III. Những Kiến Nghị Đối Với Chiến Lược Kinh Doanh Của Các Doanh
6. Kiến nghị về tài chính
6.1 Vốn cho đầu tư phát triển
Để giải quyết vốn cho đầu tư phát triển, ngành Dệt May Việt Nam huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết, cổ phần hoá các doanh nghiệp, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại với điều kiện có hoặc không có sự bảo lãnh của Chính phủ.
6.2 Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý môi trường
Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Viện nghiên cứu, các Trường đào tạo trong ngành Dệt May Việt Nam để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Nhà nước cho doanh nghiệp Dệt May được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường.
Kết Luận:
Là một trong những ngành chủ chốt của đất nước và là ngành tạo ra thu nhập quốc dân cao, ngành dệt may Việt Nam đã và đang không ngừng tìm kiếm những cơ hội mới. Đặc biệt là khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO là cơ hội cũng như là thách thức của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Thị trường nước ngoài của ngành dệt trong mấy năm gần đây đã không ngừng mở rộng thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên do hoạt động chủ yếu là gia công xuất khẩu nên giá trị gia tăng đem lại cho đất nước là không nhiều. Hơn nữa do các doanh
nghiệp trong nước không phát huy được thị phần nội địa nên đã để mất thị trường cho hàng nhập khẩu và nhập lậu. Do vậy để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm dệt may, các doanh nghiệp nên chuyển sang xu hướng mua nguyên liệu, bán thành phẩm.
Máy móc thiết bị của ngành đã quá cũ kĩ, lạc hậu, cần phải thay thế và nâng cấp. Mặt hàng sản xuất trong nước còn nhiều hạn chế về chất lượng, mẫu mã sản phẩm nên tính cạnh tranh hàng hóa còn thấp. Do vậy ngành có nhu cầu đầu tư đổi mới công nghệ rất lớn trong những năm tới để có thể sản xuất được các mặt hàng chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước cũng như xuất khẩu.
Ngành may hiện nay vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, bởi vậy nghiên cứu chiến lược đầu tư phát triển ngành dệt để có thể cung cấp đủ nguyên liệu phục vụ cho ngành may là vấn đề cần lưu tâm.
Lực lượng lao động có tay nghề, cán bộ quản lí trình độ cao đang có nguy cớ thiếu hụt trong những năm tới. Vì vậy công tác đào tạo và khuyến khích người lao động trong ngành cần được nâng cao hơn nữa. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới, với những đặc điểm kinh tế - kĩ thuật phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước ta, ngành công nghiệp dệt may được đánh giá là ngành có tiềm lực phát triển và là ngành có khả năng đem lại nhiều giá trị kinh tế cho đất nước. Bởi vậy công việc nghiên cứu và tìm ra những chiến lược đúng đắn, kịp thời là việc làm cần thiết để dẫn dắt ngành dệt may phát triển bền vững với vai trò là ngành mũi
Tài Liệu Tham Khảo
Giáo trình quản trị chiến lược – PGS. TS. Ngô Kim Thanh. PGS. TS. Lê Văn Tâm. www.vietnamtextile.org
www.vietnamplus.vn www.sggp.org.vn www.chinhphu.vn www.baomoi.com
MỤC LỤC
Lời mở đầu...1
I. Cơ Sở Lí Luận Chung Về Chiến Lược Kinh Doanh...2
2. 4 Lợi ích quản trị chiến lược đem lại:...6
II. Chiến Lược Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May Năm 2000 – 2010...8
2.1 Các quan điểm về chiến lược phát triển kinh doanh ngành dệt may Việt Nam:...8
2.2 Chính sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chiến lược phát triển ngành dệt - may Việt Nam 2000 – 2010...20
2.3 Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu...21
III. Những Kiến Nghị Đối Với Chiến Lược Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May Thời Gian Tới. ...22
1. Kiến nghị về đầu tư ...22
2. Kiến nghị phát triển nguồn nhân lực...22
3. Kiến nghị về khoa học công nghệ...23
4. Kiến nghị thị trường...24
5. Kiến nghị về cung ứng nguyên phụ liệu...24
6. Kiến nghị về tài chính...25
Kết Luận:...26
Tài Liệu Tham Khảo...27
Giáo trình quản trị chiến lược – PGS. TS. Ngô Kim Thanh...27
PGS. TS. Lê Văn Tâm...27
www.vietnamtextile.org ...27
www.vietnamplus.vn ...27
www.sggp.org.vn ...27
www.chinhphu.vn ...27