Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hộ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của của các hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới (Trang 34 - 37)

II MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠ

4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hộ

1) Ruộng đất: Củng cố quyền sử dụng đất đai; Thúc đẩy tích tụ đất, thực

hiện tốt các quyền

2) Về vấn đề kỹ thuật: Tăng cường những tiến bộ kỹ thuật phù hợp; Kết hợp

kỹ thuật hiện đại và cổ truyền

3) Hoàn thiện hệ thống khuyến nông: Tổ chức tốt hệ thống khuyến nông cơ

sở; Tăng cường đào tạo KN viên người địa phương; Làm tốt công tác biên soạn tài liệu hướng dẫn; Thực hiện KN có sự tham gia của nông dân ;Lồng ghép công tác khuyến nông vào nhiệm vụ của chính quyền và các tổ chức xã hội,

4) Tăng cường liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà nước/khuyến

nông, nhà kinh doanh/doanh nghiệp

5) XD và hoàn thiện hệ thống DVSX và DVKT: Tăng cường đầu tư và DV

trả SP cuối cùng, trả chậm; Tăng cường DV hỗ trợ NN tiếp cận đến hộ: giống, phân bón, thuốc BVTV, chế biến, bảo quản…

6) Giải pháp về vốn:

+ Tạo điều kiện tốt cho sự gặp gỡ giữa người thừa và thiếu vốn + Đa dạng hóa hình thức huy động

+ Xúc tiến thị trường vốn trung hạn và dài hạn

Hình thành qũy bảo lãnh tín dụng, thực hiện bảo lãnh: + Khuyến khích hộ tạo vốn bằng liên doanh, LK + Kêu gọi vốn từ các cơ quan, tổ chức

+ Thông qua các đoàn thể để tìm hiểu, giúp đỡ các hộ khó khăn

7) Chuyển đổi cơ cấu sản xuất: Phát triển mạnh ngành nghề, DV, C/nghiệp

tăng CSVC cho phát triển ngành nghề, DV để nâng cao hiệu quả SX ngành nghề và DV. (ưu tiên xây dựng các trọng điểm kinh tế của địa phương…: khu trung tâm, chợ, bến cảng ….); Đưa CB nông lâm thủy sản vào nông thôn

8) Tăng cường hợp tác kinh tế giữa các hộ: Hợp tác trong lưu thông, chế

biến, DV kỹ thuật để tạo ra sức mạnh mới để chống lại các yếu tố bất lợi và tiếp nhận các yếu tố thuận lợi

9) Tìm kiếm thị trường đầu ra: Khuyến khích phát triển SX đa dạng; Tạo lập

1 hệ thống thị trường sôi động ở địa phương; Phát triển hệ thống chợ, giao thông, trung tâm buôn bán; Liên kết với các cơ sở CB trong và ngoài ĐP; Mở rộng hoạt động tiêu thụ ra bên ngòai

10) Giải quyết vấn đề chính sách: Giúp đỡ các gia đình chính sách

11) Tăng cường cơ sở hạ tầng: Đặc trưng: tính hệ thống, tính kiến trúc, tính

tiên phong trong định hướng; Điện, đường, trường, trạm, nước sạch, hệ thống thị trường, hệ thống thông tin; XD mới và nâng cấp hệ thống điện

Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi: Qui hoạch XD đường sản xuất (nội đông); tăng cường hệ thống thông tin

12) Về giáo dục: Tăng cường giáo dục phổ thông, chống thất học; Trợ giá

cho giáo dục

13) Về sức khoẻ: Tăng cường chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là sức

khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chống suy dinh dưỡng

14) Thực hiện chiến lược nông dân đặt lên hàng đầu: Vì chiến lược chỉ đạt

được khi dân được tham gia vào phát triển, dân là trung tâm à tăng khả năng tự lập của địa phương và công đồng

Phần IV: TỔ HỢP TÁC 1. Khái niệm

Tổ hợp tác là mô hình tổ chức của dân (chủ yếu là của nông dân), do nông dân tự nguyện lập ra nhằm mục đích tự giúp nhau sử dụng có tốt hơn các tư liệu sản xuất cơ bản như: đất đai, lao động, vốn, vật tư trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo tín hiệu của thị trường; trong phạm vi tổ hợp tác các tổ viên giúp nhau khắc phục những rủi ro bất thường trong cuộc sống thường ngày, từ đó tạo ra sự ổn định cuộc sống của toàn cộng đồng nông thôn.

