Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Phân loại và phương pháp giải các bài toán chuyển động cho học sinh khá, giỏi toán lớp 5 (Trang 46 - 56)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3.Tổ chức thực nghiệm

3.3.1. Đối tượng thực nghiệm

+ Lớp thực nghiệm: Học sinh lớp 5A Trƣờng Tiểu học 8 – 4, Mộc Châu, Sơn La.

+ Lớp đối chứng: Học sinh lớp 5B Trƣờng Tiểu học 8 – 4, Mộc Châu, Sơn La.

3.3.2. Phương pháp tổ chức thực nghiệm

- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo hình thức song song. Tại lớp đối chứng, tác giả dạy phụ đạo, ôn tập nội dung giải toán chuyển động theo đúng phân phối và chƣơng trình hiện hành. Tại lớp thực nghiệm, tác giả dạy phụ đạo, ôn tập theo nội dung khóa luận. Kết thúc thực nghiệm, chúng tôi tổ chức cho học sinh 2 lớp làm bài kiểm tra với cùng một đề. Sau đó, chúng tôi tiến hành chấm thi và tổng hợp, phân tích xử lí kết quả.

3.3.3. Thời gian thực nghiệm

- Từ ngày 25/2/2014 đến ngày 20/3/2014

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.1. Đánh giá kết quả các bài kiểm tra

Lớp thử nghiệm (5A) Lớp đối chứng (5B) Xếp loại học sinh Xếp loại học sinh Giỏi Khá Trung

bình Yếu Giỏi Khá Trung

bình Yếu 19/25 6/25 0/25 0/25 11/26 15/26 0/26 0/26

Qua bảng trên ta thấy kết quả học tập của học sinh lớp 5A cao hơn lớp 5B. Cụ thể: Số điểm giỏi chiếm 76%. Còn lớp 5B, số điểm giỏi chiếm 42,31%. Nhƣ vậy, chất lƣợng học toán chuyển động của học sinh khá, giỏi toán lớp 5 ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng.

3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Để việc phân loại và phƣơng pháp giải đó thực sự phát huy tác dụng, nâng cao chất lƣợng học tập, bồi dƣỡng kĩ năng làm bài cho học sinh thì cần phải có thời gian, sự chuẩn bị về con ngƣời, cơ sở vật chất và nhiều yếu tố khác. Kết quả trên đây tuy chƣa thật cao song phần nào phản ánh đƣợc hiệu quả việc phân loại và vận dụng phƣơng pháp giải một số dạng toán chuyển động đã đề ra trong khóa luận.

Thực nghiệm qua cách hƣớng dẫn học sinh giải dạng bài toán chuyển động theo một quy trình phân loại bài tập, theo từng trƣờng hợp nhƣ trên, tôi mạnh dạn đƣa ra một số ý kiến về cách hƣớng dẫn giúp học sinh tìm ra lời giải cho bài toán chuyển động nhƣ sau:

a. Giáo viên cần:

- Trang bị cho học sinh một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, cũng nhƣ các quy tắc công thức. Nắm vững bản chất mối quan hệ giữa 3 đại lƣợng: vận tốc, thời gian, quãng đƣờng để vận dụng giải toán.

- Ngƣời giáo viên cần biết phân dạng, hệ thống hóa các bài toán theo dạng bài. Giúp học sinh nắm phƣơng pháp giải từ đơn giản đến phức tạp.

- Trong mỗi dạng cần phân nhỏ từng loại theo mức độ tăng dần để khi gặp bài toán chuyển động học sinh phải tự trả lời đƣợc: Bài toán thuộc dạng nào? Loại nào? Vận dụng kiến thức nào để giải?

- Tập cho học sinh đọc và phân tích đề kĩ lƣỡng trƣớc khi làm bài. Cần rèn luyện cho học sinh phƣơng pháp suy luận chặt chẽ, trình bày đầy đủ, ngắn gọn, chính xác. Và một điều quan trọng là phải biết khơi gợi sự tò mò, hứng thú học tập, không nản chí trƣớc những khó khăn trƣớc mắt.

b. Học sinh cần:

- Vận dụng linh hoạt công thức tính quãng đƣờng, vận tốc, thời gian. - Xác định sự chuyển động của các động từ tham gia chuyển động.

