CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VƯỚNG MẮC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG SẮP TỚI 1.Về phương pháp tính thuế GTGT.

Một phần của tài liệu Tình hình áp dụng thuế GTGT trên thế giới và bài học kinh nghiệm từ những nước đã áp dụng (Trang 30 - 35)

1. Về phương pháp tính thuế GTGT.

Các văn bản về thuế GTGT ở nước ta đưa ra hai phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà

nước, luật đầu tư nước ngoài, luật công ty, luật hợp tác xã và những hộ kinh doanh lớn, chấp hành tốt chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên thuế GTGT áp dụng chủ

yếu đối với hộ kinh doanh cá thể chưa thực hiện tốt chế độ kế toán, chứng từ. Tương ứng vơi hai phương pháp tính thuê la hai loại hoá đơn GTGT và hoá đơn bán hàng thông thường. Qua gần 2

năm thực hiện thuế GTGT cho thấy, sử dụng hai phương pháp tính thuế gây ra nhiều bất cập trong việc khấu trừ thuế đầu vào. Mặt khác, để quản lý cơ sở áp dụng phương pháp tính trực tiếp phải huy

động gần một nửa số cán bộ thuế với chi phí tương ứng, nhưng thu cho Ngân sách Nhà nước chỉ

chiếm 10% trong tổng thuế GTGT. Vì vậy chỉ nên áp dụng một phương pháp tính thuế là phương

pháp khấu trừ thuế. Các hộ kinh doanh nếu không đủ điều kiện áp dụng phương pháp tính thuế này thì áp dụng phương pháp kê khai trực tiếp hoặc khoán thuế. Nếu hộ kinh doanh quá nhỏ thì miễn thuế. Để tiến tới chỉ sử dụng một phương pháp tính thuế, cần từng bước triển khai công tác kế toán,

hoá đơn chứng từ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh để phân loại các cơ sở này vào 3 nhóm nói trên.

2. Về thuế suất GTGT.

Chuyển 11 mức thuế suất thuế doanh thu xuống còn 4 mức thuế suất thuế GTGT đó là giải

pháp trước mắt, bước đệm để tiến tới chỉ dùng 2 mức thuế suất (trong đó thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu). Với 4 mức thuế suất như hiện nay, ngành thuế liên tục nhận được đơn xin

giảm thuế và đã điều chỉnh giảm thuế đối với nhiều nhóm hàng. Nhưng điều chỉnh giảm thuế tạo ra những phản ứng dây truyền, lan rộng, gây nhiều tiêu cực. Kinh nghiệm các nước trong khu vực và trên thế giới chỉ áp dụng một mức thuế suất thuế GTGT (không tính mức thuế suất 0%). Tuy nhiên

để giảm số lượng thuế suất còn 2 mức, thì phải bảo đảm các yêu cầu sau:.

Một là: Xác định mức thuế suất phải bảo đảm không làm ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của

Ngân sách Nhà nước, đồng thời phải nuôi dưỡng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.

Hai là: Mức thuế suất phải bảo hộ được sản xuất trong nước, do phải giảm thuế nhập khẩu

vào năm 2006 theo hiệp định AFTA.

Ba là: Mức thuế suất phải bảo đảm công bằng quyền lợi và nghĩa vụ giữa các doanh nghiệp,

đảm bảo ổn định thị trường trong nước, không có biến động lớn về giá cả và không ảnh hưởng đến

đời sống nhân dân.

3. Về quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ.

Trong quản lý và sử dụng hoá đơn chứng tà đã phát sinh những tồn tại vướng mắc sau. In và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp (hoá đơn không theo qui định của luật thuế, hoá đơn thật nhưng ký hiệu và mã số trên hoá đơn là giả, hoá đơn ghi tổng giá trị hàng hoá không khớp giữa các liên...),

buôn bán hoá đơn thật và hoá đơn giả, xuất hoá đơn khống, taoh điều kiện cho các đơn vị khác trốn thuế, bán hàng xuất hoá đơn nhưng không kê khai nộp thuế, báo mất hoá đơn nhưng trên thực chất là bán hoặc sử dụng hoá đơn của đơn vị khác báo mất.

Giải pháp cho vấn đề này, Bộ tài chính nên nghiên cứu lại giấy in hoá đơn, chứng từ và ký hiệu, mã hiệu của từng loại hoá đơn, chứng từ để chống in giả, nối mạng về quản lý và sử dụng hoá

đơn của đối tượng nộp thuế trên máy vi tính trong toàn quốc. Mặt khác, Bộ tài chính cần phải phối hợp với các cơ quan pháp luật để kiểm tra, phát hiện và xử lý, nghiêm các trường hợp vi phạm về

chế độ quản lý ,sử dụng hoá đơn, yêu cầu các doanh nghiệp phải tự kiểm tra nội bộ, mua bán hàng hoá, dịch vụ phải ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán. Đồng thời mở rộng khuyến khích các doanh nghiệp tự in hoá đơn GTGT theo mẫu qui định của Bộ tài chính.

