III. NHỮNG THÀNH QUẢ CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, NHỮNG TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢ QUYÊT:
b. Trong lĩnh vực chính trị:
Đi đôI với nền kinh tế, đảng và nhà nước ta tong bước đổi mới hệ thống chính trị. Tuy nhiên, sự đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của đảng và nhà nước còn chưa mấy hiệu quả. Bộ máy hành chính tuy đã có cảI cách nhưng vẫn còn kồng kềnh. hệ thống pháp luật còn chồng chéo, còn nhiều kẽ hở để cho những kẻ thoáI hoá biến chất lợi dụng chức quỳên tham ô, tham nhũng, móc ngoặc. hiệu lực pháp luật còn thấp, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm minh. Đảng và nhà nước đã cố gắng khắc phục nhưng vẫn chưa giảI quyết tình hình một cách hoàn chỉnh được. Tình trạng còn nhiều tiêu cực làm ảnh hưởng đến kỉ cương trật tự xã hội. Vai trò lãnh đạo của các cấp các ngành còn nhiều bất cập, còn nhiều cán bộ lợi dụng chức quyền chin ép nhân dân. Có không ít cán bộ trong hàng ngũ đảng nhưng lại thoáI hoá biến chất. Một số khác chưa hiểu rõ về các chính sách của Đảng, trình độ lý luận chính trị chưa vững vàng và họ không mấy tin vào đượng lối đúng đắn của đảng. Trong khi đó bộ máy lãnh đạo còn công kềnh, đôI khi chồng chéo trong quản lý, trình độ quản lý hạn chế chức năng quyền hạn của các cơ quan nhà nước chưa thật rõ ràng. Muốn giảI quyết xong một việc nào đó người dân phảI gửi đơn đến rất nhiều cơ quan mà có khi vẫn chưa giảI quyết rứt khoát được. Nước ta cũng đã thực hiện việc học tập và đào tạo trong lĩnh vực quản lý cho đội đội ngũ cán bộ nhưng xem ra không mấy hiệu quả, Quản lý lỏng lẻo nên nạn quan liêu ngày càng tăng, thêm vào đó là việc thực thi phấp luật từ trung ương đến cơ sở chưa được đảm bảo nên vẫn còn tồn tại hiện tượng cố ý vi phạm pháp luật. Cần phảI nói thêm rằng các cấp lãnh đạo chưa đI sâu tìm hiểu đời sống nhân dân nên chỉ họ chỉ nhìn được cáI bề ngoàI của dời sống xã hội, họ lầm tưởng những việc họ làm luôn đem lại kết quả tốt với nhân dân. Nói chung lại, một số các nhà lãnh đạo chỉ dứng ở vị trí cao nhìn xuống mà không thực sự tìm hiểu xâu có cách giảI quyết tốt phù hợp với nguyện vọng của người dân. Có thể là một số việc làm của họ đem lại hiệu quả tốt thực sự nhưng vẫn không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực mà chưa chắc họ đã thể nhận they được. Vì tất cả những hạn chế trên của bộ máy lãnh đạo mà lòng tin của quần đối với Đảng và nhà nước đã giảm đI. Mặt khác, tư tưởng bao che, lé tránh và giấu diếm khuyết đIểm đã lấn át sự tư giác trong phê bình và tự phê bình nội bộ. Trên thực tế có những người và tập thể tự phê bình tốt lại bị kỷ luật, còn những người bao che khuyết đIúm lại có lợi còn những người tìm cách chạy tội mua chuộc cấp trên để giẩm nhẹ tội.
Trên đây là hạn chế trong công cuộc đổi mới kinh tế và chính trị của đất nước ta. Chúng ta biết rằng những cuộc cảI cách không thể tiến hành hoàn hảo ngay mà không có sai sót. Tuy nhiên, việc nhận thức được những sai sót ấy và giảI quyết nó như thế nào mới là đIều quan trọng. ĐIều đó đòi hỏi Đảng và nhà nước phảI nâng cao hơn nữa năng lực quản lý và đIều hành để tiếp tục đưa đất nước vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa.