Phân tích các chỉ số liên quan đến VLĐ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty abercrombie fitch co (ANF) (Trang 25 - 28)

Phân tích tốc độ chu chuyển vốn lưu động : Còn gọi là hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu hay nói cách khác mỗi đồng vốn lưu động của công ty luân chuyển bao nhiêu vòng trong kỳ.

- Tốc độ chu chuyển vốn của Abercrombie & Fitch năm 2010 là 3,05 lần, giảm 0,21 lần so với năm 2009, giảm 0.77 lần so với năm 2008, số ngày luân chuyển vốn lưu động từ 110 ngày trong năm 2009 lên 151 ngày trong năm 2010 và cũng làm tăng lên 42 ngày từ 109 ngày trong năm 2008 lên 151 ngày trong năm 2010. Nếu tốc độ luân chuyển vốn cố định ở năm 2010 không đổi so với năm 2009 thì để đạt được doanh thu thuần năm 2010 thì cần lượng:

Vốn lưu động = = 901,115.7 (ngàn USD)

Do tốc độ chu chuyển VLĐ giảm đi nên Abercrombie & Fitch đã lãng phí lượng: Vốn lưu động = 1,235,846 – 901,115.7 = 334,730.3 (ngàn USD)

Phân tích tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động: Còn gọi là sức sinh lời của vốn lưu động, chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động theo lợi ích cuối cùng nên đôi khi tăng giảm không cùng chiều.

- Tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động năm 2009 là 0.47 đồng LN/đồng VLĐ, năm 2008 là 0.66 đồng LN/đồng VLĐ nhưng tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động năm 2010 chỉ đạt 0.09 đồng LN/đồng vốn lưu động, giảm 0.38 so với năm 2009 và giảm 0.57 so với năm 2008.

- Ở đây có sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ suất lợi nhuận năm 2010 so với tỷ suất lợi nhuân năm 2008, năm 2009. Nếu tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động năm 2010 không đổi so với tỷ suất lợi nhuận của VLĐ trung bình trong hai năm 2009 và năm 2008 là 0.56 đồng LN/đồng VLĐ thì Abercrombie & Fitch có thể thu được

Mức lợi nhuận = 0.56 x 1,235,846 = 692,073.76 (ngàn USD).

- Nhưng trong thực tế Abercrombie & Fitch thu được mức lợi nhuận thấp hơn rất nhiều, do đó sử dụng VLĐ năm 2010 của Abercrombie & Fitch kém hiệu quả hơn rất nhiều so với năm 2008, 2009. Abercrombie & Fitch đã mất đi phần lợi nhuân:

Lợi nhuận = 692,073.76 – 475,697 = 216,340.76 (ngàn USD).

- Đồng thời, nếu tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động không đổi tức bằng tỷ suất lợi nhuận trung bình trong hai năm 2008, năm 2009 bằng 0.56 đồng thì để đạt được mức lợi nhuận năm 2010 Abercrombie & Fitch cần lượng VLĐ:

VLĐ = = 386,321.42 (ngàn USD)

Như vậy, công ty đã lãng phí : 386,321.42 - 216,340.76 = 169,980 (ngàn USD)

GVHD: NGÔ HẢI QUỲNH Trang 26 NHÓM 1 – TM3C

475,697 0.56 2,928,626

Phân tích hệ số đảm nhiệm vốn lưu động : năm 2010 là 0.26 tăng 0.09 so với năm 2009 và tăng lên 0.1 so với năm 2008. Nghĩa là 1 đồng doanh thu đã lãng phí 0.09 đồng VLĐ so với năm 2009, và lãng phí 0.1 đồng VLĐ so với năm 2008.

PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÂU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY ABERCROMBIE & FITCH

Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai góc độ: hiệu quả kinh tế và

hiệu quả xã hội. Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, người ta chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất. Do vậy các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp có tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng.

Trên đây, ta đã phân tích từng nét chung, riêng tình hình tài chính của công ty Abercrombie & Fitch. Từ sự phân tích đó, phần nào thấy được mặt tích cực và hạn chế còn tồn tại. Đối với những mặt tích cực, doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy hơn nữa, còn những mặt còn hạn chế nên phấn đấu tìm biện pháp khắc phục .

Để tồn tại đã khó, để đứng vững càng khó khăn hơn. Lúc này, vấn đề của doanh nghiệp là khắc phục những khó khăn chủ quan phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Những khó khăn này là cản trở trên con đường phát triển của doanh nghiệp

Từ những nhận định đó, cộng thêm sự hiểu biết về tình hình thực tế doanh nghiệp, nhóm 1 mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển chung của cả công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty abercrombie fitch co (ANF) (Trang 25 - 28)