lâu nếu như đĩa cứng của ta chậm hoặc partiton có kích thước lớn. Nếu có thể, ta nên backup toàn bộ data của partition, xoá partition cũ, tạo lại partition với kích thước mới rồi restore data thì sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Chọn 1 partition trong bảng liệt kê , vào menu Operations rồi chọn
Merge... hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Merge...Một hộp thoại sẽ xuất hiện.
Ta có thể chọn 1 trong các kiểu ghép như sau:
- Partiton cạnh partition ta chọn sẽ được chuyển thành 1 thư mục trên partition mà ta đã chọn.
Ta gọi partition bị chuyển thành thư mục là partition khách; partition còn lại là partition chủ. Sau khi chọn kiểu ghép, ta chọn tên cho thư mục sẽ chứa nội dung (phần dữ liệu) của partition khách trong ô Folder Name.
Chọn kiểu hệ thống phai cho partition kết quả trong phần File System File. Nhấn OK để bắt đầu quá trình ghép.
* Chú ý:
Chỉ có thể ghép 2 partition nằn cạnh nhau (2 partition nằm cạnh nhau trong bảng liệt kê).
Sau khi ghép, partition mới sẽ có kích thước bằng tổng kích thước của 2 partition con. Backup dữ liệu trước khi thực hiện quá trình ghép.
Quá trình ghép có thể sẽ được thực hiện trong một thời gian khá dài nếu như dữ liệu trong 2 partition ghép và được ghép là lớn.
Chuyển đổi kiểu file hệ thống của partition
Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Convert