VI. Tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế của ngân hàng thương mạ
2) Những cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mạiViệt Nam sau khi hội nhập quốc tế
2.2 Thách thức
Tuy nhiên, chính những thuận lợi này sẽ đi kèm với những thách thức ngày
càng tăng, yêu cầu chúng ta phải nhận thức được và nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế quốc tế với các biến động bất thường của thị trường trong nước và quốc tế.
♣Những thách thức từ môi trường kinh tế:
Bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động cũng chịu tác động của các yếu tố
thuộc về môi trường kinh tế vĩ mô như chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kì, môi trường pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp... Trong điều kiện hội nhập, môi trường kinh tế vĩ mô ở đây không còn bó hẹp trong môi trường kinh tế của một nước, một quốc gia riêng rẽ nữa mà trong nhiều trường hợp, nó bao hàm cả môi trường kinh tế quốc tế, là sự tăng trưởng hay suy thoái kinh tế chung của cả thế giới. Chính vì thế, trong điều kiện hội nhập, các ngân hàng thương mại Việt Nam trước hết phải đương đầu với những thách thức do môi trường kinh tế trong nước và quốc tế gây ra.
●Nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp và cơ cấu kinh tế không hợp lý. ▪Chúng ta không thể phủ nhận được rằng nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế, tuy được đánh giá là đang phát triển, nhưng chúng ta có xuất phát điểm thấp và có cấu kinh tế không hợp lý, không hiệu quả. . Chính vì thế mà trong bảng xếp hạng Economic cạnh tranh của một số nền kinh tế do Diễn đàn kinh tế thế giới (World Forum) tiến hành, vị trí cạnh tranh của Việt Nam chỉ đứng hàng 59 năm 2009.
●Lạm phát còn cao: Từ năm 2008, tình hình huy động vốn của các ngân hàng thương mại giảm sút rõ rệt; theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tháng 4/2009 tăng khoảng 3,74% so với cuối tháng trước và tăng 9,88% so với cuối năm 2008; đến hết tháng 7 tăng 20,92% so với đầu năm. Nguyên nhân là do trong năm 2008, lạm phát cao bùng phát và năm 2009, Việt Nam đã có những dấu hiệu rõ rệt về suy giảm kinh tế do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu.
●Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động ngân hàng nói riêng của Việt Nam chưa hoàn thiện. Đối với hoạt động ngân hàng, vấn đề này càng trở nên cấp bách. Trong khi đó môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng của chúng ta còn chưa hoàn thiện, còn nhiều vấn đề phải chỉnh sửa, bổ sung, mà việc này lại liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, vào sự thay đổi nhận thức pháp luật và ý thức pháp luật của người dân, do vậy việc thực hiện không phải dễ dàng. Nó đòi hỏi phải có thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng kinh tế, trình độ của người làm luật...Đây thực sự là một thách thức lớn đối với ngành ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
♣Biến động của môi trường kinh tế thế giới:
Như đã nói ở trên, hội nhập là một xu thế tất yếu của mọi quốc gia. Vì
vậy, cách tốt nhất để hạn chế những bất lợi của hội nhập cũng như tận dụng được cơ hội do hội nhập đem lại là chủ động đón nhận và có những đối sách hợp lý trong hội nhập, nâng cao tính tự chủ cũng như thế mạnh của kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện toàn cầu hoá, rủi ro của một doanh nghiệp, một ngành hay một quốc gia không còn là vấn đề đơn thuần của doanh nghiệp đó, ngành đó hay quốc gia đó nữa mà nó có tính lan truyền rất lớn. Đây chính là mặt trái của hội nhập. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước khiến cho sự biến động kinh tế của một quốc gia, một khu vực sẽ nhanh chóng lan ra toàn cầu. Sự phát triển của công nghệ thông tin, của Internet, một mặt trợ giúp đắc lực cho sự phát triển kinh tế và thương mại, mặt khác lại đẩy nhanh sự lan truyền của rủi ro kinh tế. Chính vì thế mà trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, các nền kinh tế đều phải chấp nhận rủi ro và sẵn sàng đối mặt với rủi ro.
Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, lại mới đi vào kinh tế thị trường được gần 15 năm, có thứ hạng cạnh tranh rất thấp. Trong nền kinh tế đó, ngân hàng và doanh nghiệp lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, đúng như nhiều ngân hàng thương mạiViệt Nam đã nói: Sự thành đạt của khách hàng là sự thành đạt của ngân hàng. Điều này cũng đồng nghĩa với rủi ro của khách hàng cũng là rủi ro của ngân hàng. Chính vì vậy mà trong điều kiện hội nhập, rủi ro của ngân hàng thương mại tăng lên gấp bội do tính bất ổn định, khó dự đoán của thị trường thế giới và tính lây lan rủi ro của thời đại công nghệ thông tin.