- Tổ hợp tác trong nông nghiệp là nhóm nông dân, được tổ chức theo cách riêng của họ để thực hiện một số hoạt động mà các thành viên tham gia mong muốn;

- Các tổ hợp tác được xác định thuộc khu vực kinh tế tư nhân;

- Hoạt động của các tổ hợp tác thường liên quan tới các tác nghiệp trực tiếp trong sản xuất nông, lâm thuỷ sản. ít, hoặc không tổ chức các hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quan hệ giữa các thành viên;

- Số thành viên của tổ hợp tác thường từ 8 -15 người.

- Tổ hợp tác không làm thay chức năng kinh tế hộ, các hoạt động của tổ do tất cả các thành viên tham gia cùng quyết định, cùng hưởng lợi và cùng chia sẻ rủi ro.

- Tổ hợp tác là một hình thức tổ chức kinh tế thuộc khu vực tư nhân, được hình thành tự nguyện bởi các thành viên tham gia và thuộc sở hữu và được quản lý bởi những thành viên tham gia, với mục tiêu chính là tăng thu nhập.

- Tổ hợp tác độc lập với chính quyền địa phương. Các quan chức chính quyền địa phương không được can thiệp trực tiếp vào các hoạt động thường nhật của các Tổ hợp tác.

- Tổ hợp tác thường có tính phi chính quy, tức là không nhất thiết phải đăng ký chính thức với chính quyền.

- Các hình thức tổ chức, cách thức hợp tác, ngành nghề kinh doanh, phạm vi kinh doanh của các tổ hợp tác là rất đa dạng.

- Các tổ hợp tác là một loại hình kinh tế hợp tác độc lập với hợp tác xã, có những ưu điểm và nhược điểm nhất định so với hợp tác xã. Việc trở thành hợp tác xã không phải là mục tiêu tất yếu của mọi tổ hợp tác.

3. Vai trò

- Nâng cao vị thế của người nông dân;

- Giúp nông dân đa dạng hóa sản xuất sang những lĩnh vực mà từng người nông dân riêng lẻ và nghèo không tự làm được;

- Nâng cao giá bán nông sản;

- Tăng năng suất và hiệu quả của hoạt động sản xuất; - Giảm giá mua các đầu vào của sản xuất;

- Tiếp cận dễ dàng hơn tới thị trường;

- Có khả năng hơn trong huy động vốn đầu tư;

- Nâng cao trí thức và kỹ năng sản xuất cho thành viên; - Giảm rủi ro sản xuất, kinh doanh;

- Tránh những cạnh tranh không cần thiết.

Vai trò của các tổ hợp tác được nâng lên khi.

- Dễ được thành lập và có tính linh hoạt cao;

- Người nông dân dường như học hỏi nhanh hơn trong các nhóm hợp tác của họ, đặc biệt học hỏi các kỹ năng về tổ chức, quản lý và hoạt động trong nhóm;

- Người nông dân hoạt động tích cực hơn; - Dễ đạt tới sự đồng thuận;

- Do thành viên của các tổ hợp tác thường có tính đồng nhất về xuất thân, giai cấp, lợi ích... nên ít xảy ra mâu thuẫn nội bộ, các thành viên tin cậy lẫn nhau trong hoạt động của tổ.

Thực tế của nhiều nước đã chỉ ra rằng sự tham gia thực sự của người nông dân trong các tổ chức quy mô nhỏ do họ tự thành lập, nhằm thực hiện các mục tiêu do chính họ đặt ra là điều kiện cơ bản tạo ra thành công của tổ.

Các tổ hợp tác được coi là tổ chức hữu hiệu để tập dượt tinh thần hợp tác và hình thành các quan hệ kinh tế - xã hội tập thể của những người nông dân nhỏ nhằm cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội của họ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả của của các hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w