Địa điểm thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương cảm ứng (Sinh học 11 THPT) (Trang 58 - 75)

Thực nghiệm sư phạm được thực hiện tại trường THPT Bế Văn Đàn, THPT Thị Xã, THPT Hòa An, THPT Dân tộc Nội trú Tỉnh, THPT Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng.

3.3. Đối tƣợng và Nội dung thực nghiệm sƣ phạm

A. Đối với GV:

Để đánh giá được tính hợp lí và hiệu quả thực tế sử dụng bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế trong dạy học chương “Cảm ứng” (SH 11 – THPT), chúng tôi đã sử dụng phương pháp “Tham vấn ý kiến chuyên gia” qua các bảng hỏi (Các phụ lục: 1; 2; 3; 4; và 5), trao đổi trực tiếp và qua email đối với đội ngũ GV dạy học môn Sinh học 11 tại các trường THPT thuộc tỉnh Cao Bằng với 5 mục đích chính sau đây:

Đánh giá mức độ đa dạng về nhận thức của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng (theo thang phân chia các mức độ của Bloom – Phụ lục: 1.).

Đánh giá mức độ phù hợp với các đối tượng HS có năng lực nhận thức khác nhau của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng (Phụ lục: 2.)

Đánh giá mức độ sử dụng của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng (theo mục đích lí luận dạy học (Phụ lục: 3.).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đánh giá tác dụng của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng đến sự phát triển tư duy bậc cao của HS (Phụ lục: 4.).

Đánh giá mức độ đa dạng về hình thức của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng (Phụ lục: 5.)

B. Đối với HS:

Để đánh giá được tính hợp lí và hiệu quả thực tế sử dụng bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế trong dạy học chương “Cảm ứng” (SH 11 – THPT), chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra qua các bảng hỏi (Các Phụ lục: 6; 7; 8) đối với HS lớp 11 tại các trường THPT thuộc tỉnh Cao Bằng tham gia thực nghiệm với 3 mục đích chính sau đây:

Đánh giá mức độ đa dạng về nhận thức của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng (Phụ lục: 6)

Đánh giá mức độ vừa sức của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng (Phụ lục: 7.).

Đánh giá mức độ đa dạng về hình thức của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng (Phụ lục: 8.).

3.4. Phƣơng pháp tiến hành

A. Đối với GV:

Gặp mặt trực tiếp và trao đổi

Sử dụng phương pháp Anket (bảng hỏi)

Tham vấn qua e-mail.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Gặp mặt trực tiếp và trao đổi

Sử dụng phương pháp Anket (bảng hỏi)

3.5. Phân tích kết quả

A. Kết quả tham vấn đối với GV:

3.5.1. Đánh giá mức độ đa dạng về mức độ nhận thức của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã đƣợc sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số chúng tôi thiết kế đã đƣợc sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trƣờng THPT tỉnh Cao Bằng

1/ Tất cả (100%) các ý kiến tham vấn đều cho rằng, đây là một vấn đề mới về mặt phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở khu vực tỉnh Cao Bằng. Các ý kiến tham vấn đã ghi nhận một số ưu điểm chính của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế như sau:

- Khắc phục những hạn chế về đảm bảo tính kế hoạch trong thiết kế bai giảng và trong KTĐG. Nếu trước đây, hầu hết GV không chủ động trong khâu thiết kế các CH để sử dụng trong dạy học kiến thức mới, trong khâu ôn tập củng cố và hoàn thiện kiến thức, đặc biệt trong khâu KTĐG thì bây giờ, khi đã có bộ CH họ sẽ chủ động hơn trong các công việc trên (coi đây là một ngân hàng dữ liệu về CH).

- Do tính đa dạng cao về mức độ nhận thức của bộ CH do chúng tôi thiết kế nên đã đáp ứng được nhu cầu học tập tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức, kích thích tư duy năng động, sáng tạo của HS. Tất cả (100%) các ý kiến tham vấn đều nhận định rằng: việc áp dụng bộ CH này vào thực tế dạy học sinh học tại trường THPT có tính khả thi cao.

2/ Ý kiến khác

Đã có 55% số ý kiến cho rằng bộ CH chỉ nên tập trung vào 3 mức độ nhận thức: Biết; Hiểu và Vận dụng (theo thang phân loại của Bloom) như các trường phổ thông của tỉnh đang thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.5.2. Đánh giá mức độ phù hợp với các đối tƣợng HS có năng lực nhận thức khác nhau của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã đƣợc sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trƣờng THPT tỉnh Cao Bằng

1/ Tất cả (100%) các ý kiến tham vấn đều cho rằng, bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng đã đảm bảo mức độ phù hợp với các đối tượng HS có năng lực nhận thức khác nhau. Đây là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và rất cần thiết trong dạy học nói chung và đặc biệt là trong KTĐG để phân loại HS. Các ý kiến tham vấn đã ghi nhận một số ưu điểm chính của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế như sau:

- Bộ CH này rất đa dạng. Nhờ có bộ CH này, các GV THPT có thể dựa vào đó để tự lựa chọn cho mình cách sử dụng chúng vào những hoạt động cụ thể trong các khâu của quá trình dạy học theo những mục đích khác nhau là hết sức thuận tiện và chủ động (coi đây là ngân hàng dữ liệu CH).