.
♣Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc đổi mới nhưng các công cụ và cách thức quản lý điều hành của ngân hàng thương mại Việt Nam còn chưa theo kịp với yêu cầu của ngân hàng thương mại hiện đại. Kế hoạch hoạt động kinh
doanh hiện tập trung vào tăng trưởng về số lượng chứ không phải chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
●Vấn đề quản trị chiến lược của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng còn rất hạn chế. Thực tế cho thấy một chiến lược quản lý kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam thường không vượt ra ngoài phạm vi quốc gia. Nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại vẫn ở mức cao.
▪Vốn điều lệ và vốn tự có thấp và chậm tăng :
Vốn điều lệ và vốn tự có có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và đặc biệt đối với ngân hàng thương mại - loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp khác và dân cư.Theo nghị định 141 ngày 22/11/2006 của chính phủ ban hành về danh mục vốn pháp định của các ngân hàng 2010 phải đạt 3000 tỷ đồng đối với các ngân hàng thương mại.Tuy nhiên , đến tháng 4/2010 trong số 23 ngân hàng thương mại phải tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ thì chỉ có khoảng 9 ngân hàng thương mại đã hoàn thành lộ trình.
▪Trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường : với tình hình thực tế hiện nay khi yêu cầu về chất lượng và trình độ cán bộ là một yếu tố quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Ngoại thương... đã tổ chức thi tuyển cán bộ, nhân viên mới theo tiêu chuẩn, trình độ được đưa ra về chuyên môn, tin học và ngoại ngữ. Do đó, chúng ta phải thừa nhận rằng trình độ cán bộ làm việc trong các ngân hàng thương mại đang ngày một nâng cao. Tuy nhiên một số ngân hàng thương mại khác vẫn còn tồn tại việc tăng thêm đội ngũ cán bộ, nhân viên mới theo truyền thống kiểu cũ, trình độ hạn chế về mọi mặt, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.Chẳng hạn như có nhiều cán bộ ngân hàng không có trình độ ngoại ngữ hay khả năng sử dụng công nghệ thông tin. Như thế, họ sẽ không thể nghiên cứu, hiểu biết tường tận về hoạt động ngân hàng, tình hình các ngân hàng trên thế giới, cũng như không biết cách điều hành, quản lý. Nhiều cán bộ ngân hàng chưa hình dung được những dịch vụ ngân hàng tiên tiến trên thế giới được giới thiệu qua báo, đài. Tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao là một minh chứng cho sự chưa thành thạo nghiệp vụ tín dụng, chưa nói gì tới các nghiệp vụ mới. Số người hiểu biết tường tận luật quốc tế, các quy định chung của tổ chức thế giới không nhiều. ▪Tính liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng trong nước để tạo nên sức mạnh cạnh tranh còn nhiều bất cập
Việc liên kết, hợp tác sẽ cho phép phát huy được hiệu quả của hệ thống máy móc thiết bị, nâng cao sức cạnh tranh, tiết kiệm chi phí...Tuy nhiên, hợp tác của các ngân hàng thương mại trong nước mới chỉ dừng lại ở phạm vi cho vay hợp đồng tài trợ mà chưa đẩy mạnh sang các phạm vi khác. Như thế sẽ làm giảm thế mạnh của hệ thống ngân hàng trong nước, giảm sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
Trong quá trình hội nhập, chúng ta không tránh khỏi việc bắt gặp những đối thủ cạnh tranh mạnh trên thị trường. Họ là các ngân hàng nước ngoài hơn hẳn chúng ta về vốn, công nghệ, năng lực tổ chức quản lý cũng như kinh
nghiệm...Điều này buộc ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mặt và đề ra các biện pháp chính sách hợp lý nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Như vậy, khó khăn đối với ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập là rất nhiều buộc các ngân hàng của chúng ta phải có những biện pháp, chính sách hợp lý để khắc phục và đưa ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển hơn nữa trong tương lai, bắt kịp với các ngân hàng thương mại trong khu vực và trên thế giới.
3)Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của ngân hàng thương mại đến quá
trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
Đất nước đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới Ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài với nguồn vốn hùng mạnh đầu tư vào Việt Nam .Trước những thay đổi của nền kinh tế đặc biệt là của ngành ngân hàng trong bối cảnh hội nhập ngân hàng nên có sự chuẩn bị kỷ lưỡng về mọi mặt.
