II. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU
3. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp 3 yếu tố sản xuất cơ bản: ĐTLĐ, TLLĐ và SLĐ để tạo ra các sản phẩm dịch vụ .Vậy thực chất việc tính giá thành các sản phẩm dịch vụ là việc xác định lượng hao phí các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm dịch vụ đó theo thước đo giá trị.
Trình tự như sau:
- Bước 1 : Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng
khoản mục:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: là những chi phí về việc
sử dụng nguyên liệu, vật liệu cho trực tiếp sản xuất sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: là những chi phí về việc sử dụng người lao động cho trực tiếp sản xuất sản phẩm:
+ Chi phí sản xuất chung: là những chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất hoặc phục vụ sản xuất ở phân xưởng (tổ, đội,...) như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu phục vụ sản xuất, chi phí dụng củ lao động, chi phí thấu hao TSCĐ ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền đùng cho sản xuất ở phân xưởng.
- Bước 2: Phân bổ những chi phí sản xuất chung cho các đối
tượng có liên quan:
Chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tính cá cho từng đối tượng theo tiêu thức thích hợp. Chi phí thường ăn phải phân bổ là chi phí sản xuất chung. Khi đó, tiêu thức hân bổ có thể lựa chọn là: chi phí nhan công trực tiếp, chi phí tác tiếp, chi phí sản xuất chung dự toán, số giờ máy chạy,...
- Bước 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo một trong lúc phương pháp:
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên rêu vật
liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu hình trực tiếp).
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn hành tương đương.
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc
kế hoạch.
- Bước 4: Tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm,
dịch vụ hoàn thành. Tổng giá thành Giá thành đơn vị = Số lượng sản phẩm, dịch vụ Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất DDĐK + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất DDCK
Kết quả tính toán có thể được thể hiện trên bảng tính giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành như ví dụ sau:
Ví dụ 3:
Một doanh nghiệp sản xuất trong tháng tin có tài liệu về tình hình sản xuất sản phẩm M như sau (đơn vị tính: 1.000đ).
1 Đầu tháng, chi phí sản xuất sản phẩm M dở dang là: 200.000. Trong đó:
- Chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp: 130.000 - Chi phí nhân công trực tiếp: 50.000
- Chi phí sản xuất chung : 20.000
2. Trong tháng, chi phí sản xuất sản phẩm M phát sinh tập hợp được là: 2.800.000. Trong đó:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2.000.000 - Chi phí nhân công trực tiếp: 500.000 - Chi phí sản xuất chung : 300.000
3. Cuối tháng, hoàn thành nhập kho 1000 kg sản phẩm M, còn dở dang một số sản phẩm M với chi phí sản xuất sản phẩm M dở dang là: 550.000. Trong đó:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 380.000 - Chi phí nhân công trực tiếp: 100.000 - Chi phí sản xuất chung : 70.000
Yêu cầu: Lập Bảng tính giá thành thực tế sản phẩm M sản xuất
hoàn thành trong tháng. Giải: Bảng 3.2: Tính giá thành sản phẩm Sản phẩm: M Sản lượng: 1.000 kg ĐVT: 1.000đồng Khoản mục Sản phẩm dở dạng đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ Sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng GTSP Giá thành đơn vị sp 1. CPNVLTT 130.000 2.000.000 380.000 1.750.000 1.750 2. CPNCTT 50.000 500.000 100.000 450.000 450 3. CPSX chung 20.000 300.000 70.000 250.000 250 Tổng 200.000 2.800.000 550.000 2.450.000 2.450 4. Tính giá thực tế vật tư, sản phẩm, hàng hoá xuất kho
Việc xuất vật xuất kho vật tư, sản phẩm, hàng hoá có nhiều trường hợp khác nhau nhưng trị giá thực tế xuất kho có thể được xác định theo một trong các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ
Theo phương pháp này đơn giá xuất kho được xác định vào thời điểm cuối kỳ theo công thức:
Trị giá thực tế tồn đầu kỳ +
Tổng trị giá thực tế nhập trong kỳ Đơn giá
xuất kho = Số lượng tồn đầu kỳ +
Số lượng nhập trong kỳ Từ đó tính trị giá thực tế xuất kho được xác định là:
Trị giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá bình quân Ví dụ 4:
Có tài liệu về tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu A trong tháng tại một doanh nghiệp như sau:
- Ngày 1/3: Tồn kho 100kg, đơn giá: 200.000đ/kg - Ngày 6/3: Nhập kho 350 kg, đơn giá: 200.000đ/kg - Ngày 14/3: Xuất kho 80 kg
- Ngày 20/3: Nhập kho 400 kg, đơn giá: 220.000đ/kg - Ngày 26/3: Xuất kho 250 kg
- Ngày 28/3: Nhập kho 150 kg, đơn giá: 240.000đ/kg
Yêu cầu: Tính trị giá thực tế vật liệu A xuất kho trong tháng?
Giải:
- Xác định đơn giá xuất kho: Đơn giá =