KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MẠNG VSAT TRONG VIỄN THÔN GỞ VIỆT NAM:

Một phần của tài liệu bài tập lớn thông tin vệ tinh (Trang 36 - 41)

VIỆT NAM:

1/

Hiện trạng:

Dịch vụ VSAT đã và đang đóng một vai trò rất tích cực cho phát triển của viễn thông Việt Nam, đặc biệt trong thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông cho các vùng biệt lập, biên giới, hải đảo hoặc các trường hợp ứng cứu thông tin khẩn cấp. Mặc dù vậy, dịch vụ VSAT ở nước ta cũng chỉ mới dừng lại ở cung cấp dịch vụ thoại, FAX mà chưa phát huy hết các tiềm năng của mạng VSAT ở các loại hình ứng dụng khác như Internet băng rộng, truyền hình vệ tinh kỹ thuật số, truy nhập số liệu, .... Trong thời gian gần đây, cùng với sự tham gia của Công ty Viettel vào thị trường này cũng như Đài truyền hình Việt Nam cung cấp dịch vụ truyền hình qua vệ tinh (DTH) đã cho thấy nhận định này không phải là không có cơ sở.

2/

Tiềm năng của dịch vụ VSAT trong lĩnh vực viễn thông, quảng bá:

Để tham gia, phát triển thành công mạng VSAT, doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam có rất nhiều phương án lựa chọn về phát triển dịch vụ từ các ứng dụng của mạng VSAT, một số ứng dụng tiêu biểu như sau:

- Dịch vụ Internet tốc độ cao;

- Dịch vụ truyền hình vệ tinh kỹ thuật số (DTH); - Dịch vụ kênh thuê riêng;

- Làm truyền dẫn cho kết nối mạng viễn thông (làm truyền dẫn cho mạng di động ở các vùng biệt lập; kết hợp WLL trong cung cấp dịch vụ ở vùng nông thôn, ...);

- Giải pháp thông tin trong tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, với đặc điểm không bị phụ thuộc vào khoảng cách, vị trí địa lý, mạng VSAT sẽ là một giải pháp kỹ thuật mang tính chiến lược trong quá trình thực hiện đẩy mạnh việc phổ cập dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.

Dự báo trong thời gian tới, dịch vụ VSAT ở Việt Nam sẽ có những bước phát triển nhanh mang tính đột phá trên cơ sở có thêm sự tham gia của doanh nghiệp mới, đa dạng về loại hình dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, quảng bá và nhu cầu về dịch vụ viễn thông, truyền thông ngày càng cao của xã hội.

3/

Giới thiệu hệ thống VSAT-IP ( mạng thông tin băng rộng qua vệ tinh thế hệ mới ) :

BTL: Thông Tin V Tinh GVHD: Th.S Phm Hng Quân

Hệ thống VSAT-IP cung cấp các dịch vụ viễn thông trên nền IP băng rộng qua vệ tinh bằng các trạm mặt đất cỡ nhỏ (VSAT). Hệ thống VSAT –IP được thiết kế theo cấu trúc mạng hình sao với các thành phần cơ bản gồm trạm cổng (Gateway), các trạm VSAT thuê bao (UT- User Terminal) liên lạc với nhau qua vệ tinh IPSTAR-1.

Hình 9 Hệ thống vệ tinh IPSTAR.

Trạm cổng có chức năng truy cập vào mạng công cộng. Sau đó tài nguyên Internet và viễn thông từ trạm cổng sẽ được gởi dưới dạng các gói dữ liệu tới trạm vệ tinh thuê bao( UT). Các vệ tinh IPSTAR sử dụng công nghệ nhân băng tần bằng việc dùng nhiều búp sóng nhỏ( Spot beam) phủ chụp để truyền tải, tạo ra băng thông lớn hơn nhiều so với vệ tinh thông thường. Các máy trạm mặt đất nhận sóng của vệ tinh, chuyển tải để hoạt động như các máy trạm bình thường của mạng mặt đất. Phương thức truyền tải trên mạng VSAT sử dụng vệ tinh( truyền vô tuyến). trạm VSAT thực chất như một tổng đài, chỉ khác về phương pháp truyền tải không qua cáp quang , dây nối như mạng mặt đất, mà dùng sóng vệ tinh nhưng đảm bảo được độ lớn băng thông và chất lượng truyền tải dữ liệu bằng công nghệ tiên tiến.

