Các phương pháp dự báo thời tiết

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp hồi quy bayes vào việc dự báo thời tiết (Trang 40 - 45)

Hiện nay, trong ngành khí tượng thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dự báo thời tiết để so sánh và nâng cao độ chính xác.

2.1.2.1. Phương pháp dự báo thời tiết truyền thống – phương pháp SyNốp

Cơ sở của phương pháp[6] này là dựa trên tình hình thời tiết đã xảy ra trong thời gian qua để rút ra các quy luật, các thông số cần thiết về diễn biến tình hình

thời tiết ở những khu vực địa lý nhất định. Từ đó tìm ra diễn biến của tình hình thời tiết trong thời gian tới.

Công cụ của phương pháp này là hệ thống các bản đồ thời tiết (bản đồ SyNốp hay bản đồ Faximin) kết hợp với các số liệu quan trắc, từ đó phân tích trên bản đồ để rút ra các kết luận cần thiết cho công tác dự báo.

Ưu điểm của phương pháp này là nhận định thời tiết xảy ra trong tương lai tương đối chính xác về mặt định tính, còn mặt định lượng thì hạn chế. Hơn nữa, phương pháp này đòi hỏi kinh nghiệm của các dự báo viên (yếu tố chủ quan của người dự báo).

2.1.2.2. Phương pháp dự báo số trị

Là phương pháp dự báo dựa trên các quá trình vật lý khí quyển được đặc trưng bởi các phương trình thủy khí động lực học. Với các thông số quan trắc được kết hợp với việc giải các phương trình này tìm ra các ẩn số về tình hình thời tiết trong thời gian tới. Để giải các bài toán này phải sử dụng công cụ máy tính điện tử và các chuyên gia lập trình xây dựng chương trình.

Ưu điểm của phương pháp này là thể hiện độ chính xác về định lượng cao, song cũng có nhược điểm là không bao quát toàn bộ các hiện tượng thời tiết có thể xảy ra trong tương lai và nếu có sự sai sót về lập trình, về kỹ thuật thì sẽ không cho kết quả hoặc kết quả ngược lại.

Phương pháp dự báo số trị[7] hiện nay được sử dụng rộng rãi tại các nước kỹ thuật phát triển như Mỹ, Nhật, Cu Ba, … nhất là dùng để dự báo và theo dõi bão. Ở nước ta hiện nay, cơ quan khí tượng thường kết hợp cả hai phương pháp dự báo trên.

2.1.2.3. Phương pháp dự báo theo dấu hiệu địa phương

Phương pháp[2,6] này dựa trên cơ sở quan sát và tích lũy kinh nghiệm về các dấu hiệu thời tiết địa phương. Kết hợp với số liệu quan trắc và điều kiện địa lý, địa hình của địa phương đó. Đồng thời sử dụng các bản tin dự báo thời tiết quy mô lớn của quốc gia, của khu vực.

Bản tin dự báo thời tiết địa phương thường có độ chính xác tương đối cao và cụ thể để ứng dụng cho địa phương mình.

- Áp giảm liên tục trong nhiều giờ, dấu hiệu có áp thấp ảnh hưởng gây ra gió và mưa lớn.

- Nếu áp giảm nhanh, áp triều bị phá vỡ thì có áp thấp nhiệt đới, bão hoạt động ở gần.

- Buổi sáng áp giảm chậm, nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối tăng nhanh thì sắp tới có mưa rào và giông mùa hè.

- Ban đêm, gió không giảm mà tăng, có thể có áp thấp.

- Xuất hiện chỉ một loại mây Ti (Ci) dạng móc câu, dấu phẩy xuất hiện ở phía Đông Nam là dấu hiệu chỉ ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão.

- Lượng mây tăng về chiều, thời tiết xấu đi.

- Mây Ti tầng (Cs) xuất hiện tạo thành từng màn trên bầu trời báo hiệu thời tiết xấu trong vài ngày tới.

- Xuất hiện ráng đỏ, vàng vào bình minh, hoàng hôn báo hiệu có mưa. - Sao nhấp nháy nhiều báo hiệu sắp tới có mưa:

“Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa, sao nhấp nháy nhiều thì mưa” - Xuất hiện tán mặt trăng, dấu hiệu báo mưa:

“Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”

- Âm thanh nghe rõ, dấu hiệu báo độ ẩm cao và có thể có mưa. ….

b. Những triệu chứng địa phương biểu hiện thời tiết tốt hay ổn định[2]

- Khí áp tăng lên không ngừng, hoặc ít biến thiên trong ngày. - Ban đêm trời quang mây, sao sáng rõ, dày đặc, không nhấp nháy.

- Buổi sáng trên bầu trời xuất hiện nhiều mây tích dạng bát úp (Cumulus) trắng như bông, chân mây bằng phẳng, có mái dạng vòm, hầu như đứng yên một chỗ.

