CẤU TRÚC CƠ THỂ

Một phần của tài liệu kiến thức tổng quát về cơ thể người (Trang 70 - 78)

II. HỆ CƠ Cơ mềm hơn

CẤU TRÚC CƠ THỂ

Giải phẫu là bộ môn quan trọng nhất của y học hiện đại, kết quả của bộ môn giải phẫu là thành tựu tuyệt vời của y học, nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu kết hợp kiến thức giải phẫu với các giải pháp thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe con người. Mục giải phẫu sẽ giúp bạn đọc nắm được cấu trúc các bộ phận trong cơ thể hòng góp phần bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt hơn

Khoang bụng

1.1 Tế bào

Các hợp chất hữu cơ tạo nên tế bào, tế bào sinh ra tế bào và tạo ra cơ thể sống. Tế bào người có đường kính từ 10 đến 20 micron , tế bào thực vật có đường kính từ 20 đến 50 micron. Người trưởng thành có 10¬12 đến 10¬¬14 tế bào. Các tế bào khác nhau về hình dáng, kích thước và cấu trúc tùy theo các nhiệm vụ mà chúng phải làm : Tế bào thần kinh dài và mảnh để dẫn truyền tín hiệu thần kinh. Tế bào gan lại có 6 cạnh để tiến hành các quy trình hóa học.

Các tế bào có cấu tạo cơ bản giống nhau gồm màng, bào trương, nhân, ty nạp thể , lưới nội bào, thể Ribo- tạo ra các Protein, liêu thể, các lỗ cho các chất vào ra tế bào. Bào trương- một chất giống như thạch chứa 70 đến 80% nước luôn hoạt động, bào trương bao bọc nhiều cấu trúc nhỏ bé gọi là các vi cơ quan, mỗi vi cơ quan có một nhiệm vụ quan trọng và đặc biệt. Ty nạp thể biến đổi oxy và các chất dinh dưỡng thành năng lượng cần cho mọi hoạt động của tế bào. Tiêu thể là những túi nhỏ chứa đầy Enzyme. Hoócmon được tế bào sản xuất ra chứa trong các túi nhỏ là thể Golgi.

Dọc theo mạng lưới nội bào có Ribo thể kiểm soát sự tạo thành các Protein cần thiết cho các tế bào. Thành phần hóa học của tế bào gồm nước, các nguyên tố hóa học, các hợp chất vô cơ, và các hợp chất hữu cơ.

1.2. Nhiễm sắc thể

Nhân tế bào chứa thông tin bằng mật mã dưới dạng hóa học là Dioxyribo Nucleic Acid ( DNA) và được tổ chức thành nhóm gọi là Gen, còn nhiễm sắc thể được sắp xếp theo cấu trúc giống như sợi. Mỗi nhiễm sắc thể chứa hàng ngàn gen, mỗi gen có đầy đủ thông tin cho việc sản sinh một protein. Mỗi tế bào chứa 46 nhiễm sắc thể được sắp xếp thành 23 cặp, mỗi cặp chứa 1 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ cha và một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ. Trứng và tinh trùng chỉ có một nửa số nhiễm sắc thể, sau khi thụ tinh thì số nhiễm sắc thể chứa đủ số lượng cần thiết.

1.3. Sự phân bào

Mỗi phút, cơ thể sinh ra 200 triệu tế bào mới thay thế các tế bào cũ bị đào thải. Cả con người được đổi mới toàn bộ trong thời gian 7 năm. Mỗi hồng cầu có khoảng 270 triệu phân tử huyết cầu tố, tuổi thọ của hồng cầu khoảng 120 ngày, của bạch cầu từ một vài giờ đến một vài tháng. Ở người lớn, mỗi giờ chết đi 1 tỷ hồng cầu, 5 tỷ bạch cầu và hai tỷ tiểu cầu. Trong một ngày có 25 gam máu được thay thế. Từ tuổi 30 trở đi, mỗi ngày mỗi người chết đi 30-50 nghìn tế bào thần kinh.

AND có khả năng tự phân chia gọi là gián phân. Mỗi ngày có một lượng lớn tế bào bị chết và được thay thế bằng gián phân. Khi hình thành, các tế bào não và

dây thần kinh không có khả năng tự thay thế, nhưng các tế bào gan, da và máu được thay thế hoàn toàn vài lần trong năm.