- Có thể chuyển từ bài toán chuyển động cùng chiều thành bài toán chuyển động ngƣợc lại, để lập mối quan hệ giữa các đại lƣợng, từ đó tìm ra cách giải.

- Nếu các động từ chuyển động ở 2 thời điểm khác nhau thì phải đƣa về chuyển động cùng thời điểm.

- Biểu diễn sự chuyển động các động từ chuyển động trên cơ sở sơ đồ đoạn thẳng để tìm ra mối quan hệ giữa các đại lƣợng quãng đƣờng, vận tốc, thời gian.

- Xác định mối tƣơng quan tỷ lệ giữa các đại lƣợng:

+ Khi đi cùng quãng đƣờng thì thời gian và vận tốc là 2 đại lƣợng tỷ lệ nghịch với nhau.

+ Khi đi cùng vận tốc thì quãng đƣờng và thời gian là 2 đại lƣợng tỷ lệ thuận với nhau.

+ Khi đi cùng thời gian quãng đƣờng và vận tốc là 2 đại lƣợng tỷ lệ thuận với nhau.

Trên đây là một số ý kiến để hƣớng dẫn giải bài toán chuyển động cho học khá, giỏi lớp 5 mà tôi thấy cần thiết trong quá trình giảng dạy cho các em. Với cách hƣớng dẫn nhƣ trên giúp học sinh vừa trau dồi kiến thức, vừa phát triển năng lực tƣ duy, từ đó giúp các em có khả năng sáng tạo tăng độ nhạy bén khi giải các bài toán về chuyển động đều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì việc phân loại và phƣơng pháp giải một số bài toán chuyển động có thể áp dụng rộng rãi khi bồi dƣỡng học sinh khá, giỏi lớp 5 ở các Trƣờng Tiểu học.

3.5. Kiến nghị

3.5.1. Đối với giáo viên:

- Điều cần thiết và không thể xem nhẹ dạng toán này mà giáo viên phải hết sức quan tâm từ khâu lý thuyết đến thực hành và nhất là phƣơng pháp giải các bài toán nâng cao. Từ đó mới phát triển đƣợc các năng lực tƣ duy, suy luận cho học sinh.

- Để rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh thì trong quá trình giảng giải giáo viên nên kết hợp và lựa chọn các phƣơng pháp tốt, tìm đọc các loại sách tham khảo. Nhằm truyền thụ tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh.

3.5.2. Đối với học sinh:

- Học sinh phải tự giác tích cực tiếp thu tri thức nhằm trang bị cho mình những kĩ năng thực hành giải toán thành thạo. Học sinh phải nắm vững và phân loại các trƣờng hợp cụ thể trƣớc khi tiến hành giải các bài toán chuyển động. Học sinh chủ động tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng, kĩ xảo mà giáo viên truyền thụ cho. Từ đó đào sâu suy nghĩ tìm tòi cách giải sao cho phù hợp.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở những nội dung đã tìm hiểu và nghiên cứu ở chƣơng1, chƣơng 2 chúng tôi tiến hành thực nghiệm và bƣớc đầu đã thu đƣợc kết quả khả quan: Kết quả học tập của học sinh nâng lên rõ rệt, học sinh đã thực sự hòa mình vào buổi học, sự tập chung chú ý vào bài học khá cao, các em không còn thấy khó khăn khi gặp dạng toán chuyển động. Điều này đã chứng minh tính khả thi của đề tài.

KẾT LUẬN

Để không ngừng nâng cao chất lƣợng dạy và học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc thì việc đổi mới phƣơng pháp dạy học của Trƣờng Tiểu học là rất cần thiết. Việc phân loại và vận dụng phƣơng pháp giải có vai trò quan trọng trong việc giải các bài toán chuyển động ở tiểu học nói chung và cho học sinh khá, giỏi nói riêng. Vì vậy, vấn đề mà khóa luận nghiên cứu phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc giảng dạy, giải bài tập về toán chuyển động cho học sinh khá, giỏi toán lớp 5 hiện nay.

