3.5.1. Giải p h á p tổ n g t h ể
Trong các nguồn gây ô nhiễm môi trường Yên Hưng nói chung cũng như môi trường nước phải kể đến hai nguồn chính đó là nguồn từ sinh hoat cùa dân và sản xuất.
Việc quy hoạch phản b ố các khu công nghiệp phải cần nghiên cứu kỹ điểu kiện tự nhiên, khu đất xây dựng tránh bố trí các xí nghiệp đầu nguồn nước, hướng gió, khu đất th ấ p ... gây ô nhiễm nước, ổ nhiẻm không khí.
Để bảo vệ mõi trường của Yên Hưng đổng thời vẫn đảm bảo sự tăng trưởng với tiến trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá của đất nước. Chúng ta phải đánh giá tổng thể của các vùng về môi trường từ đó phân bô’ các khu công nghiệp, các khu nuôi trồng
thuỷ s ả n . ..
Đối với dân cư: Điều chỉnh và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật như hệ thống cấp nước, thoát nước, mạng lưới giao thông, mạng lưới điện... cần xây dựng và tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải chứ không để như hiện nay, hệ thống nước thải chung với hệ thống nước mưa.
Đối với khu tập trung đông dàn cư nên có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải vào môi trường.
N âng cao dân trí về bảo vệ môi trường là giải pháp sẽ đem lại hiệu qưa rất thiẽt thực không phải chi về trước mắt mà còn về lâu dài. Khi ngươi dân ý thức được răng cẩn phải bảo vệ môi trường sống của họ thì tức khắc những cư xử, thái độ hành vi không thân thiện với môi trường trước đây của họ sẽ bị loại bỏ.
3.5.2. B iệ n p h á p tổ chứ c t h ể chê
Từ nhận thức nước là tài nguyên không thể thay thê được nhu cầu dùng nước ngày càng cao đối với dàn sinh, công nghiệp và nông nghiệp nên cần phải có chiến lược đối với việc quản lý và bảo vệ tài nguyên nước nhằm sử dụng tổng hợp và tiết kiệm tài nguyên nước, chống ô nhiễm, chống cạn kiệt nguồn nước.
Cần phải có sự quản lý thống nhất trên cơ sở lưu vưc và hệ thống công trinh, han chế tối đa việc phân chia quyền quản lý theo địa giới hành chính sẽ lãm hạn chê hiệu quả khai Ihác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Các ngành dùng nước phải có sự phối hợp trong quy hoạch và quản lý để nguồn nước được tận dụng tổng hợp và khai thác có hiêu quả cao nhất.
Củng cố về tổ chức và tăng cường cho các cơ quan của huyện có cõng tác quán ly nước.
Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan có liên quan tới nguồn nước để đảm bảo sự điều hành và quản lý thống nhất nguồn nước.
Tổng quan các luật, văn bàn điều hành và các vãn bàn pháp quy khác như pháp lệnh, quy định, các tiêu chuẩn đã ban hành có liên quan đến bào vệ môi trường nước.
Định kỳ dánh giá tài nguyên nước, các nguồn nước phát sinh trên địa bàn và các nguồn ngoại lai, cả về chất lượng để từ đó đưa ra chính sách khai thác và sử dụng nước thích hợp.
Tăng cường nghiên cứu các tiêu chuẩn, quy định mới cho các dối lượng sử dụng nước và thải vào nguồn nước đồng thời đưa ra các quy định thanh tra và kiểm tra để bảo quản phát triển bền vững nguồn nước.
3.5.3. Các biện p h á p k ỹ th u ậ t cóng ng h ệ
a. Q uy hoach chât lương nước:
Quản lý chất lượng nước dựa vào hai hệ thống tiêu chuẩn sau đây:
1. Hệ thống “Tiêu chuẩn nước thải” quy định nước thải từ các nguồn nước khác nhau khi đổ vào hệ thống sông phải có nồng độ các chất ô nhiễm nhó hơn hoặc bàng các giá trị do các cơ quan quản lý N hà nước có thẩm quyền quy định.
2. Hệ thống “Tiêu chuẩn chất lượng nước dòng sông” quy định mọi nguồn gây ỏ nhiễm nước không được xả chất thải vào nguồn nước tới mức làm cho chất lượng nước sông không còn phù hợp với mục đích sử dụng đã được xác định đối với nguốn nước đó.
Mỗi mục đích sử dụng của các nguồn nước khác nhau đòi hỏi vể chất lượng
nguồn nước khác nhau VI vậy cần quy hoạch bằng cách:
• Tiến hành xác định mục đích sử dụng nước của các nguồn nước khác nhau. Đánh giá, khảo sát để có được bức tranh thực tại từ đó có biện pháp thích hợp.
• Lựa chọn tiêu chuẩn chất lượng nước thích hợp cho từng loại hình sử dụng.
• Đề xu át các biện pháp nhăm đat được chất lượng nước phù hợp với tiêu chuẩn đã quy định đối với mục đích s ừ d ụ n g đã đề ra.
b. Khống c h ế ò nhiém nước:
- Yêu cầu xử lý nước ihải: Tuỳ thuộc vào đặc điểm của các nguồn tiếp nhân mà yêu cầu hiệu suất xử lý nước thải nông nghiệp và nước thải sinh hoat sẽ khác nhau.
- Nước thải từ hộ gia đinh ra cống thải: Cần xử lý tự hoại để khử vi khuẩn, giảm c ậ n bã. Dùng hầm tự hoại sẽ giảm tải lượng nước thải.
- Nước thải cụm dân cư tập chung: Đối với các cụm dân cư nhò cần triển khai các trạm xử lý nước thải sinh hoạt loại nhỏ dựa trên kỹ thuật Fixed Bed Bioreactor vừa đơn giản lại tốn ít mặt bằng. Kỹ thuật này đã được chuyên gia của hãng HAECON Bỉ thiết kế cho xử lý nước thải sinh họat cho vài trăm đẽn vài ngàn người.
- Đối với các sông hổ đã ô nhiễm chất hữu cơ nặng có thể sử dụng kỹ thuật phuc hồi sinh học, kỹ thuật này sẽ giảm chất hữu cơ, giảm mùi, màu và tăng cường oxy hoà tan trong nước.
- Đối với dân cư đông đúc, cần phải xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường bằng cách xây dựng hệ thống thu gom nước thải, ở đây có thể tân dung các hệ thống cõng, mương dần nước thải cũ hoặc nâng cấp hay xây dựng mời (nêu cần) nhầm thu gom toàn bộ nước thải m à trước đây vẳn đổ ra hồ, ao hoặc các con sông lượng nước này dược tập chung vào một vài bể chứa các dung tích thích hợp sau đó đưa vào xử lý đến đạt tiêu chuẩn môi tiường trước khi thải ra ngoài. Nước sông, hổ, ao dần dần được làm sạch dưới sự tác động của các quá trinh tự nhiên nếu chúng không nhận nước thải đổ trưc tiếp vào.
- Nước thải ở các nhà máy hay ở các đổng tôm phải được xử lý ngay tại nguồn đảm bảo tiêu chuẩn loại B khi đổ ra các sông hổ.
- Tích cực khai thác sử dụng các loại bèo ở các kênh mương, để khai thông dòng chảy và dùng chúng như biện pháp sinh học xử lý nước ô nhiễm chât hữu cơ cao.