Cú pháp của chương trình hợp ngữ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ THUẬT VI XỬ LÝ (Trang 41 - 42)

1. GIỚI THIỆU KHUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỢP NGỮ

1.1 Cú pháp của chương trình hợp ngữ

Một chương trình hợp ngữ bao gồm các dòng lệnh, một dòng lệnh có thể là một lệnh thật dưới dạng ký hiệu (symbolic), mà đôi khi còn được gọi là dạng gợi nhớ (mnemonic) của bộ vi xử lý, hoặc một hướng dẫn cho chương trình dịch (assembler directive). Lệnh gợi nhớ sẽ được dịch ra mã máy còn hướng dẫn cho chương trình dịch thì không được dịch vì nó chỉ có tác dụng chỉ dẫn riêng thực hiện công việc. Các dòng lệnh này có thể được viết bằng chữ hoa hoặc chữ thường và chúng sẽ được coi là tương đương vì đối với dòng lệnh chương trình dịch không phân biệt chữ hoa và chữ thường.

Một dòng lệnh của chương trình hợp ngữ có thể có những trường sau (không nhất thiết phải có đủ hết tất cả các trường):

Tên Mã lệnh Các toán dạng Chú giải Một ví dụ dòng lệnh gợi nhớ:

TIEP: MOV AH, [BX] [SI] ; nạp vào AH ô nhớ có địa chỉ DS:[BX+SI] Trong ví dụ trên, tại trường tên ta có nhãn TIEP, tại trường mã lệnh ta có lệnh MOV, tại trường toán hạng ta có các thanh ghi AH, BX và SI và phần chú giải gồm có dòng:

; nạp vào AH ô nhớ có địa chỉ DS:[BX+SI]

Một ví dụ khác là các dòng lệnh với các hướng dẫn cho chương trình dịch:

MAIN PROC

MAIN ENDP

Trong ví dụ này, ở trường tên ta có tên thủ tục là MAIN, ở trường mã lệnh ta có các lệnh giả PROC và ENDP. Đây là các lệnh giả dùng để bắt đầu và kết thúc một thủ tục có tên là MAIN.

a) Trường tên

Trường tên chứa các nhãn, tên biến hoặc tên thủ tục. Các tên và nhãn này sẽ được chương trình dịch gán bằng các địa chỉ cụ thể của ô nhớ. Tên và nhẵn có thể có độ dài 1. . 31 ký tự, không được chứa dấu cách và phải bắt đầu bằng một ký tự. Các ký tự đặc biệt khác có thể dùng trong tên là ?. @_$%. Nếu dấu chấm ('. ') được dùng thì nó phải được đặt ở vị trí đầu tiên của tên. Một nhãn phải kết thúc bằng dấu hai chấm (:).

b) Trường mã lệnh

Trong trường mã lệnh nói chung sẽ có các lệnh thật hoặc lệnh giả. Đối với các lệnh thật thì trường này chứa các mã lệnh gợi nhớ. Mã lệnh này sẽ được chương trình dịch dịch ra mã

máy. Đối với các hướng dẫn chương trình dịch thì trường này chứa các lệnh giả và sẽ không được dịch ra mã máy.

c) Trường toán hạng

Đối với một lệnh thì trường này chứa các toán hạng của lệnh. Tùy theo từng loại lệnh mà ta có thể có 0, 1 hoặc 2 toán hạng trong một lệnh. Trong trường hợp các lệnh với 1 toán hạng thông thường ta có toán hạng là đích hoặc gốc, còn trong trường hợp lệnh với 2 toán hạng thì ta có 1 toán hạng là đích và 1 toán hạng là gốc.

Đối với hướng dẫn chương trình dịch thì trường này chứa các thông tin khác nhau liên quan đến các lệnh giả của hướng dẫn.

d) Trường chú giải

Lời giải thích ở trường chú giải phải được bắt đầu bằng dấu chấm phẩy (;). Trường chú giải này được dành riêng cho người lập trình để ghi các lời giải thích cho các lệnh của chương trình với mục đích giúp cho người đọc chương trình dễ hiểu các thao tác của chương trình hơn. Thông thường lời chú giải cần phải mang đủ thông tin để giải thích về thao tác của lệnh trong hoàn cảnh cụ thể và như thế thì mới có ích cho người đọc.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ THUẬT VI XỬ LÝ (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)