Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình sản xuất

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số biện pháp nhằm đảy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu tân lộ phát (Trang 34 - 38)

Theo quy trình sản xuất này nguyên vật liệu sau khi xuất kho được đưa sang tổ cắt để tạo ra các chi tiết sản phẩm. Các chi tiết sản phẩm này có thể được coi như các bán thành phẩm vì trong quá trình tạo thành đã có sự tiêu hao lao động sống và lao động vật hóa, nhưng vì các bán thành phẩm này không có đặc tính sử dụng nên không thể trao đổi trên thị trường. Vì vậy chúng tiếp tục đưa xuống các phân xưởng may để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh (quần, áo…). Các sản phẩm này trước khi thành phẩm nhập kho đều được bộ phận kỹ thuật của Công ty kiểm tra chất lượng và đóng gói để hoàn thiện. Với một quy trình công nghệ khép kín, công ty hoàn toàn có thể tiết kiệm được chi phí góp phần giảm giá thành, tăng thu nhập cho doanh nghiệp.

2.1.5 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

* Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của công ty Tân Lộ Phát theo loại cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, theo đó Ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp tới các bộ phận trong công ty gồm các phòng ban và các Trưởng Phân xưởng, sau đó đến Phụ trách các Chuyền và tổ cắt hoàn thiện, tiếp theo là các tổ trưởng cắt may. Trong mô hình hoạt động này, công ty chỉ áp dụng 3 cấp quản lý chính để tránh quá nhiều sự quản lý gián tiếp và tránh sự cồng kềnh của bộ máy sản xuất.

Cụ thể: Ban Giám đốc, trưởng các phân xưởng, phụ trách Chuyền sản xuất. Đó cũng chính là thuận lợi để công ty thực hiện nhanh chóng các công tác sản xuất từ khâu vật tư vật liệu đến thành phẩm.

Hình 2.2 Sơ đồ Tổ chức của công ty cổ phần thương mại XNK Tân Lộ Phát

BAN GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh vật tư Phòng kỹ thuật Phòng tài chính Phòng thị trường

* Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý

Ban Giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.

Giám đốc là người quản lý cao nhất và có quyền quyết định và điều hành tất cả các hoạt động của công ty theo chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời là người đại diện toàn quyền của công ty trong mọi hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, Giám đốc còn trực tiếp quản lý tổ cắt và hoàn thiện nhằm kiểm soát chặt chẽ khâu sản phẩm đầu ra trước khi xuất xưởng.

02 Phó giám đốc: là người hỗ trợ giúp việc giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được giao, cụ thể là mỗi phó giám đốc phải đảm nhiệm 2 Chuyền sản xuất.

Các phòng ban: giúp việc trực tiếp các công tác quản lý, tổ chức, hành chính

cho công ty:

+ Phòng tổ chức - hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức cán bộ, quản lý trong toàn

công ty, tổ chức sắp xếp lao động cho các phân xưởng, tổ sản xuất, tuyển dụng lao động và quản lý các hoạt động về tài chính, an toàn lao động của công ty. Ngoài ra, còn thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản thiết bị như: thống kê tài sản cố định, lập kế hoạch bảo dưỡng bảo trì máy móc, sửa chữa thiết bị điện.

+ Phòng kỹ thuật: làm chức năng tham mưu về kỹ thuật sản xuất hàng hóa,

nghiên cứu sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu kỹ thuật. Đảm bảo chất lượng sản phẩm với khách hàng về các yếu tố kỹ thuật.

+ Phòng kinh doanh-vật tư: khảo sát thị trường, tìm các nguồn hàng và đối

tác cho công ty. Ngoài ra, còn phối hợp với Ban Giám đốc đưa ra các mẫu chuẩn hóa văn bản phục vụ việc nhập xuất hàng, giá cả và phương thức bán hàng cũng như kinh doanh hiệu quả nhất.

+ Phòng tài chính kế toán: Thực hiện chức năng quản lý về mặt tài chính, tài

sản, nguồn vốn kinh doanh. Công tác thu chi, tổng hợp và hệ thống hóa các số liệu sổ sách kế toán, qua đó giúp giám đốc nắm bắt tình hình SXKD của công ty trên phương diện tài chính.

Phòng thị trường gồm 3 bộ phận: Phân xưởng 2 Phân xưởng 1 Tổ cắt và hoàn thiện Các bộ phận cắt may

Chuyền III Chuyền IV Chuyền II

+ Thiết kế kỹ-mỹ thuật: thiết kế mẫu mã sản phẩm, các tiêu chuẩn kiểm tra. + Kế hoạch xuất nhập khẩu: Xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu, lập các dự

toán về vật tư, thiết bị lao động và phân bổ kế hoạch cho các Chuyền sản xuất.

