THƯƠNG THẢO

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 41 - 77)

▪ Kỳ hạn ▪ Thanh toán ▪ Các điều khoản ▪ Bảo đảm tiền vay ▪ Các vấn đề khác PHÊ DUYỆT ▪ Cán bộ quản trị rủi ro ▪ Giám đốc / Tổng giám đốc GIẢI NGÂN ▪ Thủ tục hồ sơ hoàn tất ▪ Chuyển tiền THỦ TỤC HỒ SƠ ▪ Dự thảo hợp đồng ▪ Xem xét hồ sơ ▪ Kiểm tra tài sản bảo đảm ▪ Miễn bỏ giấy tờ pháp lý ▪ Các vấn đề khác TỔN THẤT ▪ Không trả nợ gốc ▪ Không trả nợ lãi THANH TOÁN ▪ Trả đủ gốc ▪ Trả đủ lãi QUẢN LÝ TD ▪ Số liệu ▪ Các điều khoản ▪ Bảo đảm tiền vay ▪ Thanh toán ▪ Đánh giá tín dụng

Sơ đồ 2.2: Quy trình tín dụng Agribank

(Nguồn: Sổ tay tín dụng, [21]) Dựa trên quy trình tín dụng chung áp dụng cho các NHTM được nêu ở mục 3.1.3 trong chương 1 cùng với các văn bản pháp lý hiện hành liên quan tới quá trình cho vay và quản lý tín dụng do NHNN Việt Nam ban hành, Agribank đã xây dựng nên một quy trình tín dụng riêng phù hợp với cơ cấu bộ máy quản trị tín dụng và các chính sách tín dụng đã đề ra. Từ mô hình chính này, ngân hàng đã đưa ra các

mô hình tín dụng cụ thể, phù hợp cho từng loại khách hàng: nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và định chế tài chính.

Toàn bộ quy trình được liên kết chặt chẽ từ nghiên cứu thị trường thông qua các mối liên lạc với khách hàng, điều tra và đánh giá tín dụng, phê duyệt, soạn thảo hồ sơ, giải ngân, đánh giá và thu nợ cho tới quay vòng, gia hạn hay chấm dứt khoản cho vay. Quy trình này cũng xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm của cán bộ có liên quan trong quá trình cho vay. Do vậy mà thời gian cho hoạt động cấp tín dụng được rút ngắn, áp lực cho cán bộ tín dụng được giảm nhẹ, khối lượng tín dụng được cấp tăng cao.

Nhờ vào việc áp dụng quy trình này đã giúp cho quá trình cho vay tại Agribank được diễn ra thống nhất và khoa học, giúp hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng.

2. Mô hình đo lường rủi ro 2.1 Hệ thống xếp hạng nội bộ

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHNo là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng tín dụng không thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng.

 Phương pháp xếp hạng

Hệ thống xếp hạng nội bộ sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng trên cơ sở bộ giá trị chuẩn đối với mỗi loại khách hàng. Do tính chất khác nhau giữa các khách hàng, để chấm điểm tín dụng được chính xác, khoa học, NHNo phân chia các khách hàng có quan hệ tín dụng thành ba nhóm chính là: nhóm Định chế tài chính, Tổ chức tài chính và khách hàng các nhân, hộ gia đình.

 Nguyên tắc chấm điểm

Trong quá trình chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng.

- Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà cán bộ quản lý tín dụng xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó.

- Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số.

- Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng xét trên góc độ tác động đến rủi ro tín dụng.

 Sử dụng kết quả chấm điểm để xếp hạng để ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau vay

Căn cứ vào tổng số điểm đạt được cùng với từng nhóm khách hàng khác nhau, cán bộ tín dụng Agribank tiến hành phân khoản tín dụng vào mức xếp hạng hợp lý. Kết quả này sẽ được Agribank ứng dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay.

Bảng 2.8: Cơ sở cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay

Điểm Loại Cấp tín dụng Giám sát sau khi

cho vay 95-

100 AAA

Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ

90-

94 AA

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay

Kiểm tra khách hàng định kỳ, cập nhật thông tin, tăng cường mối quan hệ với khách hàng. 85-

89 A

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, không yêu cầu cao về biện pháp bảo đảm tiền vay Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin. 75- 84 BBB Có thể mở rộng tín dụng; hạn chế áp dụng các điều kiện ưu đãi. Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay dài hạn.

Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin 70- 74 BB Hạn chế mở rộng tín dụng; tập trung vào các khoản vay ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm tiền vay hiệu quả.

Chú trọng kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình tài sản bảo đảm.

65-

69 B

Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn. Cho vay mới chỉ được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt với việc đánh giá kỹ càng khả năng phục hồi của khách hàng và các phương án bảo đảm tiền vay.

Tăng cường kiểm tra khách hàng để thu nợ và giám sát hoạt động. 60- 64 CCC Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng; Các biện pháp giãn nợ, gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi.

Tăng cường kiểm tra khách hàng. Tìm cách bổ sung TSBĐ. 55- 59 CC Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, việc gia hạn chỉ thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi.

Tăng cường kiểm tra khách hàng.

