2.2.1 Đánh giá tổng quan hiệu quả hoạt động kinh doanh chứng khoán tại SASC
Sau hơn 4 năm hoạt động SASC đã dần khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình, các hoạt động của công ty từng bước phát triển. Kết quả hoạt động kinh doanh của SASC trong 3 năm hoạt động gần đây nhất đã cho thấy kết quả như sau:
- Cơ cấu và sự biến động của tài sản, nguồn vốn của SASC
Bảng 2.2: Cơ cấu và sự biến động về tài sản của SASC
(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 Thay đổi 2009 / 2008 (%) 31/12/2010 Thay đổi 2010 / 2009 (%) Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ
A. TÀI SẢN NGẮN
HẠN 200,015 61.6% 349,049 79.6% 75% 2,184,339 93.7% 526%
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền 87,809 43.9% 181,300 51.9% 106% 649,205 29.7% 258% II. Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn 32,028 16.0% 67,094 19.2% 109% 99,749 4.6% 49%
1. Đầu tư ngắn hạn 60,109 187.7% 99,425 148.2% 65% 155,394 155.8% 56% 2. Dự phòng giảm
giá đầu tư ngắn hạn (28,081) -87.7% (32,331) -48.2% 15% (55,645) -55.8% 72% III. Các khoản phải
thu ngắn hạn 78,808 39.4% 99,042 28.4% 26% 1,391,19 0 63.7% 1305% IV. Hàng tồn kho 0 0.0% 0 0.0% 0% 117 0.0% - V. Tài sản ngắn hạn khác 1,370 0.7% 1,613 0.5% 18% 44,078 2.0% 2633% B. TÀI SẢN DÀI HẠN 124,531 38.4% 89,282 20.4% -28% 147,791 6.3% 66% I. Tài sản cố định 6,058 4.9% 4,750 5.3% -22% 5,228 3.5% 10% 1. Tài sản cố định hữu hình 5,319 87.8% 4,030 84.8% -24% 4,173 79.8% 4% 2. Tài sản cố định vô hình 739 12.2% 720 15.2% -3% 1,055 20.2% 47%
II. Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn 116,338 93.4% 82,615 92.5% -29% 137,931 93.3% 67% III. Tài sản dài hạn
khác 2,135 1.7% 1,917 2.1% -10% 4,632 3.2% 142%
Tổng cộng tài sản 324,546 100.0% 438,331 100.0% 35%
2,332,13
0 100.0% 432%
(Nguồn: Bản công bố thông tin của SASC) Bảng 2.3: Cơ cấu và sự biến động về nguồn vốn của SASC
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 Thay đổi 2009 /2008 (%) 31/12/2010 Thay đổi 2010 / 2009 (%) Số tiền trọngTỷ Số tiền Tỷ trọng Số tiền trọngTỷ
A. NỢ PHẢI TRẢ 197,595 60.9% 283,570 64.7% 44% 2,164,615 92.8% 663% I. Nợ ngắn hạn 197,530 100.0% 283,552 100.0% 44% 1,364,597 63.0% 381% II. Nợ dài hạn 65 0.0% 18 0.0% -72% 800,018 37.0% 4444444% B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 126,951 39.1% 154,761 35.3% 22% 167,515 7.2% 8% I. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 126,951 100.0% 154,761 100.0% 22% 167,515 100.0% 8% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 200,000 157.5% 200,000 129.2% 0% 200,000 119.4% 0% 2. Quỹ dự phòng tài chính 2,945 2.3% 2,945 1.9% 0% 2,945 1.8% 0% 3. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối (75,994) -59.9% (48,184) -31.1% -37% (35,430) -21.2% -26% Tổng cộng
nguồn vốn 324,546 100.0% 438,331 100.0% 35% 2,332,130 100.0% 432%
(Nguồn: Bản công bố thông tin của SASC)
Bảng 2.2 và 2.3 cho thấy tổng nguồn vốn và tổng tài sản của công ty tăng dần qua các năm, năm 2009 tăng 35% so với năm 2008 và năm 2010 tiếp tục tăng 432% so với năm 2009.
Do tính chất về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, các công ty chứng khoán thường có cơ cấu tài sản chủ yếu là tài sản ngắn hạn, trong nguồn vốn vay thì vay ngắn hạn là chủ yếu.
