Nghành Công Nghệ Chế Tạo Máy là ngành mũi nhọn trong việc chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị sản xuất. Đây là ngành quyết định trình độ kỹ thuật và công nghệ của một đất nước.Tại Việt Nam thì nhiều công nghệ chế tạo máy còn gặp nhiều khó khăn, đơn giản, lạc hậu, kém phát triển, tồn tạo ở hầu hết các ngành, phát triển rất chậm và chưa có biểu hiện sẽ trở thành ngành công nghiệp trọng điểm.Nhiều nơi công nghệ chế tạo máy không có thiết kế riêng, không nhận được chuyển giao công nghệ, công nghiệp hỗ trợ thiếu và yếu,các chính sách phát triển thì chung chung, thiếu cụ thể nên không mang lại hiệu quả. Nước ta đang trong thời kì đổi mới cơ sở hạn tầng nhiều thiếu thốn vì vậy ngành chế tạo máy điện còn nhiều việc phải làm. Công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp có rất ít các cơ sở sản xuất đúng nghĩa, chủ yếu nhập linh kiện từ Trung Quốc, Hàn Quốc... về lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ nghèo nàn và giản đơn. Ngành cơ khí chế tạo gồm ôtô, đóng tàu, thiết bị toàn bộ, máy nông nghiệp, cơ điện tử.Theo đánh giá của Bộ Công thương, do khó khăn chung của nền kinh tế, cho nên các doanh nghiệp cơ khí gặp nhiều thách thức, sức mua giảm, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, hoạt động cầm chừng, tỷ lệ tồn kho cao.
Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) đánh giá, hiện nay, ngành cơ khí trong nước rất yếu so khu vực và thế giới. 10 năm qua, mặc dù đã có một số DN có điều kiện đầu tư quy mô lớn máy móc, thiết bị hiện đại, có khả năng chế tạo được các sản phẩm chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu, nhưng số DN này quá ít ỏi và cũng đang gặp nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển.Trong khi đó, khu vực chế tạo máy do ít được đầu tư, cho nên chậm phát triển, sau 10 năm chưa xây dựng thêm được một nhà máy mới nào về chế tạo máy, dẫn tới tình trạng cơ khí chế tạo (CKCT) nước ta phát triển lệch.
VAMI cũng cho biết, trong số 24 dự án thuộc danh mục cơ khí trọng điểm được Chính phủ phê duyệt thì chỉ có năm dự án được thực hiện. Mục tiêu sản phẩm cơ khí (SPCK) trong nước đáp ứng 45 đến 50% nhu cầu trong nước và xuất khẩu 30% không đạt được như Chiến lược phát triển cơ khí của Chính phủ đề ra theo Quyết định 186/2002/QÐ- TTg. Mỗi năm, nước ta phải tốn hàng tỷ USD nhập máy móc, thiết bị về để xây dựng các công trình, phát triển các ngành công nghiệp trong nước, trong khi ngành CKCT Việt Nam chỉ đáp ứng được một phần nhỏ bé, thậm chí nhiều người còn cho rằng, chúng ta đang mất thị phần, "thua trên sân nhà". Minh họa cho thực trạng đáng buồn này là việc thực hiện thiết kế, chế tạo thiết bị các nhà máy nhiệt điện trong nước rơi nhiều vào tay tổng thầu nước ngoài, trong khi các DNCK trong nước rất ít, hoặc không được tham gia phần việc nào.
Thực tế, thời gian qua, đầu tư của ngành cơ khí còn phân tán, chưa đồng bộ, chưa có một cơ sở chế tạo nào đủ mạnh để làm đòn bẩy thúc đẩy ngành phát triển. Việc hỗ trợ và phối hợp, liên kết chưa thực hiện được cũng vì thiếu những chuyên ngành cơ khí cần thiết như các dự án sản xuất phôi thép rèn, đúc chất lượng cao áp dụng công nghệ tiên tiến, thiếu các cơ sở có máy móc gia công, chế tạo lớn, hiện đại; thiếu cả những nhà máy sản xuất thép chuyên dùng cho chế tạo các sản phẩm cơ khí…
Định hướng:
Phải xây dựng ngành Công nghiệp chế tạo máy như Máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ của dự án cần được phân định rõ ràng: Phần thiết bị chính để bảo đảm chất lượng cao, công nghệ tiên tiến được đấu thầu quốc tế có chỉ định xuất xứ hàng hóa và phần thiết bị phụ, kết cấu thép... có khả năng chế tạo trong nước thì cần có cơ chế ưu đãi đặc biệt để tạo thuận lợi cho các DNCK trong nước.
Nhà nước cần tạo điều kiện cho các DNCK đủ khả năng được tham gia các dự án công nghiệp lớn..Về phần mình, bản thân các DNCK cũng cần phải chủ động cơ cấu lại sản xuất,nâng cao năng suất, chất lượng;liên kết quá trình sản xuất của các tập đoàn lớn trên thế giới để mở rộng thị trường xuất khẩu và tranh thủ tiếp thu công nghệ mới.Về tư vấn thiết kế và công nghệ, cần thực hiện chuyên môn hóa các cơ quan nghiên cứu cơ khí hiện có. Hợp tác các cơ sở nghiên cứu cơ khí trong nước với các công ty tư vấn nước ngoài trong chuyển giao công nghệ, đào tạo.Ðể các SPCK Việt Nam có thể cạnh tranh với
các nhà cung cấp nước ngoài và đặc biệt là các nhà cung cấp khu vực thì cần nâng cao năng lực tư vấn thiết kế và năng lực chế tạo, trong đó giải pháp nâng cao năng lực tư vấn thiết kế là việc cần làm trước vì giá trị phần công việc tư vấn thiết kế chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị công trình, lại có giá trị gia tăng cao.
Nhà nước cần tạo điều kiện và hỗ trợ các DNCK phát triển đúng hướng, đúng quy luật theo phương châm chuyên môn hóa sâu, hợp tác hóa rộng, tránh đầu tư trùng lặp và cạnh tranh gây thiệt hại cho DN và nền kinh tế. Sớm sắp xếp lại khối các DNCK nhà nước, tạo sức mạnh liên kết, hợp tác đầu tư sản xuất cho toàn ngành, củng cố nguồn lực cho các tập đoàn đã thành lập tạo được sức mạnh chủ lực cho ngành CKCT cả nước.Tóm lại,với ngành công nghiệp chế tạo máy phải luôn ứng dụng nhiều công nghệ mới góp phần tăng năng suất và chất lượng gia công lên cao,nhằm đạt được chất lượng sản phẩm ,hoạt động hiệu quả kinh tế cao,mang lại giá trị gia tăng lớn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu và sự phát triển kinh tế của quốc gia đông dân như Việt Nam.