4. Về khấu trừ thuế.

ra trừ thuế đầu vao. Nếu hoá đơn đầu vào không ghi số thuế GTGT thì không được khấu trừ. ậ nước

ta trong các văn bản luật mới ban hành đã qui định cho khấu trừ thuế GTGT đầu vào (1% đến 5%)

nhưng chỉ áp dụng đối với hàng hoá nông, lâm hải sản mua trực tiếp của người sản xuất không có

hoá đơn, nhưng có bản kê. Sau gần 9 tháng thực hiện, Chính phủ ban hành Nghị định 78/1999 - NĐ

- CP cho phép khấu trừ thuế đầu vào đôi với cả phế liệu (3% đến 5%), đối với hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đầu vào (4%) và tất cả hàng hoá, dịch vụ đầu vào khác có hoá đơn hàng hoá thông thường được khấu trừ 3%. Việc cho khấu trừ thuế đầu vào lại phát sinh những vướng mắc như: Có

nhiều tỷ lệ khấu trừ khác nhau nên rất phức tạp trong quá trình thực hiện và không khuyến khích sử

dụng hoá đơn chứng từ. Đối với hàng hoá nông, lâm, hải sản không cần hoá đơn, chỉ cần bản kê dẫn tới có trường hợp cơ sở sản xuất mua của người kinh doanh buôn chuyến, người thu gom trốn thuế, các doanh nghiệp không lấy hoá đơn bán hàng, tạo kẽ hở để cơ sở kinh doanh buôn chuyến, người thu gom trốn thuế. Các doanh nghiệp mua nông, lâm, hải sản sau đó sơ chế bán hàng trong nước thì

được khấu trừ thuế nhưng nếu xuất khẩu lại không được trừ thuế đầu vào.

Giải pháp trước mắt khi vẫn còn sử dụng 2 phương pháp tính thuế và các mức thuế suất như

hiện nay:

Đối với hàng hoá, dịch vụ đầu vào mua của người trực tiếp sản xuất kinh doanh không có

hoá đơn, chỉ có bản kê, được khấu trừ 3% trên giá trị hàng hoá, dịch vụ, kể cả mua để xuất khẩu và chế biến hàng xuất khẩu.

Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT mua của người kinh doanh có hoá đơn bán hàng thông thương, kể cà hàng hoá của cơ sở sản xuất thuộc diện tính thuế tiêu thụ đặc biệt, thì được khấu trừ 4% trên giá trị hàng hoá mua vào.

Cho phép khấu trừ hoặc hoàn lại thuế GTGT trong trường hợp giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ bị huỷ bỏ, sau khi đã chấp nhận trả tiền của người mua hoặc trường hợp giảm giá, các khoản thu

không đòi, được xử lý có đầy đủ chứng tà hợp lệ.

Giải pháp lâu dài: Khi dã áp dụng một phương pháp tính thuế và 2 mức thuế suất như kiến nghịở trên thì toàn bộ giá trị hàng hoá, dịch vụ đầu vào không thuộc diện tính thuế GTGT mà đầu ra tính thuế GTGT thì sẽ được khấu trừ 4% giá trị trên bản kê hoặc hoá đơn thông thường tính cho cả những hàng hoá, dịch vụ bán trong nước, xuất khẩu hoặc chế biến hàng xuất khẩu.

5. Vấn đề hoàn thuế GTGT.

Trong thời gian đầu áp dụng thuế GTGT, thủ tục hoàn thuế rất phức tạp nên tiến độ hoàn thuế chậm, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đầu tư, mua sắm

tài sản cố định với khối lượng lớn. Nguyên nhân của tình hình trên một phần do doanh nghiệp chưa làm đúng thủ tục, một phần do cơ quan thuế chưa quen, văn bản hướng dẫn lại chưa rõ ràng. Trước tình hình đó, Bộ tài chính đã có các văn bản bổ xung là hoàn thuế trước kiểm tra sau và phải xử lý nghiêm những trường hợp vi pham. Các văn bản này đề cao trách nhiệm và quyền lợi của các doanh nghiệp, của người nộp thuế trong việc hoàn thuế GTGT.

Tuy nhiên vấn đề hoàn thuế vẫn còn nhiều bấp cập về thủ tục cũng như thời gian hoàn thuế. Cần đề cao hơn nữa trách nhiệm của cơ sở trước những hồ sơ xin được hoàn thuế cà tăng cường kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế.

