hoạt động của các doanh nghiệp.
Để phát huy được vai trò của các doanh nghiệp, cần phải có những chính sách về những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Nhà nước cần phải có những giải pháp quan trọng nhất để luật khuyến khích đầu tư trong nước thực sự đi vào cuộc sống và phát huy mạnh mẽ nội lực; Nhà nước tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, luật pháp về phát triển kinh tế nói chung và khuyến khích đầu tư trong nước nói riêng. Trong đó, nhiệm vụ làm lành mạnh hoá môi trường kinh tế, môi trường đầu tư phải đặc biệt quan tâm.
Nhà nước tranh thủ và tiếp thu tối đa ý kiến của cơ sở, nhất là các doanh nghiệp để sửa đổi luật. Để tiến tới sự bình đẳng về chính sách và pháp luật giữa các hình thức đầu tư, loại hình doanh nghiệp, khẩn trương, nghiên cứu và ban hành một luật chung cho khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài.
Có kế hoạch rà soát lại những bất hợp lý, bất bình đẳng và thông qua các văn bản dưới luật để bổ sung, hoàn chỉnh. Cải cách thủ tục hành chính nói chung và cải cách thủ tục trong kinh tế nói riêng đang là vấn đề cấp thiết cần phải đẩy nhanh thực hiện,...
Trung bình việc đầu tư có mục tiêu làm giảm phiền hà, sách nhiễu làm nản lòng các nhà đầu tư. Chính phủ cần có một bộ phận chuyên trách làm đồng bộ hoá, thống nhất hoá và giữ ổn định các văn kiện pháp luật liên quan trực tiếp đến các dự án đầu tư trong nước. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho mỗi chủ đầu tư được hưởng các ưu đãi theo luật.
Chính phủ trợ giúp các chủ đầu tư về các thông tin thị trường manh tính chất cân đối lớn của nền kinh tế giúp mỗi chủ đầu tư có định hướng đầu tư đúng và góp phần làm giảm một phần các thiệt hại không đang có của mỗi chủ đầu tư do tình hình đầu tư quá thừa hoặc quá nhiều.
Việc quan trọng hơn là làm sạch đội ngũ công chức, nguyên nhân gây nên khó khăn trong các thủ tục, giấy tờ mà các doanh nghiệp phải thông qua. Sở dĩ như vậy là do ba nguyên nhân chính: có những công chức thực sự không nhận
thức được nội dung đổi mới của luật doanh nghiệp và chức năng quản lý Nhà nước trong kinh tế thị trường; họ bị nhiễm nặng bệnh quyền lực; nếu đổi mới quản lý, nhất là bỏ giấy phép không cần thiết thì một số cơ quan và công chức nhân viên hành chính sẽ mất một nguồn thu nhập khá quan trọng. Tình trạng đó đòi hỏi sự chuyển biến mạnh mẽ và đặc biệt cấp bách. Đó là xúc tiến một cách kiên quyết việc sắp xếp lại bộ máy quản lý Nhà nước theo hướng thu gọn đầu mối, bỏ bớt những khâu trung gian không cần thiết.
Nhà nước đánh giá đúng vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và khuyến khích sự phát triển của khu vực này vững mạnh, đủ sức cạnh tranh, nhận thức đúng mối quan hệ biện chứng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài. Một số biện pháp trước mắt và lâu dài là xúc tiến luật định, giảm thuế, chống buôn lậu, cổ phần hoá doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật,...
Nhà nước có các chính sách đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước, nòng cốt của thành phần kinh tế Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhà nước có thể cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng trên thị trường, cần phải tách mục tiêu phi thương mại ra khỏi các doanh nghiệp kinh doanh, xoá bỏ các lợi thế so sánh và những phân biệt giữa doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Phân biệt rõ quyền chủ sở hữu Nhà nước và quyền của pháp nhân doanh nghiệp. Nhà nước không trực tiếp quản lý doanh nghiệp mà thông qua đại diện của mình bằng bộ máy quản lý để điều hành doanh nghiệp theo luật pháp. Mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật. Chuyển đổi cơ chế kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp từ cơ chế kiểm soát quá trình ra quyết định sang kiểm tra hướng vào việc đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Đến nay nước ta có hơn 12 triệu đơn vị kinh tế hộ (10 triệu hộ nông nghiệp và 2 triệu hộ trong các ngành nghề khác), khoảng 23.000 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, gần 6.000 doanh nghiệp Nhà nước và 1.200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chính sự ra đời và hoạt động năng động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đó đã tạo
nên những thành tựu phát triển kinh tế của đất nước ta trong những năm đổi mới vừa qua. Với ý nghĩa như vậy, để phát triển kinh tế, để thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2000 do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đề ra. Nhiệm vụ đẩy mạnh đổi mới, phát triển và quản lý có hiệu quả các loại hình doanh nghiệp với nội dung cụ thể là:
Tiếp tục đổi mới và phát triển khu vực doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp nhỏ, làm ăn thua lỗ đã được sáp nhập, giải thể, chuyển hình thức sở hữu.
Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước bước đầu đã có sự phân biệt các doanh nghiệp công ích, phục vụ các mục tiêu xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Đã phân biệt và tách quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng quyền tự chủ của doanh nghiệp. Do tình trạng thiếu vốn ở các doanh nghiệp khá trầm trọng, nhiều doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn vay ngân hàng vượt 10-20 lần vốn của doanh nghiệp, máy móc công nghệ của các doanh nghiệp khá lạc hậu, ở nhiều doanh nghiệp nhiều máy móc đã sử dụng 20-30 năm, lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước trong khu vực,... Những khó khăn này làm cho phải trả lãi suất ngân hàng cao và năng suất, chất lượng, hiệu quả kém làm giảm khả năng cạnh tranh.
Vì thế Nhà nước sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở đó Nhà nước điều tiết vốn. Đối với các doanh nghiệp không cần 100% vốn Nhà nước thì cần lập kế hoạch cổ phần hoá để chuyển các doanh nghiệp thành các công ty cổ phần, tạo vốn, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển. Đối với những doanh nghiệp nhỏ có vốn dưới 1 tỷ đồng kinh doanh thua lỗ kéo dài cần được xử lý bằng các hình thức như: sáp nhập vào các doanh nghiệp lớn, đấu thầu công khai, bán hoặc giao cho tập thể cán bộ,... số tiền thu được do cổ phần, bán, thuê,... được sử dụng để giải quyết chính sách đối với số lao động dôi ra và bổ sung vốn pháp định cho các doanh nghiệp Nhà nước cần ưu tiên.
Sau khi sắp xếp lại các doanh nghiệp thì phải đặt các doanh nghiệp Nhà nước trong môi trường cạnh tranh theo pháp luật, bình đẳng, với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tiến tới áp dụng một luật kinh doanh thống nhất với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, làm rõ cơ chế đại diện chủ
sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và quản lý của các bộ, ngành đối với doanh nghiệp. Xác định rõ phạm vi thẩm quyền quản lý Nhà nước của các Bộ quản lý và Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp.
Nghiên cứu việc chuyển từ cơ chế quản lý vốn theo phương thức hành chính như hiện nay sang cơ chế thành lập các công ty tài chính để quản lý và kinh doanh vốn của Nhà nước. Các công ty tài chính này được Nhà nước giao vốn, công ty được quyền đầu tư vốn của Nhà nước dưới nhiều hình thức: cấp doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, mua cổ phần, tham gia liên doanh,... vào những dự án công ty thấy có hiệu quả.
Đổi mới chế độ phân phối, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả. Phân phối phải gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh phân phối theo lao động, còn thực hiện phân phối theo các yếu tố sản xuất như: đóng góp vốn, đất đai, máy móc, thiết bị công nghệ,... vào sản xuất kinh doanh. Thực hiện rộng rãi chế độ khoán, xây dựng chế độ thù lao cho Hội đồng quản trị và giám đốc doanh nghiệp gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh và quy định rõ trách nhiệm vật chất của thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc và kế toán trưởng trong trường hợp để doanh nghiệp Nhà nước bị phá sản. Các doanh nghiệp thua lỗ không được nâng lương, tiền thưởng. Lợi nhuận của doanh nghiệp phải dành ưu tiên cho trả nợ vốn vay bảo đảm uy tín của doanh nghiệp và để tái đầu tư phát triển sản xuất và lập quỹ dự phòng rủi ro.
Trong đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước phải đổi mới tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò làm chủ của người lao động trong doanh nghiệp. Đánh giá đúng đắn để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất trình độ tay nghề của người lao động, trình độ quản lý của cán bộ trong doanh nghiệp Nhà nước trước hết là các thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng của doanh nghiệp và cán bộ quản lý Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.
Đi đôi với việc quản lý các doanh nghiệp Nhà nước là việc phát triển và quản lý các loại hình doanh nghiệp thuộc kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.
