Sông Đà – dòng sông thơ mộng, trữ tình.

Một phần của tài liệu Người lái đò sông Đà (thao giảng) (Trang 26)

- Trùng vi thạch trận:

b. Sông Đà – dòng sông thơ mộng, trữ tình.

* Dòng sông duyên dáng và khác biệt.

- Nhìn từ trên cao:

+ Sông Đà như một sợi dây thừng ngoằn ngoèo. + Dòng sông của đồng dao thần thoại.

+ Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.

Câu văn giàu cảm xúc và thẫm đẫm chất thơ cùng nghệ thuật nhân hóa và so sánh.

→ Điểm nhìn quan sát phong phú giúp Nguyễn Tuân có được sự đánh giá toàn diện và tinh tế về dòng sông Đà. Sông Đà hiện ra đầy chất thơ, dịu dàng và đầy sức sống.

- Sắc nước sông Đà:

+ Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà

không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô.

+ Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một

người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về .

→ Sắc nước biến ảo, đặc trưng.

→ Sự quan sát rộng theo chiều dài không gian và thời gian khiến cho khám phá về sông Đà càng trở nên có chiều sâu, mới lạ và hấp dẫn.

* Sông Đà – một cố nhân.

- Dòng sông Đà gợi cảm:

+ Màu nắng tháng Ba Đường thi…

+ Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm

trên sông Đà

- Tình cảm khi gặp lại: trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm,… như nối lại chiêm

bao đứt quãng . Sự vui mừng khôn xiết có được bởi

tình cảm gắn bó chân thành tha thiết như một mối quan hệ tương giao tri kỉ.

* Bờ bãi sông Đà – hoang sơ, đầy sức sống

+ Cảnh sông lặng tờ, hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa

+ Nương ngô nhú lá non đầu mùa, cỏ gianh đẫm sương đêm.

+ Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung… + Tiếng còi sương…

Sự tài hoa đã đem lại cho áng văn những trang tuyệt bút; Tạo dựng nên cả một không gian trữ tình đủ sức khiến người đọc say đắm, ngất ngây.

Một phần của tài liệu Người lái đò sông Đà (thao giảng) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(37 trang)