- Bộ CH bao gồm 6 mức độ về nhận thức theo thang phân loại của Bloom đã giúp GV THPT đánh giá được đúng mức độ nhận thức khác nhau của HS. Đây là công cụ, là thước đo hữu hiệu trình độ nhận thức của HS.

2/ Ý kiến khác

- Có 55% ý kiến tham vấn cho rằng, bộ CH do chúng tôi thiết kế chỉ nên tập trung vào 3 mức độ nhận thức: Biết; Hiểu và Vận dụng (theo thang phân loại của Bloom) như các trường THPT đại trà đang thực hiện. Còn 3 mức độ cao hơn: Phân tích; Tổng hợp và Ra quyết định thì chỉ nên dành cho đối tượng HS ở các lớp chọn hay ở trường HS năng khiếu.

- Có 55% ý kiến tham vấn cho rằng, bộ CH do chúng tôi thiết kế chỉ nên tập trung vào 3 mức độ nhận thức: Biết; Hiểu và Vận dụng (theo thang phân loại của Bloom).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.5.3. Đánh giá mức độ sử dụng của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã đƣợc sử dụng trong dạy học ở một số trƣờng THPT tỉnh Cao Bằng (theo đƣợc sử dụng trong dạy học ở một số trƣờng THPT tỉnh Cao Bằng (theo mục đích lí luận dạy học)

1/ Tất cả các ý kiến tham vấn đều đánh giá cao về mức độ sử dụng bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong dạy học ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng (theo mục đích lí luận dạy học). Cụ thể là: Bộ CH này có thể sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học:

- Dùng trong khâu dạy kiến thức mới (dạy bài mới)

- Dùng trong khâu ôn tập, củng cố và hoàn thiện kiến thức - Dùng trong khâu KTĐG.

2/ Ý kiến khác

Không có ý kiến khác.

3.5.4. Đánh giá tác dụng của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã đƣợc sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế một số trƣờng THPT tỉnh Cao Bằng đến sự phát triển tƣ duy bậc cao của HS

1/ Tất cả (100%) các ý kiến tham vấn đều cho rằng, bộ CH do chúng tôi thiết kế đã được sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng đã đảm bảo mức độ phù hợp với các đối tượng HS có năng lực nhận thức khác nhau và đã có tác dụng kích thích sự phát triển tư duy bậc cao đối với HS: ngoài tác dụng kích thích sự phát triển các thao tác tư duy so sánh, phân tích thì các thao tác tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cùng các biện pháp logic diễn dịch và quy nạp cũng được kích thích phát triển mạnh mẽ. Đây là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và rất cần thiết trong dạy học Sinh học 11 nói riêng và trong dạy học môn Sinh học nói chung ở cấp học THPT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong số các ý kiến được hỏi trực tiếp, qua email và qua bảng hỏi, đã có 77,5% số ý kiến cho rằng: Đối với HS là con em đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn thì mức độ ở nhiều câu hỏi quá sức với các em (do xuất phát từ trình độ nhận thức của HS). Bởi vậy, nếu như phân bố HS có trình độ tư duy khác nhau (trình độ nhận thức khác nhau) không đều trong các lớp học thì hiệu quả sử dụng bộ CH này sẽ bị hạn chế đáng kể (mặc dù là bộ CH rất đa dạng).

3.5.5. Đánh giá mức độ đa dạng về hình thức của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã đƣợc sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trƣờng thiết kế đã đƣợc sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trƣờng THPT tỉnh Cao Bằng

1/ 100% số ý kiến cho rằng bộ CH mới chỉ đảm bảo tính đa dạng về nội dung và mới chỉ là những câu hỏi tự luận.

2/ Ý kiến khác

Có 80% số ý kiến cho rằng nên đa dạng hóa về hình thức bộ CH. Cụ thể là: ngoài các CH tự luận thì nên có thêm các CH dạng trắc nghiệm khách quan.

B. Kết quả điều tra đối với HS:

3.5.6. Đánh giá mức độ đa dạng về nhận thức của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã đƣợc sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trƣờng thiết kế đã đƣợc sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trƣờng THPT tỉnh Cao Bằng

1/ Đã có 100% ý kiến trao đổi và điều tra đã cho rằng: Bộ CH do chúng tôi thiết kế là rất đa dạng và đã có tác dụng kích thích việc học tập tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức, kích thích phát triển tư duy năng động, sáng tạo của HS.