Theo bảng 2.2, năm 2008 tài sản ngắn hạn của công ty chiếm 61.6% và tỷ lệ này tăng lên 79.6% năm 2009 và đạt 93.7% vào năm 2010, tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2008 là 38.4% và giảm xuống còn 20.4% năm 2009 và năm 2010 còn 6.3%. Năm 2009, khoản mục tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 45% tổng tài sản ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 19%, các khoản phải thu ngắn chiếm 28%, tài sản ngắn hạn khác chiếm 1%. Năm 2010, cơ cấu này có sự dịch chuyển. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng
1305% và là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn chiếm 63% tổng tài sản ngắn hạn, điều này là do công ty mở rộng dịch vụ hỗ trợ tín dụng cho khách hàng. Khoản mục tiền tăng khá mạnh với tỷ lệ tăng 258%, tuy nhiên tốc độ tăng của tiền thấp hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu ngắn hạn nên tỷ trọng của tiền trong tổng tài sản ngắn hạn năm 2010 giảm xuống còn 30% so với năm 2009, tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm xuống còn 5%.
Trong tổng nguồn vốn, nợ phải trả năm 2010 tăng 663% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 92.8% tổng nguồn vốn. Trong đó, chủ yếu là nợ dài hạn tăng thông qua việc phát hành trái phiếu chuyển đổi. Mặt khác, từ bảng 2.4 cho thấy trong năm 2010 công ty đã đẩy mạnh sử dụng đòn bẩy tài chính với hệ số nợ tăng từ 65% năm 2009 lên 92.8% năm 2010. Tuy nhiên, công ty lại đầu tư khá nhiều vào tài sản ngắn hạn khiến tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tài sản dài hạn tăng đáng kể trong năm 2010.
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn và tài sản của SASC 2008-2010
(Đơn vị: lần)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Nợ phải trả / Tổng tài sản 0.61 0.65 0.928
Vốn chủ sở hữu / Tổng nợ 0.64 0.55 0.08
TSNH/TSDH 1.61 3.92 14.75
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Bảng 2.5: Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Chỉ tiêu Năm 2009SASCNăm 2010
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 42.92% 7.78%
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 7.29%% 0.92%
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 19.74% 7.91%
Hệ số hiệu quả gia tăng VCSH 137% -118%
( Nguồn: Báo cáo tài chính SASC)
Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh hiệu quả hoạt động của một công ty chứng khoán sau một năm hoạt động. Bên cạnh xem xét các nhóm chỉ tiêu tài chính khác thì các nhà đầu tư coi đây là nhóm chỉ tiêu đầu tiên để đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty. Các chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty càng tốt. Năm 2010 vừa qua là một năm khá khó khăn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, do đó hiệu quả kinh doanh của các công ty chứng khoán nhìn chung là thấp. Các chỉ tiêu sinh lời của SASC đều giảm khá mạnh so với năm 2009 cho thấy hoạt động kinh doanh của SASC năm 2010 là kém hiệu quả hơn.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty giảm từ 42.92% vào năm 2009 xuống còn 7.78% vào năm 2010 là do tốc độ tăng của chi phí cao gấp gần 3 lần tốc độ tăng của doanh thu ( tốc độ tăng của chi phí là 405.4%, tốc độ tăng của doanh thu là 153%). Như vậy, do công tác quản lý chi phí của công ty năm 2010 là không tốt dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty.
Nhóm chỉ tiêu này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2010 tương đối kém hiệu quả. Điều này có thể do sự tác động của các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đến thị trường chứng khoán nói chung và SASC nói riêng.