45-

54 C,

Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ và xử lý sớm tài sản bảo đảm.

Xem xét phương án phải đưa ra toà kinh tế.

Ít

hơn 45 D

Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ và xử lý sớm tài sản bảo đảm.

Xem xét phương án phải đưa ra toà kinh tế.

(Nguồn: Sổ tay tín dụng, [21])

 Tổ chức thực hiện

Hệ thống này vận hành theo các bước sau:

45 Tổng hợp thông tin khách hàng Xác định lĩnh vực kinh doanh Loại hình sở hữu Quy mô khách hàng Tổng hợp Tổng hợp điểm và xếp hạng

Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Sơ đồ 2.3: Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng

(Nguồn: Sổ tay tín dụng, [21]) Tại NHNo, người chịu trách nhiệm xếp hạng tín dụng là cán bộ tín dụng tại chi nhánh. Trưởng phòng tín dụng và bộ phận quản lý rủi ro tại chi nhánh kiểm soát hoạt động xếp hạng, đảm bảo việc chấm điểm được chính xác và khách quan.

Mỗi quý một lần, chi nhánh tổ chức xếp hạng tín dụng khách hàng trên cơ sở báo cáo tài chính năm gần nhất, quý gần nhất và các thông tin cập nhật nhất thu được liên quan đến hoạt động kinh doanh và các thông tin khác của khách hàng. Sau mỗi kỳ chấm điểm, chi nhánh gởi báo cáo bằng giấy kết quả xếp hạng theo mẫu quy định về Trụ sở chính. Kết quả này được dùng làm căn cứ để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro hàng quý theo qui định của NHNo.

Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro sẽ tổng hợp, rà soát và báo cáo lại kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của toàn hệ thống Agribank. Báo cáo cuối cùng này sẽ làm đầu mối báo cáo NHNN, Bộ tài chính đồng thời cũng làm căn cứ để xây dựng chính sách tín dụng của toàn hệ thống NHNo cho phù hợp với từng thời kỳ.

Thông qua các mô hình này, NHNo tiến hành chấm điểm tín dụng đối với từng khách hàng để làm cơ sở quyết định giới hạn tín dụng. Đây là một trong những

công cụ giúp ngân hàng nâng cao chất lượng cấp phát tín dụng của mình, tăng cường hiệu quả QTRRTD. Hệ thống này cũng mang lại nhiều lợi ích cho chính khách hàng. Các khách hàng được xếp loại tốt sẽ nhận được chính sách ưu tiên cấp tín dụng, đặc biệt đối với khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt và được xếp hạng cao có thể áp dụng các ưu đãi về tín dụng bao gồm nới lỏng các điều kiện cho vay, giảm lãi suất, nới lỏng các yêu cầu về tài sản đảm bảo. Đây đồng thời cũng chính là bộ lọc đối với những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng thấp, tuỳ theo mức độ xếp hạng RRTD để NHNo tăng dần các yêu cầu về điều kiện cho vay và tài sản đảm bảo, thậm chí là có thể áp dụng các biện pháp để tập trung thu hồi nợ.

Theo đánh giá của công ty kiểm toán quốc tế E&Y: “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNo đã phân hạng khách hàng một cách chi tiết, cụ thể, phản ánh đúng được chất lượng tín dụng của ngân hàng phù hợp với các thông lệ quốc tế và theo các yêu cầu của NHNN Việt Nam về phân loại nợ theo Điều 7 – Quyết định 493, đảm bảo được các tiêu chuẩn đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng”.

2.2 Quản lý nợ và xử lý nợ 2.2.1 Quản lý nợ có vấn để

Để quản lý nợ có vấn đề, Agribank đã xây dựng nột quy trình quản lý bao gồm toàn bộ quá trình phòng ngừa, kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, tiến tới quản lý nợ có vấn đề theo tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Từ việc nhận biết các dấu hiệu và phân tích nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ có vấn đề, cán bộ tín dụng Agribank bắt đầu kiểm tra hồ sơ về khoản vay, tài liệu khách hàng, tiến hành thẩm định lại tài sản bảo đảm và xem xét mọi cơ hội để bổ sung tài sản bảo đảm. Tiếp đến cán bộ tín dụng bắt đầu lập kế hoạch gặp gỡ khách hàng và kế hoạch hành động.

47 Phòng ngừa

Phát hiện

Thu thập thông tin Phân tích tình hình

Kế hoạch hành động

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ quản lý nợ có vấn đề tại Agribank

(Nguồn: Sổ tay tín dụng, [21]) 2.2.2 Phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD

Dựa theo quyết định 493/2005/QĐ–NHNN quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng, NHNo đã ban hành quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR hướng dẫn về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tại NHNo.

Định kỳ hàng quí Giám đốc các chi nhánh Agribank thực hiện phân loại tài sản Có và dự kiến số tiền phải trích lập dự phòng, trình những khoản rủi ro đủ điều kiện xử lý và lập phương án thu hồi nợ.

Việc trích lập dự phòng luôn tuân theo những nguyên tắc sau: - Trích theo quý

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu của tháng thứ 3 mỗi quý, các đơn vị căn cứ vào số dư tại thời điểm ngày cuối cùng của tháng thứ 2 quí đó thực hiện phân loại và trích dự phòng rủi ro.