3.1/

Hoạt động của VSAT-IP băng rộng:

Trên cơ sở hạn chế của các mạng VSAT băng hẹp của VNPT/VTI hiện nay (chỉ cung cấp dịch vụ thoại và truyền số liệu tốc độ thấp), VTI đã được VNPT cho phép triển khai mạng VSAT băng rộng thế hệ mới, cung cấp đa dịch vụ trên một thiết bị đầu cuối trên nền IP tốc độ cao. Tính năng của các dịch vụ cung cấp trên mạng VSAT băng rộng cũng giống như các dịch vụ trên nền IP hiện có trên các mạng mặt đất như: Thoại (VoIP); truy

tăng trên nền IP khác, chỉ khác là phương thức truyền ở đây sử dụng vệ tinh (truyền vô tuyến).

Hình 10 Cơ chế hoạt động của VSAT – IP- STAR.

Xây dựng hệ thống vệ tinh thông tin VSAT IP là dự án hợp tác với Shin Satellite (SSA) - một tập đoàn viễn thông lớn của Thái Lan, là một trong những hãng tiên phong trên thế giới và có nhiều tham vọng trong lĩnh vực phát triển vệ tinh băng rộng. Vệ tinh của SSA là vệ tinh băng rộng, nếu về công nghệ, vệ tinh IP-STAR có những điểm khác so với vệ tinh truyền thống, dựa trên công nghệ về thông tin vệ tinh, cụ thể là vệ tinh IP- STAR 1 có băng thông rất lớn, tổng dung lượng khoảng 45 Gb/s.

VSAT là một mạng băng rộng thế hệ mới sử dụng hệ thống vệ tinh IP-STAR, cung cấp đa dịch vụ từ một thiết bị đầu cuối trên nền IP tốc độ cao. Nó gồm ba thành phần cơ bản là: trạm cổng (Gateway), vệ tinh IP-STAR và các trạm vệ tinh thuê bao (User Terminal-UT).

Trạm cổng (Gateway) có chức năng truy nhập vào mạng công cộng (VSAT là mạng độc lập, phải thông qua cổng để vào mạng công cộng - mạng nội địa truy xuất tài nguyên). Sau đó, tài nguyên Internet và viễn thông từ trạm cổng sẽ được gửi dưới dạng các gói dữ liệu tới trạm vệ tinh thuê bao (UT). Các vệ tinh IP-STAR sử dụng công nghệ nhân băng tần bằng việc dùng nhiều búp sóng nhỏ (spot beam) phủ chụp để truyền tải, tạo ra băng thông lớn hơn nhiều so với vệ tinh thông thường. Các máy trạm tại mặtđất

BTL: Thông Tin V Tinh GVHD: Th.S Phm Hng Quân

VSAT thực chất như một tổng đài, chỉ khác về phương pháp truyền tải không qua cáp quang, dây nối như mạng mặt đất, mà dùng sóng vệ tinh nhưng vẫn đảm bảo được độ lớn băng thông và chất lượng truyền tải dữ liệu bằng các công nghệ tiên tiến.

