Sự chuyển dịch cân bằng

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 26 - 30)

IV. Cân bằng trong quá trình hóa học 1.Các định nghĩa

3. Sự chuyển dịch cân bằng

Nguyên lí Le Châtelier: Với một hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi bất kì một yếu tố nào xác định điều kiện cân bằng (áp suất khí, nồng độ, nhiệt độ), thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi đó.

* Ảnh hưởng của nhiệt độ

* Ảnh hưởng của áp suất khí

* Ảnh hưởng của việc thêm một lượng tác chất hoặc sản phẩm

* Ảnh hưởng của nhiệt độ

Phản ứng tỏa nhiệt (nhiệt tỏa ra ngoài môi trường phản ứng theo chiều thuận): khi nhiệt độ tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Phản ứng thu nhiệt (nhiệt được hấp thụ khi phản ứng xảy ra theo chiều thuận): khi nhiệt độ tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

 VD: Phản ứng tổng hợp NH3:

* Ảnh hưởng của áp suất khí:

 Khi tăng áp suất của hệ cân bằng, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm số phân tử (khí).

 VD: Phản ứng tổng hợp NH3:

* Ảnh hưởng của việc thêm một lượng tác chất hoặc sản phẩm

 Khi thêm một lượng tác chất hoặc sản phẩm vào hệ cân bằng, cân bằng chuyển dịch theo hướng tiêu thụ bớt chất thêm đó.

 Khi thêm một lượng NH3, ở V = const, áp suất riêng của NH3 tăng, cân bằng phải chuyển dịch theo hướng tiêu thụ NH3 => theo chiều

nghich.

 Khi thêm một lượng N2 vào hệ, ở V = const, áp suất riêng của N2 tăng, để trở lại cân bằng, phản ứng phải xảy ra theo hướng giảm áp suất N2  => cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận.

Chú ý: Nguyên lí Le Châtelier chỉ được áp dụng cho những hệ có thể tích không đổi 3 2 2 2 2 3 . H N NH P P P P K =

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 26 - 30)