- Bồi hoàn/chi trả tiền bảo hiểm
1.3.3. Một số bài học rút ra từ chính sách BHTG của Đài Loan và Nhật Bản
Thứ nhất, việc xây dựng và ban hành chính sách BHTG phải mang tính đồng bộ và hiệu quả cao, đồng thời phải đạt được mục tiêu mà chính sách đề ra.
Thứ hai, cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG được xây dựng và mang tính hiệu lực đồng cấp với cơ sở pháp lý điều chỉnh các cơ quan cùng tham gia triển khai chính sách BHTG và cơ sở pháp lý để triển khai hoạt động BHTG phải ở cấp cao nhất, đó là Luật BHTG. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức BHTG xử lý các giao dịch và các vấn đề phát sinh có liên quan đến người gửi tiền và tổ chức tham gia BHTG - đối tượng được điều chỉnh bởi các bộ luật liên quan khác.
Thứ ba, chính sách về phí BHTG phải linh hoạt, phù hợp với thực tiễn hoạt động.
Thứ tư, việc quy định loại tiền gửi được bảo hiểm và không được bảo hiểm cụ thể, rõ ràng giúp việc thực hiện chính sách hiệu quả
Thứ năm, việc tham gia BHTG là bắt buộc với các tổ chức nhận tiền gửi nhằm nâng cao trách nhiệm trong hoạt động của các tổ chức này và góp phần bảo vệ người gửi tiền, đảm bảo ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Tóm tắt nội dung khoa học của Chương I
Trong Chương I luận văn đề cập đến vấn đề chủ yếu sau:
Một là, làm rõ luận cứ khoa học của bảo hiểm tiền gửi. Theo đó, luận văn đã luận giải khái niệm về tiền gửi, bảo hiểm tiền gửi, bản chất, vai trò
Hai là, hệ thống hóa có bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận của chính sách bảo hiểm tiền gửi; ở đây luận văn đã tập trung luận giải khái niệm, vai trò, mục đích, yêu cầu của chính sách bảo hiểm tiền gửi. Đặc biệt đã hệ thống nội dung của chính sách của chính sách bảo hiểm tiền gửi. Đây được coi là những đóng góp khoa học mới về mặt lý luận của luận văn;
Ba là, tổng kết kinh nghiệm của các nước Đài Loan, Nhật Bản liên quan đến đến chính sách bảo hiểm tiền gửi và rút ra những vấn đề có thể nghiên cứu được ở Việt Nam.
Những nội dung khoa học trên là căn cứ lý luận để phân tích thực trạng ở Chương II và đề ra hệ thống giải pháp hoàn thiện ở Chương III.