- Ban ngày mây tích tăng lên, nhưng phát triển yếu theo chiều thẳng đứng. Đỉnh mây có đường viền không rõ rệt và phát triển mạnh vào khoảng 15 – 16 giờ. Buổi chiều đỉnh mây tích có thể hạ thấp, chân mây tỏa rộng ra, mây tích biến thành tằng tích rồi tan dần đi.

- Mây Ti hầu như không di động và không có móc nhỏ ở đầu; lượng mây không tăng theo thời gian hoặc phát triển theo một hướng nhất định nào đó. Mây Ti – tằng hình thành màn rộng che một phần bầu trời với đường viền rõ rệt.

- Quá trình biến thiên hàng ngày của nhiệt độ biểu hiện rõ. Ban ngày, nhiệt độ không khí tăng lên một cách vừa phải. Ban đêm nhiệt độ giảm xuống do mặt đất có điều kiện bức xạ tốt.

- Về mùa nóng buổi chiều tối có nhiều sương mù, ban đêm sương và sương muối hình thành.

- Buổi sáng, bình minh xuất hiện ánh sáng màu vàng, đôi khi bình minh có thể bắt đầu bằng màu đỏ nhạt, nhưng sau đó cũng biến thành màu vàng chứng tỏ tia sáng mặt trời gặp tương đối ít hơi nước trên đường đi.

- Ở ven biển có gió đất – biển, ở miền núi có gió núi – thung lũng thổi mạnh là triệu chứng thời tiết tốt.

c. Những triệu chứng địa phương dự báo giông, mưa rào lớn[2]

Áp giảm đột ngột, độ ẩm tăng nhanh, mây Vũ tích (Cb) như những trái núi lớn, chân mây tơi tả, bay thấp, đỉnh hình đe, hình nấm, sau đó lan tỏa nhanh theo chiều ngang thì phải đề phòng giông và mưa rào lớn.

d. Những triệu chứng địa phương báo gió mùa Đông Bắc và front lạnh[2]

Quan sát mây về phía Bắc, Đông Bắc thấy xuất hiện mây Trung tích dạng thấu kính (Ac), sau đó xuất hiện mây Vũ tầng (Ns) và mưa dầm kèm theo gió giật đồi hướng từ Tây Nam, Nam sang Đông Bắc, Tây Bắc. Khi đó front lạnh đang đi tới vị trí quan trắc. Áp tăng nhanh, nhiệt độ giảm xuống đột ngột thì front đi qua và gió mùa Đông Bắc bắt đầu khống chế.

Với front lạnh loại hai, các triệu chứng trên xuất hiện đột ngột hơn. Cách vị trí quan trắc 300 – 400 km xuất hiện mây Ti (Ci) hoặc Ti tích (Cc), sau đó cách khoảng 100 – 200 km xuất hiện mây Trung tích (Ac), kề đó là mây Vũ tích phát triển mạnh, áp giảm đột ngột kèm mưa rào, mưa đá. Các dấu hiệu đó báo hiệu front lạnh loại hai sắp di chuyển đến.

e. Những triệu chứng địa phương báo gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới (DHTNĐ)[2]

Mây Ti hình móc câu, dấu phẩy và mây Ti tầng (Cs) xuất hiện ở phía Nam, Đông Nam, khí áp giảm nhẹ. Sau khi mây Ti và Ti tầng đi qua xuất hiện mây Trung tầng (As). Áp giảm nhanh hơn, gió hơi lệch trái và mạnh lên. Kế đó, mây Vũ tầng xuất hiện kèm theo mưa dầm. Khi gió đột ngột đổi hướng sang phải và giật

mạnh, nhiệt độ tăng nhanh, áp giảm chậm thì báo hiệu DHTNĐ đi qua. Khi DHTNĐ được tăng cường, có thể xuất hiện mưa rào hoặc giông mạnh do mây Cb gây ra. Hướng gió trước DHTNĐ thường là Đông Đông Nam, sau DHTNĐ đi qua chuyển sang Tây Nam hoặc Nam Tây Nam.

Một vài hình ảnh minh họa các dạng mây:

Nguồn[8]

Hình 2.1. Mây Vũ tích (Cumulonimbus – Cb)

Nguồn[8]

Hình 2.2. Mây Trung tích (Altocumulus - Ac)

Nguồn[8] Nguồn[8]

Hình 2.3. Mây Vũ tầng (Nimbostratus – Ns) Hình 2.4. Mây Ti tích

Nguồn[8] Nguồn[8]

Hình 2.5. Mây tầng tích (Stratocumulus – Sc) Hình 2.6. Mây Ti (Ci) – (Cirrus)

Nguồn[8]

Hình 2.7. Mây trung tầng (Altostratus – As)

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp hồi quy bayes vào việc dự báo thời tiết (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)