6. Việc ban hành hệ thống văn bản pháp lý.

Qua gần 2 năm thực hiện luật thuế GTGT, Bộ tài chính đã có hàng trăm văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế, phần lớn các văn bản ban hành sau khi điều chỉnh bổ xung hoặc sửa đổi một số

nội dung của văn banr trước. Do vậy, hàng trăm văn bản đều có hiệu lực thi hành. Việc làm này gây nhiều khó khăn, phức tạp trong điều hành tổ chức và quản lý thu thuế, chưa nói đến giữa các văn

bản lại phát sinh mâu thuẫn, không nhất quán. Do đó trong lần cải cách thuế II chỉ nên có một luật thuế, một Nghị định Chính phủ, 1 đến 2 văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính.

7. Hình thành và phát triển nhóm tư vấn thuế.

Hình thành nhóm tư vấn thuế là một nhu cầu cần thiết đối với các đối tượng chịu thuế, nộp thuế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhiều nước trên thế giơi coi dịch vụ tư

vấn thuế là một nghề, đây là dịch vụ cung cấp các thông tin, kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết về lĩnh vực thuế. Vì vậy nên sớm hình thành nhóm tư vấn thuế trong cơ cấu tổ chức bộ máy nghành thuế. Bộ phận này có tính độc lập tương đối với bộ phận trực tiếp quản lý thu thuế. Đồng thời để

khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn thuế, đề nghị có qui định chấp nhận chi phí

tư vấn thuế là một loại chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế.

8. Cải cách hành chính thuế.

Mục tiêu của cải cách hành chính thuế phải đảm bảo yêu cầu đơn giản hoá thủ tục, các văn

bản thuế phải đảm bảo nguyên tắc, đơn giản, dễ hiều, dễ làm, dễ kiểm tra. Để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính thuế, Bộ tài chính và ngành thuế nên chú ý những vấn đề sau: Rà soát lại toàn bộ

những văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế, nghiên cứu, xem xét làm rõ cách giải thích, từ ngữ và nội dung, tính thống nhất và kế thừa của các văn bản. Mẫu kê khai thuế, nộp thuế cần thống nhất với chế độ kế toán, thống kê, đơn giản hoá các mẫu biểu qui định trong thu, nộp, hoàn thuế.

Do thực hiện quy trình quản lý thu thuế mới, đối tượng nộp thuế tự tính thuế, kê khai và nọp thuế nên công tác tuyên truyền hướng dẫn, giải thích thật cụ thể về nội dung chính sách thuế, quy trình quản lý thuế, cách ghi chép hoá đơn chứng từ, cách kê khai thuế, công khai quy trình miễn thuế, hoàn thuế, giảm thuế tới từng cơ sở tính, nộp thuế. Phối hợp ngành thuế với các cơ quan thông tin

đại chúng, các tổ chức đoàn thể, xã hội trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế.

Phần VI. Kết luận.

Thuế GTGT nhìn từ vĩ mô đến vi mô đã thực sự đi vào cuộc sống. Sau hơn 2 năm áp dụng,

chúng ta đã thu được những tín hiệu ban đầu rất khả quan. Số thu trong Ngân sách đã có xu hướng

tăng, không có biến động lớn về giá cả, nền kinh tế phát triển ổn định, thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng được mở rộng.

Sở dĩ đạt được như vậy là do Chính phủ Việt Nam đã chuẩn bị kỹ càng về mặt lượng cũng như mặt chất.

Một nền kinh tế vận động phải là một nền kinh tế mở, một cơ chế tốt phải biết biến hoá linh

động, chính vì vậy để có thể điều hành tốt thuế GTGT, trước hết mỗi người chúng ta phải thực sự

hiểu rõ về bản chất và nội dung của nó, đó chính là mục đích của đề án này.

Hy vọng rằng trong thời gian tới, chúng ta bám sát thực tiễn, nhanh chóng tìm tòi, sửa chữa những bất hợp lý để thuế GTGT và các luật thuế mới góp phần tích cực vào việc đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Đảng đã đề ra.

Đề án được viết trong điều kiện nhận thức của bản thân chưa sâu sắc, tài liệu tham khảo chưa

phong phú nên không tránh khỏi nhiều sai sót. Rất mong có sự góp ý và sủa chữa của Thầy, Cô giáo, cùng bạn bè.

giáo Đặng Ngọc Đức - giáo viên trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề án này.

TÀI LIU THAM KHO

1. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ (Trường đại học kinh tế quốc dân_ khoa Ngân hàng tài chính).

2. Giáo trình quản lý thuế.

3. Sách hệ thống hoá các văn bản pháp luật về thuế GTGT đã được sửa đổi bổ xung. 4. Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2000.

5. Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2001.

6. Tạp chí kinh tế và phát triển. 7. Tạp chí phát triển kinh tế. 8. Tạp chí tài chính. 9. Tạp chí ngân hàng. 10. Tạp chí nghiên cứu kinh tế. 11. Tạp chí thực tiễn kinh nghiệm. 12. Tạp chí thương mại. 13.Tạp chí thống kê. 14. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ.

Một phần của tài liệu Tình hình áp dụng thuế GTGT trên thế giới và bài học kinh nghiệm từ những nước đã áp dụng (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)