4.2.1. Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của loét DD - TT, đặc biệt là triệu chứng cơ năng là rất đa dạng, đôi khi không có triệu chứng rõ ràng hoặc không thấy biểu hiện các triệu chứng, nó tùy thuộc giai đoạn tiến triển của bệnh, nó tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh, phụ thuộc vào vị trí của ổ loét và các biến chứng của bệnh. Nhƣng triệu chứng chính vẫn là đau bụng vùng thƣợng vị, đây là triệu chứng kinh điển ở ngƣời bị loét DD - TT, đó chỉ là một triệu chứng chính trong nhiều các triệu chứng kèm theo. Thƣờng thì ở bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng hoặc bị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng không bao giờ chỉ có một triệu chứng đau thƣợng vị mà thƣờng kèm theo những triệu chứng phối hợp, hay gặp nhất là ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, chƣớng bụng, nóng rát, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, táo bón. Ở bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa thì có nôn ra máu, đi ngoài phân đen, hoa mắt chóng mặt.
Tuy nhiên qua khai thác bệnh sử và lâm sàng, chúng tôi thấy trên các đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi nổi bật các triệu chứng: đau thƣợng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, mệt mỏi và hoa mắt chóng mặt.
Ở nhóm loét đơn thuần triệu chứng đau thƣợng vị 95,3% cao hơn nhóm có biến chứng chảy máu 73,2%. Kết quả này phù hợp với kết quả của một số tác giả: Đỗ Đình Vân [19], Đặng Thị Lan Anh [1] và Nguyễn Kim Thành [17]. Triệu chứng ợ hơi, ợ chua ở nhóm loét đơn thuần 69,8%, cao hơn so với nhóm có biến chứng chảy máu 29,3%. Vì triệu chứng ợ hơi, ợ chua gần nhƣ là triệu chứng xuất hiện ban đầu của thời kỳ bị bệnh. Kết quả này phù hợp với kết quả của tác giả Nguyễn Kim Thành [17].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Triệu chứng mệt mỏi ở nhóm loét đơn thuần 16,3% thấp hơn so với nhóm có biến chứng chảy máu 58,5%. Theo chúng tôi ở loét dạ dày đơn thuần khi một số triệu chứng ban đầu của bệnh xuất hiện nhƣ đau thƣợng vị, đầy bụng, cồn cào, nóng rát…khiến cho bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy khó chịu, cảnh giác với bệnh tật làm cho bệnh nhân thấy mệt mỏi. Nhƣng ở nhóm có biến chứng chảy máu thì ngoài các cảm giác nhƣ trên làm cho bệnh nhân thấy mệt mỏi mà có thể chính nguyên nhân chảy máu ổ loét làm mất máu gây nên triệu chứng mệt mỏi cho bệnh nhân.
Triệu chứng hoa mắt chóng mặt, nôn ra máu và đi ngoài phân đen chỉ có ở nhóm có biến chứng chảy máu ổ loét với 100%. Đƣơng nhiên đó là triệu chứng chỉ điểm của chảy máu.
Chúng tôi nhận thấy rằng các triệu chứng điển hình trong nhóm loét đơn thuần đau thƣợng vị chiếm tỷ lệ cao nhất sau đó là ợ hơi, ợ chua và buồn nôn. Ở nhóm có biến chứng chảy máu ổ loét nôn ra máu, đi ngoài phân đen và hoa mắt chóng mặt là nguyên nhân chính. Tất cả bệnh nhân đến viện khám và nội soi với lý do biểu hiện lâm sàng có các triệu chứng trên.
4.2.3. Cận lâm sàng
Các xét nghiệm công thức máu lúc vào có thể phản ánh đƣợc mức độ mất máu, các xét nghiệm khác thay đổi tùy theo mức độ mất máu và tình trạng bệnh.
Trong nghiên cứu của chúng tôi các chỉ số: Hồng cầu, Hematocrit, Hemoglobin ở 2 nhóm loét đơn thuần và loét có biến chứng chảy máu thay đổi theo mức độ mất máu có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Tất nhiên khi có chảy máu sẽ gây mất hồng cầu làm ảnh hƣởng đến các chỉ số trên và huyết động. Tuy nhiên trên thực tế khó có thể đo đƣợc chính xác số lƣợng máu mất, số lƣợng máu nôn và đi ngoài không phản ánh đúng tình trạng mất máu bởi vì còn một lƣợng máu nằm trong ống tiêu hóa và khi bệnh nhân ở tuyến trƣớc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
xuất hiện chảy máu dù ít hay nhiều cũng sẽ đƣợc truyền dịch do đó làm loãng Hồng cầu.
Trên thực tế tỷ lệ giảm Hemoglobin, Hematocrit của đối tƣợng nghiên cứu trong nghiên cứu của chúng tôi không nhiều, có thể do công tác phát hiện chảy máu sớm, đến viện kịp thời và công tác sơ cứu của tuyến trƣớc tốt cho nên mức độ mất máu không quá nặng.
Thực tế theo dõi trên bệnh nhân thấy tỷ lệ chảy máu do loét DD - TT tại Bệnh viện 198 tỷ lệ truyền máu ít do thể lực của bệnh nhân tốt, đƣợc phát hiện sớm, kịp thời nên trong 41 ca chỉ truyền 12 đơn vị máu. Điều này cũng chỉ ra rằng chảy máu ảnh hƣởng đến huyết động và nhƣ vậy nếu đƣợc điều trị kịp thời thì mức độ ảnh hƣởng ít nghiêm trọng.
Trong nhóm nghiên cứu khi xét nghiệm sinh hóa máu về Ure và Creatinin, chúng tôi nhận thấy Ure tăng ở nhóm có chảy máu 7,16 ± 3,91, nhóm loét đơn thuần 4,66±1,08. Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Còn Creatinin của 2 nhóm bình thƣờng, ở nhóm loét đơn thuần là 84,76±17,22 và ở nhóm có chảy máu là 80,45±33,10.
Thực tế khi chảy máu trong ống tiêu hóa, nếu máu chƣa tống ra ngoài sẽ bị lên men phân hủy tạo nên NH3, từ đây NH3 sẽ vào chu trình Ure tại gan tạo ra Ure. Nếu chức năng gan còn tốt thì lƣợng Ure máu sẽ tăng lên và tăng đào thải qua thận.
Trong nghiên cứu này, ở nhóm chảy máu có Ure tăng hơn nhóm không chảy máu. Chúng tôi cho rằng những trƣờng hợp này thực sự do tăng NH3 và chức năng gan còn tốt nên bị tăng Ure máu. Tuy nhiên chúng tôi cũng phân biệt với hiện tƣợng suy thận chức năng do giảm huyết áp động mạch, máu đến thận kém trong mất máu cấp. Trong những trƣờng hợp suy thận kiểu này do mất máu cấp gây nên thì Ure và Creatinin đều tăng và nhƣ vậy có ảnh hƣởng rất xấu. Mặt khác công thức máu của các đối tƣợng nghiên cứu giảm ở mức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
độ thấp, điều đó cho thấy các đối tƣợng nghiên cứu không bị mất máu nặng, do đó ít có nguy cơ ảnh hƣởng đến chức năng thận.
Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng tăng Ure ở các đối tƣợng nghiên cứu là tăng Ure ngoài thận, thực hành điều trị chỉ cần bù đủ dịch, nhuận tràng sớm và không cần cấp cứu chức năng thận.