Đề tài đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề có liên quan cụ thể: Vai trò của giải toán trong quá trình dạy học; phƣơng pháp chung để giải các bài toán; mục đích, yêu cầu của việc dạy học giải toán chuyển động. Trên cơ sở đó đề tài cũng trình bày đƣợc một số loại toán chuyển động cho học sinh khá, giỏi toán lớp 5 và phƣơng pháp giải đối với từng loại toán đó. Mỗi loại toán chuyển động bao gồm các dạng, kèm theo 5 đến 6 ví dụ trình bày việc phân loại, tìm lời giải minh họa và một số bài tập để ngƣời đọc có thể vận dụng giải, nâng cao kĩ năng giải toán. Bằng cơ sở thực tiễn đề tài cũng tiến hành thực nghiệm sƣ phạm góp phần đánh giá hiệu quả của việc phân loại và đề xuất một số phƣơng pháp giải toán chuyển động cho học sinh khá, giỏi toán lớp 5.

Khóa luận tốt nghiệp “Phân loại và phƣơng pháp giải một số bài toán chuyển động cho học sinh khá, giỏi toán lớp 5” là một trong những công trình nghiên cứu đầu tay của em. Do hạn chế về thời gian và phạm vi nghiên cứu nên đề tài mới chỉ tập trung vào việc dạy học, việc xây dựng và thiết kế một số dạng toán điển hình. Hƣớng khai thác có thể đƣợc mở rộng hơn ra các dạng toán khác.

Em hi vọng rằng đề tài sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên khoa Tiểu học và giáo viên các Trƣờng Tiểu học. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ang, Đỗ Trung Hiệu, Vũ Dƣơng Thụy, Luyện giải toán 5,NXB Giáo dục.

2. Trần Diên Hiển (2004), Thực hành giải toán Tiểu học, NXB Đại học sƣ phạm. 3. PGS.TS.Trần Diên Hiển (2006), Toán bồi dưỡng 5, Đại học sƣ phạm.

4. Trần Diên Hiển (2009), 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán 4 – 5 (tập 2), NXB Giáo dục.

5. Đặng Tự Lập, Vũ Thị Thu Loan (2006), Hướng dẫn phương pháp giải 333 bàiToán 5 (tập 2), NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

6. ThS. Nguyễn Văn Nho (2008), Bồi dưỡng toán lớp 5 theo chủ đề các bài toán chuyển động, NXB Giáo dục.

PHỤ LỤC

Phòng GD và ĐT ĐỀ KIỂM TRA Trƣờng Tiểu học 8 – 4, Mộc Châu, Sơn La. Môn: Toán

Thời gian: 40phút

(Dành cho HS khá, giỏi toán 5)

ĐỀ BÀI

Bài 1: Một ngƣời đi xe máy từ A đến B mất 3 giờ, lúc trở về do ngƣợc

chiều gió mỗi giờ ngƣời ấy đi chậm hơn 10km so với lúc đi nên thời gian lúc về lâu hơn 1 giờ. Tính quãng đƣờng AB?

(Bài toán 2. Trang 15. Thuộc dạng bài toán có một chuyển động tham gia).

Bài 2: Hai ngƣời ở 2 thành phố A và B cách nhau 130km. Họ ra đi cùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhau và ngƣợc chiều nhau. Ngƣời thứ nhất đi xe máy từ thành phố A với vận tốc 40km/giờ. Ngƣời thứ 2 đi xe đạp từ thành phố B với vận tốc 12km/giờ. Hỏi sau bao lâu họ gặp nhau và chỗ gặp cách nhau bao xa?

(Bài toán 1b. Trang 31. Thuộc dạng bài toán có 2 chuyển động ngƣợc chiều tham gia)

Bài 3: Một chiếc thuyền khi xuôi dòng có vận tốc 36,34km/giờ. Khi ngƣợc

dòng có vận tốc 32,2km/giờ. Với vận tốc dòng nƣớc nhƣ khi chiếc thuyền này đang đi thì một cánh bèo trôi quãng đƣờng 8,28km sẽ phải mất một thời gian bao lâu?

(Bài toán 3. Trang 38. Thuộc dạng bài toán có vật chuyển động trên dòng nƣớc).

... Hết...

ĐÁP ÁN

Số bài Nội dung Thang điểm

Bài 1 * Phân tích – Tìm lời giải

+ Bài toán có 1 chuyển động tham gia , bài toán thuộc dạng 2.