3.2/

Giới thiệu vệ tinh IP-STAR-1:

IP-STAR-1, là vệ tinh băng rộng đầu tiên trong khu vực châu á - Thái Bình Dương do tập đoàn Shin Satellite Plc của Thái Lan vận hành và khai thác. Vệ tinh do Space Systems/Loral chế tạo với 114 bộ phát đáp, tổng dung lượng 45Gbps, tuổi thọ 12 năm, được phóng lên vị trí 1200 Đông ngày 11/8/2005. áp dụng công nghệ phủ sóng nhiều búp hẹp (spot beams) để tái sử dụng tần số, mở rộng phổ tần làm việc rộng hơn rất nhiều so với các vệ tinh thông thường, tăng công suất cho từng spot beam (mức EIRP có thể đạt tới 60dBW), cho phép giảm kích thước anten trạm đầu cuối, tăng tốc độ và chất lượng đường truyền. Vệ tinh IPSTAR-1 còn sử dụng kỹ thuật điều khiển công suất linh hoạt (DLA – Dynamic Link Allocation) cho từng beam phù hợp điều kiện thời tiết khác nhau ở từng vùng, đảm bảo không làm gián đoạn liên lạc ngay cả ở điều kiện thời tiết xấu nhất chưa từng áp dụng ở những vệ tinh thông thường.

Hình 11 Vùng phủ sóng của vệ tinh IP-STAR0

Vệ tinh IP-STAR-1 bao phủ toàn bộ lãnh thổ Việt Nam bằng 4 búp hẹp (Hình1.10) và 01 búp rộng, làm việc ở băng tần Ka, Ku với dung lượng thiết kế khoảng 2 Gbps cho cả 2 chiều lên, xuống), được phân bổ như sau:

Hình 12 Vùng phủ sóng của vệ tinh IPSTAR tại Việt Nam

IX.KẾT LUẬN:

Khi Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá, vai trò của ngành Viễn thông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn. Việc phát triển một cơ sở hạ tầng viễn thông mạnh không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế mà còn góp phần đảm bảo phân phối phúc lợi một cách công bằng trong xã hội. Khi thông tin liên lạc phát triển và các dịch vụ viễn thông được cung cấp rộng khắp trên toàn quốc, không chỉ người dân thành thị mà cả ở nông thôn sẽ được hưởng những lợi ích về y tế, giáo dục và văn hoá. Việc sử dụng các dịch vụ Viễn thông sẽ làm tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng sống của toàn dân.

Do đặc điểm địa hình Việt Nam rất phức tạp, có nhiều khu vực đồi núi hiểm trở, hẻo lánh và các đảo xa xôi, rất khó khăn cho việc thiết lập các tuyến thông tin tầm thấp truyền thống như cáp đồng trục, cáp quang, vi ba ....,việc triển khai mạng thông tin vệ tinh

VSAT được thực hiện ở nước ta từ năm 1996 đã mang lại hiệu quả rất cao về mặt phát triển kinh tế cũng như đảm bảo phục vụ tốt tình hình an ninh chính trị và chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

BTL: Thông Tin V Tinh GVHD: Th.S Phm Hng Quân

Sau một thời gian tập trung tìm hiểu, với sự giúp đỡ tận tình của Giáo viên hướng dẫn,

nhóm 6 đã hoàn thành bài tìm hiểu về “ HỆ THỐNG VỆ TINH CỠ NHỎ VSAT”. Bài làm đã trình bày những vấn đề chung về thông tin vệ tinh đồng thời nghiên cứu cụ thể cấu trúc, đặc điểm và ứng dụng của các mạng VSAT tại Việt Nam, nêu ra một số giải pháp kỹ thuật được sử dụng để cải thiện chất lượng trong tuyến thông tin vệ tin VSAT băng rộng sử dụng giao thức IP, đồng thời đưa ra dự báo về nhu cầu sử dụng các dịch vụ qua mạng VSAT tại Việt Nam.

Tuy nhiên trong khoảng thời gian hạn chế, các mạng VSAT tại Việt Nam cũng đang có những thay đổi về công nghệ, giải pháp cung cấp dịch vụ cho nên bài thảo luận cần sự giúp đỡ từ các Thầy cô và các bạn để được hoàn thiện hơn.

NHÓM 6 xin trân trọng cảm ơn thầy PHẠM HỒNG QUÂN, các Thầy Cô giáo và các bạn đã giúp đỡ để nhóm hoàn thành bài thảo luận này.

Một phần của tài liệu bài tập lớn thông tin vệ tinh (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w