Bảng 2.6: Chỉ tiêu sinh lời của VNS, VICS, SASC năm 2010
Chỉ tiêu SASC VNS VICS
Tổng tài sản (tỷ đồng) 2,332.1 298 587.84
Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 167.51 166.4 377.96
Doanh thu thuần (tỷ đồng) 163.91 76.9 102.92
Vốn điều lệ (tỷ đồng) 200 161 341.333 LNTT (tỷ đồng) 12.75 32.67 26.83 LNST (tỷ đồng) 12.75 31.51 20.19 LNST/DTT(%) 7.78 40.97 19.6 LNST/TS(%) 0.92 10.57 3.43 LNST/VCSH(%) 7.91 18.93 5.34
So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của SASC với các công ty chứng khoán có lượng vốn tương đương trên thị trường thì kết quả của SASC là thấp. Cụ thể, trong năm 2010 ROS của VNS và của VICS lần lượt gấp 5 lần và 2.5 lần so với SASC. Tương tự, ROA của VNS và của VICS lần lượt cao hơn 11 lần và 3.5 lần so với ROA của SASC, ROE của VNS gấp 2.5 lần so với ROE của SASC. Điều này một lần nữa cho thấy SASC hoạt động không tốt trong năm 2010 không chỉ do ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khách quan của thị trường chứng khoán mà còn do các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ công tác quản lý chi phí của công ty. Vì vậy, vấn đề chi phí là vấn đề cần đặc biệt quan tâm nếu SASC muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Bảng 2.7: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
(Đơn vị tính: lần)
Chỉ tiêu 2009 2010
Khả năng thanh toán tổng quát 1.05 1.08
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.23 1.6
Khả năng thanh toán nhanh 1.23 1.51
Khả năng thanh toán lãi vay 7.62 1.13
(Nguồn: Báo cáo tài chính của SASC)
Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có mức độ rủi ro cao, nếu như nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty sau một năm tài chính thì chỉ tiêu về khả năng
thanh toán cũng như chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và nguồn vốn cũng góp phần nào phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Các chỉ tiêu này cho chính công ty cũng như những nhà đầu tư thấy được mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Giống với bất kì công ty chứng khoán khác trong ngành, chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tương đương với chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh, do hầu hết các công ty chứng khoán thường có số dư hàng tồn kho không đáng kể so với tài sản ngắn hạn. Hai hệ số này của công ty tăng lên do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, cho thấy khả năng thanh toán của công ty năm 2010 được cải thiện hơn so với năm 2009. Hơn nữa công ty vẫn luôn duy trì được các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán lớn hơn 1 điều này cho thấy công ty có thể đảm bảo được khả năng thanh toán.
Khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2010 là 1.13 lần giảm mạnh so với năm 2009 là 7.62 lần cho thấy khả năng sinh lời của tài sản thấp, công ty sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao có thể dẫn đến nguy cơ công ty bị mất khả năng thanh toán và bị khủng hoảng tài chính.
Bảng 2.8: Chỉ tiêu khả năng thanh toán của VNS, VICS, SASC năm 2010
(Đơn vị tính: lần)
Chỉ tiêu SASC VNS VICS
Khả năng thanh toán tổng quát 1.08 2.27 2.8
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.6 1.88 2.6
Khả năng thanh toán nhanh 1.51 1.88 2.6
So sánh khả năng thanh toán của SASC với hai công ty có quy mô vốn tương đương là Công ty Cổ phần Chứng khoán thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VICS) và Công ty Cổ phần Chứng khoán VNS (VNS) cho thấy hệ số khả năng thanh toán của SASC là tương đối thấp. Cụ thể, hệ số thanh toán
tổng quát của VICS và VNS đều gấp hơn 2 lần hệ số thanh toán tổng quát của SASC. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh của VICS cũng gấp 1.5 lần so với SASC. Điều này là do công ty vay nợ nhiều, tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản năm 2010 là 92.8%. Đối với các công ty chứng khoán, nhu cầu tiền mặt rất lớn, một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng, mặt khác đáp ứng các cơ hội đầu tư lướt sóng. Do vậy, hệ số khả năng thanh toán thấp sẽ phần nào hạn chế các cơ hội đầu tư ngắn hạn của công ty.
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động
Biểu đồ 2.1: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (Đơn vị:Triệu đồng)
Năm 2010, doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009.
Bảng 2.9: Chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
1. Chỉ tiêu về thay đổi nguồn vốn 35% 432%
2. Tỷ lệ % trích lập dự phòng giảm -7.38% -2.39%
giá chứng khoán trên nguồn vốn
3. Mức độ tăng doanh thu -28.87% 153.00%
4. Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động 40.87% 81.66%
Nguồn vốn của công ty có sự thay đổi mạnh qua 3 năm, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2010, nguyên nhân là do công ty tăng nguồn nợ dài hạn hơn 800 tỷ đồng và tăng nguồn nợ ngắn hạn hơn 1000 tỷ đồng, do đó làm nguồn vốn tăng 432% so với năm 2009.
