Triển Khai Phát Hiện Xâm Nhập Với IDS

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp CNTT Triển khai hệ thống ISA server Mircrosoft Tường lửa DN (Trang 114 - 119)

III. Xây Dựng Hệ Thống Tƣờng Lửa ISA Server

5. Triển Khai Phát Hiện Xâm Nhập Với IDS

Phát hiện xâm nhập trái phép là 1 trong những yếu tố quan trọng trong vấn để bảo vệ hệ thống mạng của công ty do đó ISA server còn cung cấp cho chúng ta tính năng phát hiện xâm nhập trái phép Intrusion Detection and DNS Attack Detection.IDS trong ISA có những tính năng cơ bản sẽ hoạt động như Ping of death, IP half scan, UDP bsexb và scanport…..Mặc định ISA không mở tính năng scan port ta sẽ mở bằng cách

Mở ISA chọn chọn Configuration General Chọn Enable Intrusion Detection and DNS Attack Detection

Check thêm tính năng scan port để phát hiện khi có kẻ scan port hệ thống mạng công ty

Sau khi bật tính năng scan port ta phải bật log trong isa để xem tất cả các hoạt động liên quan đến hê thống như IP các client,đích đến, port,giao thức và các hành động liên quan

Để đơn giản trong việc phát hiện ta sẽ tạo 1 alert để thông báo cho admin biết khi có dấu hiệu về xâm nhập trái phép

Click Monitoring tại tab Alerts click Configure Alert Definitions

Tại tab Action ta điền các thông tin cần thiết như mail server và thông báo đến cho admin

Khi có phát hiện xâm nhập ISA sẽ gửi mail thông báo cho admin biết

Đây chỉ là 1 ví dụ đơn giản trong việc phòng chống xâm nhập với IDS trong ISA, ngoài ra còn rất nhiều kiểu xâm nhập khác như:

Ping of Death

Một số máy tính sẽ ngưng hoạt động, reboot hoặc bị crash khi gởi gói data ping với kích thước lớn đến chúng.

Ví dụ: C:\ > ping -l 655540 Teardrop

Tất cả các dữ liệu chuyển đi trên mạng từ hệ thống nguồn đến hệ thống đích đều phải trải qua 2 quá trình sau: dữ liệu sẽ được chia ra thành các mảnh nhỏ ở hệ thống nguồn, mỗi mảnh đều phải có một giá trị offset nhất định để xác định vị trí của mảnh đó trong gói dữ liệu được chuyển đi. Khi các mảnh này đến hệ thống đích, hệ thống đích sẽ dựa vào giá trị offset để sắp xếp các mảnh lại với nhau theo thứ tự đúng như ban đầu. Ví dụ, có một dữ liệu gồm 4000 bytes cần được chuyển đi, giả sử rằng 4000

packet thứ nhất sẽ mang các 1bytes dữ liệu từ 1 đến 1500 packet thứ hai sẽ mang các bytes dữ liệu từ 1501 đến 3000

packet thứ ba sẽ mang các bytes dữ liệu còn lại, từ 3001 đến 4000

Khi các packets này đến đích, hệ thống đích sẽ dựa vào offset của các gói packets để sắp xếp lại cho đúng với thứ tự ban đầu: packet thứ nhất - > packet thứ hai - > packet thứ ba

Trong tấn công Teardrop, một loạt gói packets với giá trị offset chồng chéo lên nhau được gởi đến hệ thống đích. Hệ thống đích sẽ không thể nào sắp xếp lại các packets này, nó không điều khiển được và có thể bị crash, reboot hoặc ngừng hoạt động nếu số lượng packets với giá trị offset chồng chéo lên nhau quá lớn!

Hãy xem lại ví dụ trên, đúng ra các packet được gởi đến hệ thống đích có dạng như sau: (1- > 1500 bytes đầu tiên) (1501- > 3000 bytes tiếp theo) (3001- > 4000 bytes sau cùng), trong tấn công Teardrop sẽ có dạng khác: (1- > 1500 bytes) (1501- > 3000 bytes) (1001- > 4000 bytes). Gói packet thứ ba có lượng dữ liệu sai!

SYN Attack

Trước hết, bạn hãy xem lại tiến trình bắt tay 3 bước của một kết nối TCP/IP. Một client muốn kết nối đến một host khác trên mạng.

Bước 1: client gởi một SYN packet với số Sequence Number ban đầu(ISN) đến host cần kết nối: client---SYN packet--- > host

Bước 2: host sẽ phản hồi lại client bằng một SYN/ACK packet, ACK của packet này có giá trị đúng bằng ISN ban đầu do client gởi đã gởi đến host ở bước 1 và chờ nhận một ACK packet từ client

host---SYN/ACK packet--- > client

Bước 3: client phản hồi lại host bằng một ACK packet client---ACK packet--- > host

Khi host nhân được ACK packet này thì kết nối được thiết lập, client vào host có thể trao đổi các dữ liệu cho nhau.

Trong SYN Attack, hacker sẽ gởi đến hệ thống đích một loạt SYN packets với địa chỉ ip nguồn không có thực. Hệ thống đích khi nhận được các bad SYN packets này sẽ gởi trở lại SYN/ACK packet đến các địa chỉ không có thực này vào chờ nhận được ACK messages từ các địa chỉ ip đó. Vì đây là các địa chỉ ip không có thực, hệ thống đích sẽ sẽ chờ đợi vô ích và còn nối đuôi các ``request`` chờ đợi này nào hàng đợi, gây lãng phí một lượng đáng kể bộ nhớ trên máy chủ mà đúng ra là phải dùng vào việc khác thay cho phải chờ đợi ACK messages.

Một số cách phòng chống tấn công

1> Khi bạn phát hiện máy chủ mình bị tấn công hãy nhanh chóng truy tìm địa chỉ IP đó và cấm không cho gửi dữ liệu đến máy chủ.

2> Dùng tính năng lọc dữ liệu của router/firewall để loại bỏ các packet không mong muốn, giảm lượng lưu thông trên mạng và tải của máy chủ.

• 3> Sử dụng các tính năng cho phép đặt rate limit trên router/firewall để hạn chế số lượng packet vào hệ thống.

• 4> Nếu bị tấn công do lỗi của phần mềm hay thiết bị thì nhanh chóng cập nhật các bản sửa lỗi cho hệ thống đó hoặc thay thế.

• 5> Dùng một số cơ chế, công cụ, phần mềm để chống lại TCP SYN Flooding.

• 6> Tắt các dịch vụ khác nếu có trên máy chủ để giảm tải và có thể đáp ứng tốt hơn. Nếu được có thể nâng cấp các thiết bị phần cứng để nâng cao khả năng đáp ứng của hệ thống hay sử dụng thêm các máy chủ cùng tính năng khác để phân chia tải.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp CNTT Triển khai hệ thống ISA server Mircrosoft Tường lửa DN (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)