2/ Ý kiến khác

65,7% ý kiến cho rằng bộ CH nên có sự điều chỉnh lại cho phù hợp với trình độ nhận thức của HS vùng núi ( nên tập trung vào 3 mức độ: Biết; Hiểu và Vận dụng).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.5.7. Đánh giá mức độ vừa sức của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã đƣợc sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trƣờng THPT tỉnh đƣợc sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trƣờng THPT tỉnh Cao Bằng

1/ 90,3% ý kiến trao đổi và hỏi HS đều cho rằng: Bộ CH đa dạng và vừa sức với trình độ nhận thức của HS.

2/ Ý kiến khác

Đã có 85, 7% ý kiến cho rằng: Bộ CH rất đa dạng theo mức độ nhận thức, nhưng cũng có nhiều câu quá khó đối với các em. Vì vậy, bộ CH nên có sự điều chỉnh lại cho phù hợp với trình độ nhận thức thấp và rất đa dạng đối với đối tượng HS vùng núi, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn.

3.5.8. Đánh giá mức độ đa dạng về hình thức của bộ câu hỏi do chúng tôi thiết kế đã đƣợc sử dụng trong điều kiện dạy học thực tế ở một số trƣờng THPT tỉnh Cao Bằng

1/ 100% số ý kiến cho rằng bộ CH mới chỉ đảm bảo tính đa dạng về nội dung và mới chỉ là những câu hỏi tự luận.

2/ Ý kiến khác

Có 80% số ý kiến cho rằng nên đa dạng hóa về hình thức bộ CH. Cụ thể là: ngoài các CH tự luận thì nên có thêm các CH dạng trắc nghiệm khách quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Căn cứ và mục tiêu nghiên cứu, đối chiếu với các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, chúng tôi đã thực hiện được những vấn đề chính dưới đây:

- Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá và kĩ thuật thiết kế CH hiệu quả cao trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học.

- Phân tích cấu trúc, nội dung kiến thức chương “ Cảm ứng” (SH 11- THPT) làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống CH hiệu quả cao trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học.

- Thiết kế hệ thống CH kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học chương “ Cảm ứng” (SH 11- THPT) với tổng số 120 CH (tự luận) và đã tiến hành phân loại theo thang phân loại của Bloom.

- Sử dụng hệ thống CH kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học chương “ Cảm ứng” (SH 11- THPT) ở 5 trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

- Thực nghiệm sư phạm được thực hiện tại trường THPT Bế Văn Đàn, THPT Thị Xã, THPT Hòa An, THPT Dân tộc Nội trú Tỉnh, THPT Trùng Khánh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng để đánh giá tính khả thi giả thuyết khoa học do chúng tôi đề xuất.

2. Đề nghị

- Tiếp tục thử nghiệm trên diện rộng để đánh giá hiệu quả của bộ CH do chúng tôi đề xuất;

- Tiếp tục thử nghiệm trên diện rộng, thảo luận, chỉnh lí và bổ sung them vào bộ CH do chúng tôi đề xuất và có thể hình thành bộ CH chuẩn để GV có thể sử dụng trong KTĐG nói riêng và trong dạy học chương “ Cảm ứng” (SH 11- THPT) nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành (1998)“ Lý luận dạy học sinh học đại cương”, NXBGD,H.

2. Bộ GD và ĐT( 2005), Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT thí điểm, Hà Nội.

3. Bộ GD&ĐT (2005), Đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS THPT thí điểm, tài liệu bồi dưỡng GV THPT, Hà Nội

4. Bộ GD&ĐT, Vũ Văn Vụ (tổng CB), Vũ Đức Lưu (đồng CB), Nguyễn Như Hiền (đồng CB), Trần Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh (2006), Sinh học 11, NXBGD, H.

5. Benjamin Bloom, Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục. NXB Giáo Dục, 1995( Đoàn Văn Điêu dịch).

6. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục, NXB ĐHQG, Hà Nội. 7. Trần Bá Hoành (1995), Kĩ thuật dạy học sinh học, NXB GD, Hà Nội.

8. Nguyễn Xuân Huỳnh ( 2002)” Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan”, TCGD số 37.

9. Ivan Hannel (2009), Phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học,

(Tài liệu dịch).

10.Trần Kiều (1995), “Đổi mới đánh giá – đòi hỏi bức thiết của đổi mới PPDH”, NCGD số 11.

11.Dương Đức Niệm (2006),”Vai trò của KT ĐG theo phương pháp trắc nghiệm khách quan trong DH”. TCGD số 135.

12.Nguyễn Đình Nhâm, Nguyễn bá Hoành, Trần Thị Huệ (2010), “Sử dụng trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để hình thành khái niệm SH” .

TCGD số 246.

13.Lê Thanh Oai (2003), Sử dụng CH - BT để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy – học Sinh thái học lớp 12- THPT, LATS GDH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương cảm ứng (Sinh học 11 THPT) (Trang 58 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)