− Trên nhóm dạng lập địa A (thể nền đá, ngập thấp, mặn nặng và trung bình): Không nên trồng rừng
− Trên dạng lập địa B (thể nền đá, ngập trung bình và cao, độ mặn cao và trung bình): trồng Đâng, Mắm biển.
− Trên dạng lập địa C (nền sỏi; ngập thấp; độ mặn trung bình và cao): Đưng. − Trên dạng lập địa D (nền sỏi, cát; ngập trung bình, cao; độ mặn trung bình,
cao): trồng Mắm biển, Đâng.
− Trên dạng lập địa E (nền san hô; ngập thấp; độ mặn trung bình và cao): Không nên trồng rừng
− Trên dạng lập địa F (nền san hô; ngập trung bình, cao; độ mặn trung bình, cao): trồng Mắm biển, Đâng.
4.5.7.2.Tiêu chuẩn cây con
Cây con xuất vườn cho trồng rừng trên tại các đảo VBPN trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô được đề xuất theo từng loài
Đối với loài Mắm biển (Avicennia marina) Tiêu chuẩn cây xuất vườn được đề xuất - Chiều cao: 20 - 30 cm
- Đường kính cỗ rễ : 0,5 cm - Số lượng lá: 6 - 8 lá
- Kích thức bầu: 12 x 20 cm
- Thời gian nuôi dưỡng: 5 - 6 tháng
Đối với loài Đưng (Rhizophora mucronata) Tiêu chuẩn cây xuất vườn được đề xuất - Chiều cao: 45 – 50 cm
- Đường kính cỗ rễ: 1 – 1,5 cm - Số lượng lá: 6 - 8 lá
- Thời gian nuôi dưỡng: 4 - 6 tháng - Kích thức bầu: 12 x 25 cm
Đối với loài Đâng (Rhizophora stylosa) Tiêu chuẩn cây xuất vườn được đề xuất - Chiều cao: 30 - 35 cm
- Đường kính cỗ rễ: 0,8 – 1,2 cm - Số lượng lá: 6 – 8 lá
- Thời gian nuôi dưỡng: 5 - 6 tháng - Kích thức bầu: 12 x 25 cm
4.5.7.3.Biện pháp kỹ thuật trồng rừng - Phương thức trồng
+ Cách 1: Trồng theo cụm, cự ly cụm cách nhau 5 x 5 m, cự ly giữa các cây 0,7 x 0,7 m.
+ Cách 2: Trồng theo đám, cự ly đám cách nhau 10 x 10 m, cự ly giữa các cây 0,7 x 0,7 m.
Trồng hỗn giao theo đám hoặc theo cụm, bao gồm 2 - 3 loài, hoặc trồng thuần loài.
- Mật độ trồng
+ Cách 1: Trồng mật độ 5.000 cây/ha, trồng 12 cây/cụm hoặc 50 cây/đám.
- Phương pháp trồng
+ Trên dạng lập địa B trồng bằng cây con ươm trong bầu nhựa, tuổi cây 6 tháng hoặc bằng trụ mầm đối với Đưng, Đâng với mật độ 5.000 cây/ha cây con hoặc 6.600 cây/ha đối với trụ mầm.
+ Trên dạng lập địa C và D trồng theo phương pháp trồng bằng cây con ươm trong bầu nhựa, tuổi cây 6 tháng; hoặc bằng trụ mầm đối với Đưng, Đâng; mật độ trồng 6.600 cây
+ Trên dạng lập địa F trồng bằng cây con được nuôi dưỡng trong vườn ươm trong bầu nhựa 6 tháng tuổi đối với Mắm biển, Đâng hoặc bằng trụ mầm đối với Đưng, Đâng.
- Thời vụ trồng: Trồng vào tháng 3 đến tháng 5 đối với cây con có bầu, trồng trụ mầm vào tháng 5 đối với Đưng và tháng 8 – 10 đối với Đâng.
- Kỹ thuật trồng:
+ Đối với cây trồng bằng trụ mầm: Dùng xà beng, đục sắt đào xuống lớp san hô tạo ra các hố, kích thước tối thiểu 20 x 20 x 30 cm. Trồng trụ mầm xuống sâu từ 1/3 - 1/2 chiều dài quả, đóng cọc gỗ có đường kính > 3 cm, sâu 40 - 50 cm, dùng dây cột cố định trụ mầm vào cọc, để hạn chế tác động của sóng, sau đó dùng đá, sỏi chèn chặt xung quanh gốc.
