Dự báo xu hướng của hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng thời gian tớ

Một phần của tài liệu Thực trạng M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay - trường hợp của 3 Ngân hàng Đệ Nhất - Tín Nghĩa - Sài Gòntt (Trang 30)

3.1.1 Tình hình kinh tế vĩ mô

Triển vọng kinh tế dài hạn của Việt Nam và nhiều ngành chủ chốt vẫn được đánh giá là tăng trưởng cao và có nhiều lợi thế.

Thị trường chứng khoán có sự tăng điểm nhẹ nhiều doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX đang thấp hơn giá trị sổ sách là điều kiện tiền đề cho việc thương thảo giá trong các thương vụ.

Lãi suất và chi phí vốn: nhiều ngân hàng vẫn cho vay với mức lãi suất cao (khoảng 15-17%). Cạnh tranh: trong hầu hết các ngành của Việt Nam đều chủ yếu cạnh tranh bằng giá là chính. Nhiều tập đoàn trong nước trong giai đoạn tới sẽ tái cấu trúc

Các quỹ đầu tư nước ngoài thoái danh mục

Một phần FDI sẽ được chuyển sang M&A trong thời gian tới

3.1.2 Xu hƣớng hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng

Hoạt động M&A tại Việt nam vẫn đang và sẽ phát triển tương ứng với trình độ và điều kiện phát triển của nền kinh tế, cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp Việt nam. Nhìn về dài hạn, hoạt động M&A tại Việt

28

nam có nhiều tiềm năng và sẽ phát triển ở mức độ và chất lượng cao hơn nhiều so với những gì đang diễn ra hiện nay.

3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam qua bài học kinh nghiệm từ trƣờng hợp sáp nhập 3 ngân hàng Đệ Nhất – Tín Nghĩa – Sài Gòn

3.2.1 Về phía Nhà nƣớc

- Phát triển kênh kiểm soát thông tin cũng như tính minh bạch của thông tin trong hoạt động M&A - Tạo điều kiện hỗ trợ cho các tổ chức tư vấn M&A

- Hoàn thiện khung pháp lý về phát triển hoạt động M&A - Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho thị trường M&A

3.2.2 Về phía ngân hàng TMCP Sài Gòn sau sáp nhập

- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp sau hoạt động M&A:

- Phát triển các nguồn lực cho ngân hàng (nhân lực, công nghệ - thông tin…) hậu M&A - Tăng cường năng lực quản lý điều hành để giảm thiểu khả năng đổ vỡ ngân hàng - Xử lý nợ tồn đọng

3.2.3 Đối với các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam

Vấn đề lựa chọn đối tác: Trong hoạt động M&A việc lựa chọn đối tác để thực hiện là một trong những yếu tố cốt lõi nhất của hoạt động này. Tuỳ vào mục tiêu của ngân hàng để từ đó có thể lựa chọn đối tác phù hợp.

29

Định giá và lựa chọn phương pháp định giá trong mua bán và sáp nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể thuê một đơn vị tư vấn độc lập đứng ra định giá bằng nhiều phương pháp khác nhau, lựa chọn ra một giá trị tối thiểu phù hợp với ý muốn của các cổ đông, sau đó rao bán hoặc cho đấu giá công khai. Điều quan trọng nhất trong quá trình định giá là phải xác định được giá trị tăng thêm sau sáp nhập để tạo ra được giá trị lớn hơn là tồn tại riêng lẻ.

Vấn đề hậu hoạt động M&A một cách có hiệu quả hơn.

Thương vụ M&A chỉ thực sự thành công khi những vướng mắc trong giai đoạn sau khi kết thúc quá trình M&A ("hậu M&A") được giải quyết tốt. Thực tế, "hậu M&A" không tránh khỏi phải đối mặt với những vấn đề khá phức tạp như thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán của các doanh nghiệp bên bán, giải quyết lao động dôi dư, môi trường văn hoá…

3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc

- Phát triển các kênh kiểm soát thông tin của doanh nghiệp như: thị trường chứng khoán, tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhằm tăng tính minh bạch trong các thông tin công bố của doanh nghiệp.

- Ban hành những quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tư vấn M&A, đồng thời tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để khuyến khích sự phát triển của các công ty tư vấn chuyên nghiệp đủ điều kiện theo pháp luật.

30

- Xây dựng các chính sách để phát triển nguồn nhân lực cho thị trường M&A như cho phép một số trường đại học mở chuyên ngành đào tạo về M&A, có các chính sách đào tạo chuyên gia M&A ở nước ngoài…

31

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hoạt động M&A nói chung và trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam đã xuất hiện và có dấu hiệu gia tăng về hoạt động M&A. Dự báo trong thời gian tới hoạt động này sẽ có những bước tăng trưởng mạnh và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế cũng như hội nhập kinh tế quốc tế thành công của Việt Nam. Đề tài đã phân tích và làm rõ được các vấn đề sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Làm rõ các vấn đề lý thuyết về M&A.

- Phân tích và làm rõ xu hướng M&A trên thế giới và kinh nghiệm trong hoạt động M&A đối với Việt Nam.

- Đánh giá khách quan về thực trạng hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam hiện nay. - Phân tích trường hợp hợp nhất giữa ba ngân hàng Sài Gòn – Tín Nghĩa - Đệ Nhất - là trường hợp tiến hành M&A đầu tiên trong lĩnh vực ngân hàng sau khi có chủ truơng tái cơ cấu ngành ngân hàng của Nhà nước. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm đối với hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng

- Đề xuất một số ý kiến nhằm hỗ trợ phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy vậy, do thời gian nghiên cứu còn eo hẹp với điều kiện và nhận thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô cùng bạn đọc để luận văn hoàn chỉnh hơn nữa.

32

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn hướng dẫn chu đáo và tận tình của TS. Đinh Thị Thanh Vân đã giúp em có phương pháp nghiên cứu khoa học để em hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu Thực trạng M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay - trường hợp của 3 Ngân hàng Đệ Nhất - Tín Nghĩa - Sài Gòntt (Trang 30)