Phƣơng thức mã hóa

Một phần của tài liệu phân tích kỹ thuật thâm nhập và an ninh mạng không dây wi-fi (Trang 30 - 31)

WEP là một thuật toán mã hóa đối xứng có nghĩa là quá trình mã hóa và giải mã đều dùng một là khóa dùng chung - Share key, khóa này AP sử dụng và Client được cấp. Chúng ta tìm hiểu một số khái niệm sau:

Khóa dùng chung–Share key: Đây là mã khóa mà AP và Client cùng

biết và sử dụng cho việc mã hóa và giải mã dữ liệu. Khóa này có 2 loại khác nhau về độ dài là 40 bit và 104 bit. Một AP có thể sử dụng tới 4 khóa dùng chung khác nhau, tức là nó có làm việc với 4 nhóm các Client kết nối tới nó.

Hình 2.2 Cài đặt mã khóa dùng chung cho WEP

Vector khởi tạo IV-Initialization Vector: Đây là một chuỗi dài 24 bit,

được tạo ra một cách ngẫu nhiên và với gói tin mới truyền đi, chuỗi IV lại thay đổi một lần. Có nghĩa là các gói tin truyền đi liền nhau sẽ có các giá trị IV thay đổi khác nhau. Vì thế người ta còn gọi nó là bộ sinh mã giả ngẫu nhiên PRNG – Pseudo Random Number Generator. Mã này sẽ được truyền cho bên nhận tin (cùng với bản tin đã mã hóa), bên nhận sẽ dùng giá trị IV nhận được cho việc giải mã.

RC4: Chữ RC4 xuất phát từ chữ Ron’s Code lấy từ tên người đã nghĩ ra

là Ron Rivest, thành viên của tổ chức bảo mật RSA. Đây là loại mã dạng chuỗi các ký tự được tạo ra liên tục (còn gọi là luồng dữ liệu). Độ dài của RC4 chính bằng tổng độ dài của khóa dùng chung và mã IV. Mã RC4 có 2 loại khác nhau về độ dài từ mã là loại 64 bit (ứng với khóa dùng chung 40 bit) và 128 bit (ứng với khóa dùng chung dài 104 bit).

Một phần của tài liệu phân tích kỹ thuật thâm nhập và an ninh mạng không dây wi-fi (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)