+ Đối với trồng bằng cây con: Dùng xà beng, đục sắt đào hố kích thước 30 x 30 x 40 cm. Đưa cây vào hố, trước khi lấp đất xé bỏ vỏ túi bầu, không làm vỡ bầu, dựng cây đứng thẳng, lấp đát cao hơn mặt bãi từ 5 - 10 cm. Để hạn chế sự tác động sóng triều, gió lay gốc làm cho cây nghiêng ngả, phải đóng cọc giữ cây. Cọc cắm dài 2 m, đóng sâu từ 0,5 – 0,7 m cách gốc 10 cm, buộc dây cố định thân cây vào cọc.
- Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng
+ Để giảm thiểu sự tác hại của sóng, gió và nước thuỷ triều xô dạt rong, bèo, tạp vật vào rừng, làm cây nghiêng ngả, đổ gẫy, vùi lấp cây trồng; việc chăm sóc chủ yếu là thu dọn rong, bèo, tạp vật đưa ra khỏi lô rừng, dựng cây đứng thẳng.
+ Trồng dặm vào những vị trí cây đã chết và mất; tiến hành trồng dặm trong hai năm tiếp theo sau khi trồng.
+ Kiểm tra hàng tháng, nếu thấy lá cây bị đóng nhiều dong nhớt, bùn bã phải tiến hành làm sạch lá và thân cây bằng biện pháp thủ công.
- Bảo vệ rừng: Thường xuyên thăm rừng, phát hiện và ngăn chặn mọi hành vi xâm hại đến rừng, phát hiện sâu bệnh hại để có biện pháp đối phó.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Về thành phần và phân bố các loài cây ngập mặn
- Đã thống kê và ghi nhận có 46 loài cây phân bố trên các thể nền cát, đá, sỏi, vụn san hô tại các vùng ven biển và đảo các tỉnh ven biển phía Nam, trong đó vùng ĐBSCL có 32 loài cây hiện diện thuộc 17 họ thực vật, với 22 loài ngập mặn chính thức và 10 loài cây tham gia; vùng ĐNB có 33 loài thuộc 20 họ thực vật, với 24 loài cây ngập mặn chính thức và 9 loài tham gia; vùng NTB có 29 loài hiện hữu của 20 họ thực vật, với 19 loài cây ngập mặn chính thức và 10 loài cây tham gia rừng ngập mặn .
- Đề xuất được 5 loài cây/vùng có tiềm năng đưa vào gây trồng thử nghiệm trên thể nền cát, đá, sỏi, vụn san hô tại các đảo VBPN, đó là Xu ổi, Đước, Vẹt dù, Mắm trắng cho các đảo vùng ĐBSCL; Đâng, Sú đỏ, Đưng, Đước, Dà vôi cho vùng các đảo Đông Nam Bộ và Mắm biển, Đâng, Đước, Đưng, Sú đỏ cho các đảo vùng ven biển NTB. Đối với loài cây chuyển tiếp sinh thái, có thể được đề xuất gây trồng trên vùng cao hơn cây ngập mặn là Mướp xác, Tra nhớt, Trôm hôi, Chùm gọng.
1.2. Về lập địa và phân chia lập địa
- Phân chia các đảo VBPN thành 3 vùng lập địa theo điều kiện thủy triều, bao gồm: (1) các đảo ven biển Nam Trung Bộ và các đảo ngoài khơi, (2) các đảo vùng biển Đông nam Bộ và, (3) các đảo vùng ĐBSCL.
- Mỗi vùng lập địa được chia ra 20 dạng lập địa dựa trên cơ sở tổ hợp 3 nhân tố là chế độ ngập triều, thể nền và độ mặn; toàn vùng có 6 dạng nhóm lập địa chính là nhóm A, B, C, D, E, F.
1.3. Về đặc điểm sinh lý sinh thái loài cây lựa chọn
- Công thức tổ thành cho các loài các đảo vùng ĐBSCL là: 21,2 XG + 21,0 RA + 12,5 EA + 12,1 AA + 9,9 BG; vùng ĐNB: 26,3 RS + 19,0 AF + 10,7 RM + 10,4 RA + 8,3 CT + 7,2 RL; vùng NTB: 23,6 AM + 11,9 RS + 10,5 RA + 9,4 EA + 8,5 LC + 8,0 RM + 6,5 AF + 5,1 AA.
- Các loài cây lựa chọn đều có dạng phân bố cụm.
- Mật độ của các quần xã có cây lựa chọn phân bố trung bình 3.674 cây/ha, biến động khá lớn từ 1.017 – 7.291 cây/ha.
1.4. Về kỹ thuật gieo ươm
- Chọn được 150 cây mẹ của các loài cây lựa chọn để thu hái trụ mầm, phục vụ gieo ươm và trồng rừng thí nghiệm.
