- Miền Bắc: 16 nhà máy; miền Trung: 5 nhà máy; miền Nam: 7 nhà máy;
Phần II I: Phương hướng phát triển công ty trong những năm tói 3.1 Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội nguy cơ
3.2.2. Sản xuất thép
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay ngành xây dựng đóng một vai trò quan trọng. Ngoài các công trình dân dụng, hàng năm ngành xây dựng phải đảm nhiệm xây dựng hàng trăm công trình công nghiệp và các cơ sở hạ tầng công cộng khác. Để xây lắp các công trình công nghiệp và đáp ứng nhu cầu nhà ở chất lượng cao, nhu cầu thép xây dựng vẫn tăng trưởng ở mức độ cao.
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2010
Công suất
Sản xuất phôi thép Cán thép
Gia công sau cán
Ngàn tấn ngàn tấn ngàn tấn 1500 4200 1000 1800÷2000 6500 1600 Sản lượng Sản xuất phôi thép Thép cán các loại Gia công sau cán
ngàn tấn ngàn tấn ngàn tấn 1200÷1400 2500÷3000 600 1800 4500÷5000 1200÷1500 Các ngành giao thông vận tải và cơ khí sửa chữa, chế tạo hàng năm sử dụng một khối lượng khá lớn các chủng loại thép tròn trơn từ thép các bon thông thường và các bon chất lượng. Riêng ngành đường sắt mỗi năm phải dùng từ 1.200 đến 1.500 tấn các loại để làm bu lông và các chi tiết thay thế cho việc sửa chữa các cầu đường sắt, toa xe… Nhu cầu chung cho các cơ sở đóng tàu, cầu phà hàng năm ước tính dùng đến hàng vạn tấn thép thanh tròn trơn, vuông mỗi năm.
Căn cứ vào những yếu tố trên, chính phủ đã quy hoạch phát triển ngành thép đến năm 2010 như sau (quyết định số 134/2000/QĐ-TTg ngày 10/09/2001):
Mặc dù thị trường tiêu thụ thép vẫn phát triển với tốc độ nhanh nhưng việc các dây chuyền mới này đi vào sản xuất đã dẫn đến hiện tượng dư thừa công suất cán thép tạm thời trong năm 2003. Do hiện nay gần như không có doanh nghiệp
cán thép mới nào được đầu tư nên mặc dù hiện tượng dư thừa công suất này vẫn duy trì trong năm 2004 và đầu 2005 nhưng tình hình trên sẽ được khắc phục vào năm 2006. Hơn thế nữa, so với nhà máy thép VINAFCO, suất đầu tư của các đối thủ lớn cao hơn rất nhiều do sử dụng các dây chuyền mới từ các nước phát triển nên gánh nặng khấu hao và lãi ngân hàng khá lớn, làm tăng một cách đáng kể giá thành sản phẩm, đặc biệt là khi không khai thác được hết công suất đầu tư. Đây cũng là một lợi thế của nhà máy thép VINAFCO trong phát triển sản xuất để chiếm lĩnh thị trường. Đồng thời, Việt Nam gia nhập AFTA sẽ được hưởng lợi ích từ việc AFTA sẽ làm tăng khối lượng bán thép trong nội bộ ASEAN cũng như giữa các nước ASEAN với các nước ngoài khu vực, AFTA sẽ giúp các nhà sản xuất thép tại các nước thành viên có thể nhập khẩu được nguyên liệu đầu vào từ các nước AFTA khác với giá rẻ hơn, từ đó có thể giảm giá thành sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh trên các thị trường ngoài ASEAN. Như vậy AFTA góp phần mở rộng thị trường cho các quốc gia thành viên. Thị trường ở từng nước thành viên có thể nhỏ, nhưng khi tham gia AFTA sẽ được huởng lợi thế thị trường của các nước trong AFTA với dân số hiện nay khoảng 500 triệu người.
Tóm lại, triển vọng phát triển của Nhà máy Thép VINAFCO là rất khả quan, sẽ đóng góp tỷ trọng lớn về doanh thu và lợi nhuận cho toàn VINAFCO