Nghị quyết khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần với sự đan xen nhiều hình thức sở hữu hình thành quan hệ sản xuất mới phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện sự liên kết giữa các thành phần kinh tế cùng hoạt động và phát triển theo định hướng XHCN với vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
Theo tinh thần đó, Nghị quyết đề ra một số nhiệm vụ cụ thể là:
Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh theo pháp luật, sửa đổi, bổ sung luật khuyến khích đầu tư trong nước và ban hành Nghị định quy định các biện pháp cụ thể thực hiện luật đã được Quốc hội thông qua. Sửa đổi bổ sung các văn bản pháp quy về các loại hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, tiến tới xây dựng luật chung đối với mọi loại chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong những lĩnh vực mà pháp luật cho phép, đồng thời bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước, tháo gỡ những trở ngại về thể chế và thủ tục hành chính gây trở ngại cho đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp mà tập trung là các lĩnh vực tài chính, hải quan, xuất nhập khẩu, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động đầu tư và kinh doanh của kinh tế tư nhân cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước theo pháp luật, đổi mới các thủ tục về đăng ký kinh doanh, về quản lý hộ khẩu, về xuất nhập cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh và người lao động tìm việc làm.
Tạo điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp và nhân dân đầu tư phát triển. Bên cạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho đời sống xã hội, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuê đất làm mặt bằng cho sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư, giảm giá thuê đất. Nhà nước tạo điều kiện cho việc phát triển và mở rộng thị trường vốn, tạo nhiều kênh cho việc huy động vốn đầu tư.
Nhà nước có chính sách khuyến khích và trợ giúp việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới của doanh nghiệp như hỗ trợ vốn cho các trung tâm khoa học nghiên cứu chuyển giao công nghệ, thông tin công nghệ,... cho doanh nghiệp. Khuyến khích phát triển các Hiệp hội ngành nghề, câu lạc bộ các nhà kinh doanh để trao đổi thông tin, kinh nghiệm,...
Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế Nhà nước với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, cả trong và ngoài nước để hình thành và phát triển kinh tế tư bản Nhà nước trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, bảo đảm lợi ích của các bên tham gia, từ các hình thức đại lý mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm,... tạo nên sự đan xen giữa các hình thức sở hữu trong doanh nghiệp, sự đan xen của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
Theo hướng đó Nhà nước chủ động đầu tư và gọi vốn của các thành phần kinh tế khác, của cá thể tư nhân trong nước và ngoài nước, để xây dựng doanh nghiệp mới hoặc cải tạo, mở rộng doanh nghiệp hiện có, cùng với việc cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước, chuyển một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức sở hữu hỗn hợp, tiến hành nghiên cứu và thí điểm việc Nhà nước góp vốn, mua cổ phần của công ty tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước thuê nhà kinh doanh tư nhân làm giám đốc điều hành, quản lý doanh nghiệp,...
III. KẾT LUẬN
Sản xuất kinh doanh bao giờ cũng gắn với mỗi đơn vị kinh tế cụ thể bao giờ cũng diễn ra ở cơ sở, ở các doanh nghiệp. Sức mạnh và hiệu quả của nền kinh tế nói chung là do sức mạnh và hiệu quả của các doanh nghiệp tạo nên. Một nước có nhiều doanh nghiệp mạnh hoạt động có hiệu quả thì nền kinh tế của đất nước mạnh và ngược lại. Quản lý Nhà nước về kinh tế chính là để tạo ra môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động, kích thích, điều tiết và hướng dẫn các hoạt động của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với nước ta. Vì nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường nên trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi chúng ta phải quay vòng vốn nhanh, sử dụng vốn một cách hợp lý để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để đạt được mục đích kinh tế thì chúng ta phải nghiên cứu vấn đề này để đưa ra các phương thức quản lý Nhà nước về kinh tế, góp phần làm cho đất nước phát triển nhanh, mạnh trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng chính là lý do tất yếu phải nghiên cứu đề tài “Trình bày lý thuyết tuần
thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác tư bản quyển 2 - Tập 2 NXB Sự thật Hà Nội - 1963 2. Luật doanh nghiệp
3. Tạp chí phát triển kinh tế 4. Tạp chí ngân hàng
5. Tạp chí tuần hoàn và chu chuyển vốn 6. Tạp chí tài chính tiền tệ số 2 năm 1999
7. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước từ Đại hội Đảng VI đến dự thảo Đại hội IX. 8. Các tài liệu tham khảo khác.