Bên cạnh việc nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng bằng việc đưa mức vốn cổ đông lên hơn 3.000 tỷ đồng, ngân hàng phải tập trung đầu tư vào công nghệ, hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế, phát triển các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, tự động hoá
Cánh cửa hội nhập đã thực sự được mở, đó là xu hướng tất yếu của nền kinh tế, là điều kiện tiền đề cần thiết để phát triển kinh tế quốc gia đi vào quỹ đạo chung của thế giới thông qua việc tận dụng được dòng chảy vốn cùng với công nghệ tiên tiến đẻ nắm chặt thị phần rộng lớn vốn có trong nước.
Để tăng cường hơn nữa tác động hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại đến quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
●Phát huy vai trò chủ lực của ngân hàng thương mại Nhà nước
Ở Việt Nam, hiện các ngân hàng thương mại Nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa, song vai trò chủ lực vẫn luôn được khẳng định. Nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, nhất là những ngân hàng thương mại Nhà nước đóng vai trò chủ lực trong nền kinh tế nhiều thách thức to lớn, đó là vừa phải duy trì tăng trưởng tín dụng và đầu tư nhưng vẫn phải bảo đảm duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa rủi ro trước các biến động liên tục của thị trường hàng hóa, lãi suất, tỷ giá…Để phát huy được vai trò chủ đạo trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại Nhà nước cần hoạt động kinh doanh đa năng với chất lượng dịch vụ cao; năng lực tài chính lành mạnh; trình độ công nghệ, nguồn nhân lực và quản trị ngân hàng đạt mức tiên tiến theo các thông lệ chuẩn mực quốc tế.
Để tăng cường vai trò của các ngân hàng thương mại trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Trước hết, bản thân các ngân hàng cần lành mạnh hoá hoạt động của chính bản thân mình. Trong đó, quan trọng nhất là kiểm toán nội bộ ngân hàng. Yêu cầu hội nhập WTO, sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán cũng như các vấn đề trong quản trị cho thấy sự cần thiết của kiểm toán nội bộ ở doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
Trước những yêu cầu cấp bách, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN, ngày 1/8/2006, yêu cầu các ngân hàng thương mại phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, hiện nay có một số khó khăn khi tiến hành việc kiểm toán nội bộ: sự chồng chéo về vai trò và trách nhiệm của chức năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ; chất lượng và số lượng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ chưa ở mức mong muốn; kiểm toán nội bộ chưa tạo được tín nhiệm đối với các bên chính có lợi ích liên quan…
●Tăng cường hoạt động quản lý rủi ro ngân hàng
Cũng như các doanh nghiệp khác, trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng cũng phải đối mặt với các rủi ro: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng… Những rủi ro của ngân hàng thương mại ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động chung của nền kinh tế. Do vậy, việc quản lý rủi ro ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc ổn định hoạt động ngân hàng, tránh các rủi ro, qua đó tác động tích cực đến nền kinh tế. Thực tế thời gian vừa qua, mặc dù bị tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng có vẻ như chưa có nhiều ngân hàng có ý định thay đổi cơ bản cơ cấu quản lý rủi ro của họ. Cần tiếp cận với các thông lệ quốc tế để nâng cao năng lực quản trị rủi ro (ban hành các quy định, quy trình quản lý rủi ro, từ nhận diện, phân tích, đánh giá, quản lý và xử lý). Song song với việc này là khẩn trương hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
●Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành Ngân hàng
Nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay trở thành một vấn đề cấp bách, nhất là yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Yêu cầu nâng cao năng lực nguồn nhân lực trở thành yêu cầu của tất các các ngành kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.Nếu chỉ cải thiện và nâng cao vấn đề công nghệ ngân hàng mà không chú ý tới vấn đề nguồn nhân lực thì hệ thống ngân hàng không thể phát triển được. Do vậy, cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Ngân hàng một cách hợp lý: Tiến hành đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực, có chính sách khen thưởng/kỷ luật hợp lý…
●Hoàn thiện hành lang pháp lý cho sự phát triển ngành Ngân hàng
Sau một thời gian gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn, thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động, thích ứng nhanh hơn với những tác động từ bên ngoài. Từ đó có khả năng đóng góp nhiều hơn và chủ động hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tất nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho hệ thống ngân hàng, cần phải được nhận diện đầy đủ và có những giải pháp phù hợp. Việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi là yêu cầu cần thiết để phát triển ngành Ngân hàng. Để làm được điều