- Hỗn hợp bầu thích hợp cho gieo ươm các loài cây là 39% cát, vụn san hô + 50% bùn đất RNM + 10% phân vi sinh + 1% NPK (20 : 20 : 15) và hỗn hợp với 59% cát, vụn san hô + 30% bùn + 10% vi sinh + 1% NPK (20 : 20: 15).
1.5. Về kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô
- Trồng được trên các dạng lập địa có thể nền đá, cát, sỏi và san hô với tỷ lệ sống đạt trên 50%; lập địa đá, mặn, ngập triều cao (ĐMnTc) và lập địa sỏi, mặn, ngập trung bình (SoMnTtb) có tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt hơn dạng lập địa san hô, mặn, ngập thấp (ShMnTt)
- Thí nghiệm về trồng trực tiếp trụ mầm có tỷ lệ sống của các loài cao nhất ở thí nghiệm đào hố, đặt trụ mầm, sau lấp đá xung quanh (C.thức 1); kế đến là tạo hố, cắm cọc, cắm trụ mầm (C.thức 3) và sau cùng là đào hố bổ sung bùn đất (C.thức 2). Tăng trưởng chiều cao của các loài theo các công thức thí nghiệm là khá giống nhau sau 3 năm thí nghiệm; trong đó công thức 2 đạt cao hơn, với 98,1 cm; công thức 1 với 97,1 cm và thấp nhất là công thức 3 với 96,4 cm.
- Thí nghiệm phương thức trồng: Tỷ lệ sống và tăng trưởng chiều cao của các loài sau 3 năm trồng ở thí nghiệm trồng theo đám, theo cụm cao hơn và khác biệt so với trồng theo hàng.
- Mật độ trồng thích hợp cho trồng rừng trên các đảo VBPN là 6.600 cây/ha và 5.000 cây/ha (có tỷ lệ sống và sinh trưởng cao nhất)
- Tuổi cây con cho tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt nhất là cây con 6 tháng tuổi. - Biện pháp bảo vệ cây trồng cho tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt nhất là tạo bờ đập cản sóng song song với đường bờ và sử dụng cọc gỗ làm giá đỡ bảo vệ cây trồng. - Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho 3 loài cây có triển vọng trồng trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô tại các đảo ven bờ phía Nam là Mắm biển, Đưng và Đâng.
2. Tồn tại
- Nội dung chọn lựa loài cây trồng thử nghiệm mới chỉ thực hiện trên 5 loài cây cho vùng biển, đảo Nam Bộ mà chưa thử nghiệm được hết các loài cây có giá trị quan trọng của loài cao và có tiềm năng như Mắm biển, Mắm trắng, Vẹt dù, Xu ổi, Bần trắng … được đề xuất gây trồng cho các vùng VBĐPN Việt Nam.
- Nội dung nghiên cứu đặc điểm sinh thái loài cây lựa chọn mới chỉ được thực hiện trên cơ sở điều tra, đánh giá các đặc điểm sinh thái của loài và quần xã có cây lựa chọn phân bố mà chưa tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái chính như độ mặn, thời gian ngập triều đến tất cả các loài ở các loại tuổi và các lập địa khác nhau.
- Nội dung nghiên cứu về kỹ thuật gieo ươm mới được thử nghiệm về thành phần dinh dưỡng ruột bầu mà chưa có điều kiện thử nghiệm các nội dung khác như chế độ tưới nước, bón phân, chăm sóc…
- Một số nội dung nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng do thời gian theo dõi mô hình ngắn, cần tiếp tục theo dõi thêm để có kết luận chính xác hơn về ảnh hưởng của các nhân tố thí nghiệm đến các kết quả nghiên cứu.
3. Kiến nghị
- Cần có thêm các nội dung nghiên cứu về xây dựng mô hình trồng thử nghiệm 3 loài cây có triển vọng phù hợp với điều kiện sinh thái của các đảo vùng biển ĐBSCL.
- Tiếp tục nội dung nghiên cứu thử nghiệm kỹ thuật trồng trên theo các dạng lập địa chủ yếu ở tại các đảo vùng biển phía Nam để bổ sung hoàn thiện kỹ thuật trồng theo các dạng lập địa đã phân chia.
- Tiếp tục theo dõi, đánh giá các mô hình trồng rừng thí nghiệm về các biện pháp kỹ thuật trồng rừng ở các địa điểm nghiên cứu để có kết luận đầy đủ về các kết quả của thí nghiệm.
- Trên cơ sở đề xuất các loài cây trồng, bảng phân chia lập địa và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng ngập mặn của đề tài, các địa phương có thể tham khảo và lựa chọn các biện pháp phù hợp để nâng cao tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng, chất lượng rừng trồng trên các vùng ven biển, đảo.
- Cần có thêm các nội dung nghiên cứu về chọn, tạo giống 3 loài cây có triển vọng là Đâng, Đưng và Mắm biển theo hướng tăng khả năng thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của các lập địa trồng rừng nơi biển, đảo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt
1. Albers,T., 2012. Xây dựng Hàng rào Tre. Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH. Dự án Quản lý nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. 32 trang.
2. Lê Đức An, 1995. Báo cáo tổng kết đề tài KT.03.12 "Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội biển",Hà Nội, 1995.
3. Nguyễn Ngọc Bình, 1996. Đất rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
4. Bộ Lâm nghiệp, 1984. Quy phạm kỹ thuật trồng, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng
Đước (QPN7-84)
5. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2007. Đề án phục hồi và phát triển hệ sinh thái
RNM ven biển nhằm phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường, giai đoạn 2007-2015
6. Đặng Công Bửu, 2006. Đặc điểm sinh trưởng và các biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài vẹt tách, dà vôi, xu mekông và mấm trắng. Nhà xuất bản Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh
7. Trần Thanh Cao và cs, 2006. Báo cáo tổng kết đề tài “ Nghiên cứu trồng và tăng trưởng Bần chua (Sonneratia caseolaris) trên vùng ngập sâu và xói lở tại xã Trung Bình, huyện Long Phú; xã An Thạnh Ba, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng” Dự án bảo vệ và phát triển những vùng đất ngập nước ven biển Nam Việt Nam - Phân viện nghiên cứu khoa học lâm nghiệp Nam Bộ
8. Phạm Ngọc Cơ, 2006. Báo cáo tổng kết đề tài “ Trồng thử nghiệm cây Bần chua (Sonneratia caseonalis) trên vùng đất xói lở ngập sâu ven biển Châu Thành và Cầu Ngang, Trà Vinh. Dự án bảo vệ và phát triển những vùng đất ngập nước ven biển Nam Việt Nam - Phân viện nghiên cứu khoa học lâm nghiệp Nam Bộ
9. Chu Văn Cường và Saron Brown, 2012. Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng rào cừ tràm. Kinh nghiệm và thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang. Deutsche Gesellschaft fur Internationale Zusammenarbeit(GIZ) GmbH, 47 trang.
10.Tôn Thất Chiểu, Trần An Phong và cs, 1990. Bản đồ đất đồng bằng sông Cửu Long, 1/250.000. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp.
11.Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ,2008. Số liệu khí tượng, thủy văn. http://www.kttv-nb.org.vn/
12.Hoàng Công Đãng, 1995, “Kết quả gieo ƣơm một số loại cây nước mặn ở Quảng Ninh” Hội thảo quốc gia: Phục hồi và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam, Hải Phòng., 8 – 10/10/1995: 31 – 36.
13.Kiều Tuấn Đạt, Phạm Thế Dũng, Hoàng Văn Thơi, Trần Đình Huệ, Phạm Thành Đúng, Võ Trung Kiên, Đỗ Xuân Phương, 2010. Nghiên cứu chọn và thử nghiệm kỹ thuật tạo giống một số loài cây rừng ngập mặn phục vụ trồng rừng tại các đảo ven bờ ở VQG Côn Đảo. Phân viện nghiên cứu khoa học lâm nghiệp Nam Bộ, 65 trang.
14.Kiều Tuấn Đạt, Phạm Thế Dũng, Hoàng Văn Thơi, 2012. Điều tra các yếu tố hình thành rừng ngập mặn trên nền cát san hô ở Vườn quốc gia Côn Đảo làm cơ sở đề xuất mở rộng gây trồng. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT. Số 5/2012, 102 trang (81-90)
15.Trịnh Văn Hạnh, Phạm Minh Cương, Nguyễn Hoàng Thanh, 2009. Viện Phòng trừ Mối & Bảo vệ công trình - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy lợi
16.Trịnh Văn Hạnh, 2011. Nghiên cứu giải pháp trồng cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê ven biển Thanh Hóa và Ninh Bình. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam' hoặc 'VAWR.ORG.VN'
17.Phan Nguyên Hồng, 1991. Thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án tiến sĩ sinh học, Đại học tổng hợp Hà Nội
18.Phan Nguyên Hồng, Trần Văn Ba, Viên Ngọc Nam, Hoàng Thị Sản,Vũ Trung Tạng, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng Trí, Mai Sỹ Tuấn, Lê Xuân Tuấn, 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nộ, 1999:205 trang
19.Nguyễn Mỹ Hằng và Phan Nguyên Hồng (1995) “Tìm hiểu ảnh hƣởng của nhiệt độ thấp đến sự sinh trƣởng của một số loài trong họ Đước
(Rhizophraceae) trồng thí nghiệm”, Hội thảo quốc gia phục hồi và quản lý hệ