1.4. Sự chuyển hóa

Các quy trình phức tạp giúp cơ thể chúng ta hoạt động bình thường được kiểm soát một cách hiệu quả bởi các chất hóa học được gọi là Enzym và Hoócmon. Hoạt động của các enzym ảnh hưởng đến các biến đổi hóa học sao cho các chất cần thiết được tạo ra sẵn có cho tế bào cơ thể, trong khi các hoócmon kiểm soát các hoạt động như tăng trưởng… sử dụng và dự trữ năng lượng.

Chuyển hóa liên quan đến tất cả các tiến trình hóa học xảy ra để cơ thể tồn tại và tăng trưởng. Chuyển hóa là kết quả của hai qúa trình : Đồng hóa là biến thức ăn thành các chất cần thiết đặc hiệu của cơ thể. Dị hóa là phân giải các chất đã đồng hóa để tạo ra năng lượng phục vụ cho hoạt động sống .

Để luôn khỏe mạnh, cơ thể phải được điều chỉnh vào một trạng thái thường xuyên cân bằng bên trong, trước hoàn cảnh bên ngoài luôn thay đổi – Đó là hằng định nội môi. Trong cơ thể có vài ngàn hệ thống kiểm soát được phối hợp để điều hòa gần như toàn bộ các chức năng. Bộ phận điều chỉnh quan trọng nhất xuyên suốt cơ thể là hệ thần kinh và hệ nội tiết. Vì hai hệ thống này quan hệ qua lại quá chặt chẽ nên đôi khi chúng được quy chung vào thành hệ thần kinh nội tiết.

10 điều đặc biệt ở loài người

10 điều đặc biệt ở loài người

1. Sống lâu sau khi không còn khả năng sinh con

Phần lớn động vật sinh con cho tới khi chết hoặc chết rất nhanh sau khi mất khả năng sinh nở. Nhưng ở loài người, phụ nữ có thể sống rất lâu sau khi ngừng sinh con. Theo giới khoa học, rất có thể những mối quan hệ xã hội của loài người giúp chúng ta chiến thắng quy luật của tạo hóa.

2. Tuổi thơ dài

Loài người được cha mẹ chăm sóc lâu hơn nhiều so với những loài động vật linh trưởng khác. Nhưng theo quy luật tiến hóa ở động vật, con non phải tự lập càng sớm càng tốt để cha mẹ chúng có thể sinh ra nhiều lứa sau. Quy luật này buộc con non phải

lớn rất nhanh nên “tuổi thơ” của chúng khá ngắn ngủi. Nhiều nhà khoa học giải thích rằng bộ não của chúng ta quá lớn so với cơ thể nên nó cần nhiều thời gian hơn để phát triển và tiếp thu kiến thức.

3. Xấu hổ

Con người là loài duy nhất biết xấu hổ. Charles Darwin – cha đẻ của thuyết tiến hóa – từng gọi đó là “hành vi đặc thù nhất của con người so với những loài động vật khác”. Tuy nhiên giới khoa học vẫn tranh cãi về nguyên nhân khiến con người xấu hổ. Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất là: Xấu hổ giúp con người duy trì tính trung thực và tính trung thực tạo nên sự gắn kết giữa các cá nhân trong cộng đồng.

4. Dùng lửa

Khả năng điều khiển lửa của loài người giúp tổ tiên của chúng ta nhìn thấy môi trường xung quanh trong bóng đêm và xua đuổi thú dữ. Sức nóng của lửa giúp người nguyên thủy sưởi ấm trong thời tiết băng giá và cho phép họ sống ở những khu vực lạnh lẽo. Lửa giúp chúng ta nấu, nướng thức ăn. Nhờ đó mà thức ăn trở nên dễ nhai và tiêu hóa hơn. Các nhà khoa học cho rằng thói quen nhai thức ăn chín khiến kích thước răng và dạ dày của con người giảm dần theo thời gian.