+ Thực hiện công tác xuất nhập khẩu: Kết hợp với ban lãnh đạo công ty

thực hiện công tác giấy tờ và thủ tục xuất nhập khẩu để xuất hàng đi các thị trường quốc tế và nhập các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

Các phân xưởng và chuyền sản xuất: Thực hiện công tác kiểm soát các Chuyền

trong việc sản xuất hàng hóa, cắt may sản phẩm.

2.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh

Tuy mới thành lập nhưng trong những năm qua công ty đã có những bước phát

triển đáng kể, không ngừng mở rộng quy mô SKKD. Điều này được thể hiện rõ qua tình hình doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của Công ty trong 2 năm 2010-2011.

Qua số liệu dưới đây, ta có thể thấy rằng trong cả hai năm 2010–2011 hoạt động SXKD của công ty đều mang lại hiệu quả điều này được phản ánh thông qua chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 - 2011 của Công ty.

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh

Số tiền Tỷ lệ %

1. Doanh thu 82.819.291.138 53.209.826.596 (29.609.464.542 )

(35,75) 2. Lợi nhuận trước

thuế

4.577.483.169 5.519.313.696 941.830.527 20,575 3. Nộp ngân sách 2.143.305.850 3.057.257.323 913.951.473 42,64 4. Chi phí kinh doanh 79.017.064.714 45.480.412.965 (33.566.651.749

)

(42,48) 5. Thu nhập bình quân 5.270.898 5.979.654 708.756 31,21

(Số liệu được trích từ BCTC của Công ty năm 2010-2011)

Mặc dù doanh thu năm 2011 giảm so với 2010 là 29.609.464.542đ với tỷ lệ giảm tương ứng là 35,75% nhưng lợi nhuận năm 2011 vẫn tăng 941.830.527đ với tỷ lệ tăng tương ứng 20,575% so với năm 2010. Doanh thu năm 2011 giảm đi không thể đánh

giá ngay rằng sức sản xuất, cung ứng hay tiêu thụ của công ty đã bị giảm sút. Bởi như chúng ta đã biết năm 2011 do nền kinh tế thế giới khủng hoảng nên đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của ngành sản xuất may mặc của Viêt Nam. Chính vì vậy doanh thu tiêu thụ của công ty phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của việc xuất nhập khẩu hàng may mặc nói chung.

Trên thực tế trong năm 2011 nhu cầu về sản phẩm may mặc đặc biệt là 15 tỷ đồng giảm so với năm 2010 là 37 tỷ đồng. Do đó để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty một cách chính xác ta cần phân tích chỉ tiêu lợi nhuận và chi phí. Năm 2010 để thu được một đồng lợi nhuận công ty phải bỏ ra 17,26đ chi phí nhưng năm 2011 để thu được một đồng lợi nhuận chỉ cần bỏ ra 8,24đ chi phí. Điều đó cho thấy công ty có nhiều nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí. Mặt khác xét tỷ suất lợi nhuận trước thuế doanh thu theo công thức sau:

Tỷ suất lợi nhuận Doanh thu

Lợi nhuận trước thuế Doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận Doanh thu 2010

4.577.483.169 82.819.291.138 Tỷ suất lợi nhuận

Doanh thu 2011

5.519.313.696 53.209.826.596

Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trước thuế doanh thu năm 2011 là: 0,104 nghĩa là cứ 1đ doanh thu thu về công ty thu được 0,104đ lợi nhuận; Còn năm 2010 là 1đ doanh thu thu về chỉ mang lại 0,055đ lợi nhuận thấp hơn năm 2011 là: 0,049đ.

Mặt khác tốc độ tăng lợi nhuận của công ty trong 2 năm qua đạt 120,6% là khá cao, kết quả này chứng tỏ rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của năm 2011 tốt hơn năm 2010.

Xét tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước trong hai năm qua ta thấy công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước tăng năm sau cao hơn năm trước cụ thể là năm 2011 đã tăng 913.951.473đ so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng 42,64%.

Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng, năm 2011 tăng 708.756 đồng so với năm 2010 với tỷ lệ tăng tương ứng là: 31,21%. Điều này cho thấy cùng với sự phát

=

= = 0,055

triển của Công ty đời sống của cán bộ công nhân viên đang ngày được cải thiện và nâng cao.

Qua những phân tích trên về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2010– 2011, nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên, công ty cần phải tìm cách mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ để có thể tăng doanh thu đem lại hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số biện pháp nhằm đảy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu tân lộ phát (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w