Các vấn đề trong việc áp dụng phương pháp APV

Một phần của tài liệu Đề tài áp dụng phương pháp giá trị hiện tại có điều chỉnh (APV vào thẩm định giá trị doanh nghiệp (Trang 36 - 38)

5. KẾT LUẬN

5.1.Các vấn đề trong việc áp dụng phương pháp APV

Khó xác định vấn đề nợ trong tương lai của doanh nghiệp.

Có nhiều phương pháp để ước tính xác suất phá sản của doanh nghiệp, thế nhưng hầu hết chỉ là phương pháp định tính. Những bài nghiên cứu trước đây chủ yếu xác suất phá sản dựa trên việc giả định, ước tính, chưa thật sự chính xác.

Việc tính xác suất phá sản dựa trên xếp hạng tín dụng cũng gặp vấn đề trong việc thống nhất xếp hạng tín dụng. Thực tế, tại Việt Nam hầu như mỗi ngân hàng sẽ có một hệ thống tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng doanh nghiệp khác nhau, do đó kết quả xếp hạng tin dụng cũng có khả năng khác nhau ở các ngân hàng, nên việc xác định xác suất phá sản không thể đưa ra một kết quả thống nhất. Hơn nữa, việc xác định xác suất phá sản là dựa trên xác suất vỡ nợ khi xếp hạng tín dụng, nhưng ta không thể chắc chắn được công ty vỡ nợ có ngừng kinh doanh hay không? Vì thực tế vẫn có công ty tiếp tục hoạt động mặc dù có nguy cơ vỡ nợ cao.

Phương pháp ước tính xác suất phá sản dựa trên giá trái phiếu cũng gặp vấn đề khó áp dụng ở Việt Nam, vì hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam không có phát hành trái phiếu, và xác suất phá sản hàng năm cũng không cố định như giả định của phương pháp này.

của hai tác giả Lê Đạt Chí và Lê Tuấn Anh thì có một số biến ta khó có thể xác định

được như: lợi tức kỳ vọng từ tài sản công ty, độ biến động giá trị tài sản của công ty hay hàm phân phối chuẩn tích lũy. Đây là khó khăn để có thể áp dụng phương pháp này vào thực tế. Hầu hết các bài nghiên cứu đều cho rằng chi phí phá sản bao gồm chi phí phá sản trực tiếp và chi phí phá sản gián tiếp. Chi phí phá sản trực tiếp là chính phí về mặt hành chính,… Chi phí phá sản gián tiếp là chi phí cơ hội trong thời kì công ty bị khủng hoảng về mặt tài chính. Kết quả của các bài nghiên cứu đều đưa ra một kết quả gần như tương đồng. Nghiên cứu đã tổng kết như sau: Chi phí phá sản trực tiếp: khoảng từ 3%-7,5% giá trị của tổng tài sản hay giá trị của công ty không có nợ vay.

Chi phí phá sản gián tiếp: khoảng từ 10%-20% giá trị của công ty không có nợ vay

Ngoài ra, còn một vài bài nghiên cứu đưa ra cách tính tổng hợp cho cả hai loại chi phí phá sản dựa trên giá trị của công ty không có nợ vay hoặc dựa trên tổng giá trị sổ sách của tài sản trong năm tài chính gần nhất trước đó. kết quả cho thấy chi phí này dao động trong khoảng 10%- 25% giá trị sổ sách của tài sản hoặc giá trị công ty không có nợ vay.

Các cách tính chi phí phá sản trực tiếp và gián tiếp chủ yếu cần có dữ liệu của các công ty đã phá sản trong một khoảng thời gian dài, như vậy thì mức độ chạy hồi quy mới chính xác và hiệu quả. Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam, do thông tin còn hạn chế nên việc thu thập dữ liệu về chi phí phá sản của các công ty là khá khó. Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, nghiên cứu sử dụng mô hình của Gurmeet Singh Bhabra and Yuan Yao (2011) để ước tính chi phí phá sản gián tiếp.

Đối với chi phí phá sản trực tiếp: do nhóm không thể thu thập được dữ liệu của các công ty đã phá sản, đặc biệt là chi phí phá sản của các công ty đó, mà các mô hình tính toán nhóm nghiên cứu được chủ yếu là sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu về chi phí của các công ty đã phá sản. Chính vì vậy nên nhóm nghiên cứu giả định về chi phí phá sản trực tiếp dựa trên kết quả của các bài nghiên cứu trước đây, mặc dù kết quả này có thể không chính xác tại thị trường Việt Nam.

Hạn chế của nhóm khi sử dụng mô hình của Gurmeet Singh Bhabra and Yuan Yao (2011) để tính toán chi phí phá sản trực tiếp đó là thông tin. Trong mô hình đòi hỏi dữ liệu của ngành và của công ty cần định giá tối thiểu là 10 năm. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán Việt Nam mới thành lập năm 2001, và các công ty chủ yếu mới

niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán từ năm 2006, một số niêm yết trên sàn trễ hơn. Như vậy thông tin vẫn chưa được chuẩn xác, kết quả có thể bị sai lệch.

Một phần của tài liệu Đề tài áp dụng phương pháp giá trị hiện tại có điều chỉnh (APV vào thẩm định giá trị doanh nghiệp (Trang 36 - 38)