Tỷ lệ % trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán giảm qua các năm chứng tỏ danh mục đầu tư của công ty chủ yếu là các tài sản có độ an toàn cao. Với mức dự phòng này công ty đã tính toán để đảm bảo nguồn đự trữ đủ để bù đắp cho các tổn thất do giảm giá chứng khoán vừa không ảnh hưởng nhiều đến nguồn vốn kinh doanh của công ty.
Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động năm 2010 tăng khá cao so với năm 2009 chứng tỏ việc kiểm soát các khoản chi phí của công ty chưa tốt, từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cuả công ty.
2.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của một số nghiệp vụ chính tại SASC
Bảng 2.10: Cơ cấu và sự biến động của doanh thu
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Thay đổi
2009 / 2008 (%)
Năm 2010 Thay đổi 2010 / 2009 (%) Số tiền Tỷ trọng tiềnSố Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán
11,895 13.06% 20,366 31.43% 71.21% 23,744 14.49% 16.6% Doanh thu hoạt
động đầu tư chứng
khoán, góp vốn 10,201 11.20%
31,03
2 47.89% 204.21% 13,526 8.25% -56.4%
Doanh thu đại lý phát hành chứng
khoán 346 0.38% 8 0.01% -97.69% 0 0.00% -
Doanh thu hoạt
động tư vấn 754 0.83% 475 0.73% -37.00% 522 0.32% 9.9%
Doanh thu lưu ký
chứng khoán 74 0.08% 78 0.12% 5.41% 62 0.04% -20.5%
Doanh thu hoạt động
ủy thác đấu giá 0 0.00% 46 0.07% - 68 0.04% 47.8%
Doanh thu khác 67,818 74.45% 12,789 19.74% -81.14% 125,989 76.86% 885.1% Tổng doanh thu hoạt
động kinh doanh 91,088 100.00% 64,794 100.00% -28.87% 163,911 100.00% 153.0%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của SASC)
Bảng 2.11: Cơ cấu và sự biến động của chi phí
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Thay đổi
2009 / 2008 (%) Năm 2010 Thay đổi 2010 / 2009 (%) Số tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ Số tiền trọngTỷ
Chi phí hoạt động môi
giới chứng khoán 1,961 1.1% 3,516 13.3% 79.3% 6,434 4.8% 83.0%
Chi phí hoạt động đầu tư chứng khoán,
góp vốn 76,962 43.4% 9,856 37.2% -87.2% 3,597 2.7% -63.5%
Chi phí hoạt động tư
vấn 12 0.0% 14 0.1% 16.7% 64 0.0% 357.1%
Chi phí hoạt động lưu
ký chứng khoán 10 0.0% 99 0.4% 890.0% 562 0.4% 467.7%
Chi phí dự phòng các
khoản đầu tư 25,866 14.6% 4,250 16.0% -83.6% 23,314 17.4% 448.6%
Chi phí dự phòng các
khoản phải trả 0 0.0% 818 3.1% - 951 0.7% 16.3%
Chi phí khác 69,069 38.9% 4,202 15.9% -93.9% 94,014 70.2% 2137.4%
Chi phí trực tiếp chung 3,561 2.0% 3,728 14.1% 4.7% 4,921 3.7% 32.0% Tổng chi phí hoạt
động kinh doanh 177,419 100.0% 26,483 100.0% -85.1% 133,857 100.0% 405.4%
( Nguồn: Báo cáo tài chính của SASC)
- Hoạt động môi giới
Hoạt động môi giới là hoạt động chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu, nó thể hiện rõ tính chất của CTCK. Cũng như hầu hết các CTCK hiện đang có mặt trên TTCK Việt Nam hiện nay, SASC đã thực hiện hoạt động môi giới ngay từ thời gian đầu thành lập. Có được sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty cũng như bối cảnh thị trường thì doanh thu hoạt động môi giới đang dần trở thành nguồn thu chính của công ty.
Số lượng tài khoản khách hàng mở tại công ty
Bảng 2.12: Số lượng tài khoản mở tại SASC
Thời gian 31/12/2009 31/12/2010
Số lượng tài khoản 3102 3809
SASC thấy được tầm quan trọng của tin học đối với lĩnh chứng khoán nên SASC luôn chú trọng đầu tư, ứng dụng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại cả về phần cứng và phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư.