Đối với Agribank Bắc Hà Nội

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc hà nội (Trang 53 - 55)

Từ thực trạng sử dụng vốn tại Agribank Bắc Hà Nội trong những năm gần đây, em xin có một số kiến nghị sau:

-Trong điều kiện hiện nay, do điều kiện thông tin chưa kịp thời, đầy đủ và các biện pháp ngăn chặn rủi ro còn bị hạn chế, do đó đối với những dự án có tính khả thi cao mang lại lợi nhuận lớn nhưng cần huy động số vốn lớn thì Agribank Bắc Hà Nội nên thực hiện phương án đồng tài trợ như đã quy định tại thể lệ tín dụng trung và dài hạn do một ngân hàng đứng ra làm đầu mối. Bởi vì theo phương án này sẽ phân tán rủi ro cho ngân hàng, vừa đem lại lợi nhuận, nâng cao uy tín cho Ngân hàng.

-Tăng cường công tác thanh tra và xử lý nghiêm minh các cá nhân và tổ chức vi phạm cơ chế tín dụng. Việc thanh tra của Agribank Bắc Hà Nội phải được tiến hành thường xuyên, tránh làm theo đợt vừa không phát hiện kịp thời sai phạm, không hiệu quả ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của Ngân hàng thương mại.

-Các cơ quan chức năng cần kiểm tra và chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận việc sở hữu tài sản, chỉ cấp một bản gốc duy nhất nhằm ngăn chặn việc dùng một tài sản thế chấp nhiều nơi để vay vốn ngân hàng, gây thất thoát vốn của ngân hàng.

-Cần chấn chỉnh hoạt động của các cấp có thẩm quyền duyệt dự án theo hướng nâng cao trách nhiệm hơn nữa đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tránh tình trạng các dự án duyệt thiếu căn cứ khoa học không thực tiễn nên không phát huy được hiệu quả hoạt động sản xuất bị đình trệ, lãng phí hàng ngàn tỷ đồng nợ ngân hàng khó thu hồi.

-Bộ tài chính cần tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra buộc các doanh nghiệp tiến hành hạch toán kế toán và thống kê, đảm bảo số liệu chính xác, trung thực và kịp thời, nhằm giúp các ngân hàng có những thông tin tài chính đầy đủ, đúng đắn, giúp cho việc phân tích tín dụng chính xác.

-Nhà nước cần giao cho một cơ quan tiến hành thống kê tổng hợp các tỷ lệ tài chính của các ngành, các doanh nghiệp rút ra hệ thống tỷ lệ trung bình hàng năm, để căn cứ phân tích kinh tế, so sách đánh giá doanh nghiệp đang ở tình trạng nào.

-Nhà nước yêu cầu thành lập quỹ bù đắp rủi ro và quỹ này phải được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Bởi vì, trong hoạt động tín dụng, nếu các ngân hàng trích ít thì không đủ bù đắp rủi ro, còn trích nhiều sẽ hết cả lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy, việc chính phủ hỗ trợ cho quỹ bù đắp rủi ro từ ngân sách Nhà nước là cần thiết vì trong bối cảnh KTTT với xu hướng hội nhập ngày càng tăng, hiện nay thì khả năng xảy ra

rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng là rất lớn. Khả năng này cũng tăng lên khi sử dụng vốn mở rộng.

-Để đảm bảo kinh doanh với an toàn vốn, Agribank Bắc Hà Nội cần hết sức quan tâm công tác thanh tra, kiểm toán nội bộ. Phải chủ động với tinh thần kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại trong mọi nghiệp vụ ngân hàng, nhất là công tác tín dụng, chỉ tiêu nội bộ và bảo toàn kho quỹ. Đối với nghiệp vụ tín dụng, Agribank Bắc Hà Nội phải quan tâm và thận trọng với nghiệp vụ này, từ khâu tiếp nhận, chọn lọc khách hàng đến khâu thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của người vay. Phải thực hiện chặt chẽ chế độ, thể lệ tín dụng và quy trình tín dụng. Tránh tình trạng để sót những phương án không hiệu quả mà vẫn được thực thi.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc hà nội (Trang 53 - 55)