CHẤT LƯỢNG NỢ :

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NAM Á CHI NHÁNH QUY NHƠN ppsx (Trang 27 - 31)

- DƯ NỢ THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ

2.1.2.4/ CHẤT LƯỢNG NỢ :

-NỢ QUÁ HẠN

Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ, nếu được ngân hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn

Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng . Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng bị rủi ro . Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng.

Bảng 12 : Bảng nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay

Dvt: triệu đồng

(Nguồn : báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2007,2008,2009)

Tương ứng với sự gia tăng của doanh số cho vay và dư nợ , nợ quá hạn ở ngân hàng TMCP Nam Á – CN Quy Nhơn trong giai đoạn năm 2007-2009 cũng có những biến động lớn. Tổng dư nợ quá hạn ở năm 2007 là 293 triệu đồng, sang năm 2008 là 1454 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 396,25% .Đến năm 2009 tổng dư nợ quá hạn là 4.148 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 254,06%.

Phân tích nợ quá hạn ra từng loại cho vay cụ thể , ta có thể thấy như sau: Nợ quá hạn ngắn hạn ở năm 2007 là 194 triệu đồng, sang năm 2008 là 500 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 157,7%, nhưng đến năm 2009 nợ quá hạn tăng quá mạnh, nhanh đến mức báo động, tương ứng tỷ lệ tăng là 813,60% so với năm 2008.

Bên cạnh đó nợ quá hạn trung, dài hạn năm 2007 là 99 triệu đồng , sang năm 2008 nợ quá hạn trung, dài hạn cũng tăng rất cao. Cụ thể tăng 855 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng rất cao là 863,34% so với năm 2007 đến năm 2009 thì nợ quá hạn trung, dài hạn giảm xuống còn là 580 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 39,20%

Bảng 13: Bảng cơ cấu tỷ trọng nợ quá hạn theo thời hạn cho vay

Dvt: triệu đồng

(Nguồn : báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2007,2008,2009)

Nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ quá hạn luôn chiểm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, năm 2008 nợ quá hạn trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn.

Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn trong năm 2007 là 66,21% thì sang năm 2008 giảm xuống còn 34,39% và đến năm 2009 là 88,73% trong tổng nợ quá hạn. Đây là kết quá của việc cho vay tập trung quá nhiều vào thể loại cho vay ngắn hạn.

Tương ứng với sự biến đổi của tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn thì tỷ trọng nợ quá hạn trung , dài hạn trong tổng dư nợ quá hạn cũng biến đổi theo; cụ thể tỷ trọng nợ quá hạn trung, dài hạn ở năm 2007 là 33,79% ,sang năm 2008 tăng đến 65,61% đến năm 2009 thì tỷ lệ này là 11,27%

Nhu vậy, nhìn chung trong những năm qua, bên cạnh việc mở rộng tăng trưởng dư nợ. Ngân hàng TMCP Nam Á – CN Quy Nhơn đã chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên nợ quá hạn vẫn là một vấn đề đáng quan tâm, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Để giảm nợ quá hạn, tăng hiệu quả sử dụng vốn, chi nhánh cần tìm biện pháp thích hợp trong thời gian tới.

-NỢ XẤU

Bảng 14: Nợ xấu theo loại hình kinh tế giai đoạn 2007-2009

Dvt: triệu đồng

(Nguồn : báo cáo hoạt động tín dụng qua các năm 2007,2008,2009)

Tổng nợ xấu năm 2007 là 909 triệu đồng, đến năm 2008 con số đó là 5659 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 522,55% nhưng đến năm 2009 chỉ tiêu này giảm xuống còn 2049 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 63,79%

Cụ thể trong từ loại hình kinh tế, xuất phát từ nguyên nhân là hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu là tập trung vào loại hình công ty TNHH tư nhân và kinh tế cá thể cho nên nợ xấu cũng chỉ tập trung vào hai loại hình này .Như năm 2007 nợ xấu loại hình công ty TNHH tư nhân là 0 nhưng đến năm 2008 thì tăng lên đến 2284 triệu đồng và năm 2009 giảm xuống còn 1710 triệu đồng. Tại loại hình kinh tế cá thể thì năm 2007 là 909 triệu đồng, năm 2008 tăng lên 3375 với tỷ lệ tăng tương ứng là 271,29% năm 2009 thì lại giảm xuống còn 339 triệu đồng với tỷ lệ giảm đó là 89,96%.

-ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á – CN QUY NHƠN:

Bảng 15: Bảng tổng hợp đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Dvt: Triệu đồng

Đây là chỉ tiêu thể hiệ trực tiếp công tác thẩm định phương án SXKD của cán bộ tín dụng. Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Hay nói cách khác, đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác tín dụng của ngân hàng.

Theo quy định của NHNN, các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ >5% được xem là ngân hàng yếu kém. Nếu chỉ số này nhỏ hơn 5% ngân hàng đó được đánh giá là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao và được nhận nhiều thang điểm cao trong hàng xếp loại các tổ chức tín dụng.

Trở lại với tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng TMCP Nam Á – CN Quy Nhơn. Năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh là 0,26% sang năm 2008 là 1,06%, đến năm 2009 là 2,22%. Cho thấy chất lượng của các khoản vay của chi nhánh là khá cao. Điều này thể hiện quan điểm của chi nhánh khi cấp tín dụng là: nếu không đủ tin tưởng thì không cho vay, cho vay đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc tín dụng, nguyên tắc phân tán rủi ro và kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NAM Á CHI NHÁNH QUY NHƠN ppsx (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w