- So sánh số phải trích với số dự phòng hiện có:

+ Nếu số phải trích lớn hơn: Phải trích theo phần thiếu + Nếu số phải trích nhỏ hơn: Không phải trích tiếp

- Hội đồng xử lý rủi ro của các đơn vị trên cơ sở báo cáo của chi nhánh trực thuộc tổ chức họp để: Phân loại tài sản có và trích lập dự phòng của toàn đơn vị, tổng hợp các khoản rủi ro thuộc quyền và tổng hợp kết quả xét duyệt, tổng hợp số nợ đã thu được trong quí và lập, giao kế hoạch thu nợ quí sau. Toàn bộ hồ sơ, biên bản họp và hồ sơ các khoản vượt quyền về Trụ sở chính theo quy định.

- Hội đồng xử lý rủi ro tại Trung tâm điều hành: sau khi tổng hợp và kiểm tra lại, xét duyệt các khoản rủi ro vượt quyền xử lý, xác định số phải trích, đối chiếu với số đã trích nếu thiếu thông báo Sở giao dịch hạch toán và báo nợ từng chi nhánh. Thông báo chuyển vốn cho các khoản rủi ro đã được Hội đồng xử lý rủi ro Trung tâm điều hành duyệt sau khi cân đối nguồn dự phòng hiện còn.

Dựa theo cơ sở trên, trong năm 2010, tổng số trích lập dự phòng của ngân hàng là 6.976 tỷ đồng, tăng 2.935 tỷ đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng là 72,63%. Trong đó NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện trích lập đủ dự phòng chung trong năm là 1.194 tỷ đồng, trích lập dự phòng cụ thể là 5.305 tỷ đồng và trích lập dự phòng các khoản đầu tư khác là 478 tỷ đồng.

2.2.3 Thu hồi và xử lý nợ

Trưởng phòng tín dụng từng chi nhánh chịu trách nhiệm chính và đến cùng trong việc thu hồi các khoản nợ do mình đề xuất (dựa trên kết quả xác minh, thẩm định và tờ trình đề xuất của cán bộ tín dụng). Nợ phát sinh nằm trong sự quản lý của cán bộ tín dụng nào thì cán bộ đó chịu trách nhiệm quản lý và trực tiếp thu hồi. Nếu dưới dự hỗ trợ của trưởng phòng tín dụng và tham mưu của phòng Quản lý rủi ro tại Hội sở chính mà vẫn không thu hồi và xử lý được thì các khoản nợ xấu này sẽ được chuyển về phòng Quản lý rủi ro tại Hội sở chính ngân hàng Agribank.

Theo quy định của Agribank, khi khoản vay quá hạn, ngân hàng sẽ tiến hành liên hệ ngay khách hàng, tìm hiểu nguyên nhân khách hàng không trả được nợ. Sau đó sẽ thương lượng trực tiếp với khách hàng về cách thức xử lý. Thông thường ngân hàng sẽ nhận tài sản bảo đảm để cấn trừ nợ gốc và lãi. Nếu vì lý do khách quan ngân hàng có thể xem xét để gia hạn nợ, cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi cho khách hàng. Đối với trường hợp khách hàng không có thiện chí trả nợ, tài sản bảo đảm bị

tẩu tán hay bị cầm cố thế chấp cầm cố mà chưa được phép của ngân hàng, thì tới lúc này ngân hàng mới áp dụng biện pháp khởi kiện để thu hồi nợ.

Ngoài ra, Agribank cũng đã thành lập Ủy ban xử lý rủi ro và Ban ngăn chặn xử lý nợ quá hạn để giải quyết chuyên biệt mảng xử lý nợ quá hạn và nợ xấu. Ban ngăn chặn xử lý nợ quá hạn họp định kỳ mỗi tháng một lần để bàn luận cách thu hồi đối với các khoản nợ quá hạn. Trong khi đó, Ủy ban xử lý nợ quá hạn họp định kỳ mỗi quý một lần để bàn luận cách giải quyết, xử lý đối với các khoản nợ nhóm 5 và thông thường Ủy ban sẽ thảo luận để đi đến quyết định sử dụng dự phòng rủi ro cho từng khoản nợ cụ thể sau khi thống nhất ý kiến các thành viên tham dự. Các Ban và Ủy ban này tỏ ra hoạt động khá hiệu quả khi nợ xấu và nợ quá hạn của ngân hàng trong những năm qua luôn ở mức thấp hơn so với quy định của NHNN là 5%. Xét riêng trong năm 2010 các đơn vị đã tích cực trong công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Các khoản nợ cần được xử lý chỉ dao động ở mức 1,5% so với tổng dư nợ. Tổng thu hoạch năm này đạt 2.834 tỷ đồng, giảm 1.178 tỷ đồng so với năm 2009, đạt 92% kế hoạch đã đề ra.

Trong những năm qua, đối với những khoản nợ xấu khó thu hồi, bên cạnh những biện pháp xử lý trên, ngân hàng cũng đồng thời áp dụng hình thức bán nợ

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 41 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w