+ Bài toán yêu cầu tính quãng đƣờng AB . Ta dù ng công thƣ́c s = v × t

+ Bài toán cho biết thời gian lúc đi là 3 giờ và thời gian lúc về châ ̣m hơn lúc đi là 1 giờ

Để tính quãng đƣờng AB ta phải tìm vâ ̣n tốc lúc đi hoă ̣c vận tốc lúc về của xe máy đó.

+ Do trên cù ng quãng đƣờng thời gian và vâ ̣n tốc là 2 đa ̣i lƣợng tỉ lê ̣ nghi ̣ch nên từ tỉ số thời gian tìm đƣợc là tỉ lệ nghịch của tỉ số giữa vận tốc đi và vận tốc về

+ Vì ngƣợc gió nên ngƣời đó đi chậm hơn 10km nên ta có hiê ̣u giữa 2 vận tốc

Ta đƣa về bài toán tìm 2 số khi biết hiê ̣u và tỉ số để tính vâ ̣n tốc lúc đi hoă ̣c vâ ̣n tốc lúc về của ngƣời đó * Lờ i giải:

Thời gian lúc ngƣời ấy đi về hết: 3 + 1 = 4 (giờ) Trên cùng quãng đƣờng thời gian và vâ ̣n tốc là 2 đa ̣i lƣợng tỉ lê ̣ nghi ̣ch với nhau. Tỉ số thời gian lúc đi và lúc về là 3 : 4 = 3

4

Vâ ̣y tỉ số vâ ̣n tốc lúc đi và lúc về là: 4

3

Ta coi vâ ̣n tốc lúc đi là 4 phần thì vâ ̣n tốc lúc về là 3 phần

Ta có sơ đồ sau:

Tổng 4 điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

Bài 2

Vâ ̣n tốc lúc đi:

Vâ ̣n tốc lúc đi:

Vận tốc lúc đi là: 10 : (4 - 3) × 4 = 40 (km/h) Quãng đƣờng AB là: 40 × 3 = 120 (km) Đáp số: 120 km * Phân tích – Tìm lời giải:

- Bài toán có 2 chuyển động ngƣợc chiều tham gia và bài toán thuộc dạng 1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bài toán yêu cầu tìm thời gian 2 xe gặp nhau và quãng đƣờng từ thành phố A đến chỗ gặp nhau, biết:

+ Thành phố A và B cách nhau 130km.

+ Ngƣời thứ nhất đi với vận tốc 40 km/giờ. Ngƣời thứ 2 đi với vận tốc 12 km/giờ.

- Để tìm thời gian để 2 xe gặp nhau ta dùng công thức t = s : (v1 + v2)

- Tìm quãng đƣờng từ thành phố A đến chỗ gặp nhau ta dùng công thức s = v × t (Lấy vận tốc của ngƣời thứ nhất nhân với thời gian để 2 xe gặp nhau) * Lời giải:

Thời gian để 2 xe gặp nhau là :

130 : (40 +12) = 2,5 (giờ) Quãng đƣờng từ thành phố A đến chỗ gặp nhau là 40 × 2,5 = 100 (km) Đáp số: 2,5 giờ; 100km. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Tổng 3 điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 10km

Bài 3 * Phân tích – Tìm lời giải:

- Bài toán thuộc dạng toán chuyển động của hai vật trên dòng nƣớc.

- Bài toán yêu cầu tìm thời gian cánh bèo trôi trên quãng đƣờng 8,28km, biết vận tốc xuôi dòng của thuyền là 36,34km/giờ và ngƣợc dòng là 32,2km/giờ.

- Để tìm thời gian cánh bèo trôi trên quãng đƣờng 8,28 km ta lấy quãng đƣờng cánh bèo trôi chia cho vận tốc của dòng nƣớc. - Tính vận tốc của dòng nƣớc ta dùng công thức vd = (vx – vn) : 2 * Lời giải Vận tốc của dòng nƣớc là: (36,34 – 32,2) : 2 = 2,07 (km/giờ)

Dƣới tác động của dòng nƣớc có vận tốc nhƣ trên, một cánh bèo trôi quãng đƣờng 8,28 km sẽ phải mất một thời gian là: 8,28 : 2,07 = 4 (giờ) Đáp số: 4 giờ. Tổng 3 điểm 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25

Một phần của tài liệu Phân loại và phương pháp giải các bài toán chuyển động cho học sinh khá, giỏi toán lớp 5 (Trang 46 - 56)