5. Mặc quần áo

Con người có thể được gọi là “động vật linh trưởng trần”, song ngày nay phần lớn chúng ta mặc quần áo. Đó là những thứ khiến con người trở nên đặc biệt nhất trong thế giới động vật. Thậm chí quá trình phát triển của trang phục còn tác động tới sự tiến hóa của nhiều loài khác. Chẳng hạn, quần áo của chúng ta cung cấp môi trường sống cho chấy, rận. Nhưng nhiều loài vật cũng đã hoặc sắp tuyệt chủng vì loài người cần da, lông của chúng để sản xuất quần áo.

6. Tiếng nói

Thanh quản của con người nằm thấp hơn trong cổ họng so với tinh tinh. Đó là một trong nhiều yếu tố giúp con người có khả năng phát ra tiếng nói. Trên thực tế thanh quản của chúng ta mới hạ thấp cách đây khoảng 350.000 năm. Xương móng (nằm dưới lưỡi) của người cũng được hạ thấp theo thời gian. Chiếc xương có hình móng ngựa này đặc biệt ở chỗ nó không gắn với bất kỳ xương nào trong cơ thể. Điều đó cho phép chúng ta phát âm rõ ràng khi nói.

7. Bàn tay

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, con người không phải là loài động vật duy nhất có ngón tay cái nằm ở phía đối diện với những ngón khác. Trên thực tế phần lớn động vật linh trưởng có ngón tay cái như vậy. Đa số động vật linh trưởng cỡ lớn có ngón chân cái nằm ở phía đối diện so với các ngón kia, nhưng ngón chân cái của người lại nằm cùng phía. Người là động vật linh trưởng duy nhất có khả năng đưa

ngón cái tới khắp nơi trên bàn tay và chạm đầu ngón tay út, áp út vào phần cuối của ngón tay cái. Sự linh hoạt cao độ của bàn tay giúp chúng ta nắm chặt mọi vật và thực hiện những thao tác khéo léo với chúng.

8. Ít lông

Trên thực tế loài người có diện mạo “trần trụi” hơn nhiều so với các loài động vật linh trưởng vì chúng ta có ít lông trên cơ thể hơn. Tuy nhiên, số lượng nang lông trên mỗi cm vuông da người cũng bằng (thậm chí nhiều hơn) so với động vật linh trưởng khác. Nguyên nhân khiến con người có vẻ “trần trụi” hơn là lông của chúng ta mảnh hơn, ngắn hơn và nhẹ hơn so với khỉ, vượn hay tinh tinh.

9. Đứng thẳng

Nhân loại đặc biệt hơn so với những động vật linh trưởng khác ở chỗ chúng ta đứng thẳng trong phần lớn thời gian tồn tại (trừ lúc ngủ). Tư thế đó giúp đôi tay của người thoát khỏi nhiệm vụ di chuyển để cầm nắm công cụ lao động. Thật không may, xương chậu của chúng ta phải thu nhỏ để thích nghi với tư thế đứng thẳng. Thay đổi ấy, cùng với bộ não khá lớn của bào thai người, khiến cho việc sinh đẻ của người trở nên nguy hiểm hơn so với toàn bộ phần còn lại của thế giới động vật. Đó chính là cái giá mà chúng ta phải chấp nhận để được đứng thẳng. Cách đây một thế kỷ thì sinh con là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Tư thế đứng thẳng cũng khiến con người dễ bị đau và căng cơ ở vùng thắt lưng.

10. Bộ não khác thường

Chẳng ai phủ nhận thứ khiến chúng ta khác biệt so với phần còn lại của thế giới động vật là bộ não. Con người không phải là loài có bộ não lớn nhất thế giới. Nếu xét về kích thước bộ óc, chúng ta thua xa voi, cá nhà táng và nhiều loài khác. Não của hàng trăm loài chim chiếm tới 8% khối lượng cơ thể, trong khi não người chỉ chiếm 2,5%. Mặc dù vậy, não người (chỉ nặng khoảng 1,4 kg khi phát triển đầy đủ) lại giúp chúng ta tư duy, suy luận và tiếp thu kiến thức - những khả năng không xuất hiện ở bất kỳ loài động vật nào khác.

Một phần của tài liệu kiến thức tổng quát về cơ thể người (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w