MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ HIỆU QUẢ KHI ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM TÍCH HỢP KỸ NĂNG SỐNG VÀO

Một phần của tài liệu SKKN Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy một số bài trong bộ môn GDCD và một số tiết ngoại khóa ở trường THPT (Trang 38 - 40)

PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM TÍCH HỢP KỸ NĂNG SỐNG VÀO GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI TRONG BỘ MÔN GDCD VÀ TIẾT NGOẠI

KHÓA.

Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, giúp HS có cách nhìn nhận đúng đắn về vai trò của bộ môn GDCD trong nhà trường. GV phải là người có long nhiệt huyết, biết lựa chọn và kết hợp tốt các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá… có nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp giáo dục KNS cho HS THPT. Việc tích hợp KNS vào trong chương trình phải diễn ra một cách nhẹ nhàng, thoải mái tránh gây áp lực về tâm lí, điểm số thì việc hình thành KNS cho HS mới đem lại hiệu quả thiết thực.

Kỹ năng sống không phải là bộ môn học thuộc bà là có thể vượt qua mà đòi hỏi cả một quá trình, việc giáo dục KNS cho HS hiện nay là hết sức cần thiết đòi hỏi phải có một môi trường thật mới có thể trãi nghiệm. Gia đình chính là môi trường thật thu nhỏ, bên cạnh đó còn có trường học và xã hội để khi trãi nghiệm qua các em có thể rút ra bài học cho cá nhân, biết tự mình lựa chọn dựa trên tích cách, đặc điểm và phản ứng của từng người. Nếu chỉ vận dụng lí thuyết thì chỉ như nét chấm phá mờ nhạt trong tư duy của các em, HS chỉ có thể phản ứng tích cực với bộ môn này nhưng chưa có sự tác động đến bộ môn khác cũng như ngoài xã hội.

Khi truyền đạt nội dung bài học, người dạy phải làm thế nào vận dụng những kiến thức biến thành KNS về những tình huống xảy ra trong cuộc sống, giúp HS tìm cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, biết cách tự mình vượt qua cũng như biết cách phòng chống những mâu thuẫn, xung đột bạo lực giữa người với người.

Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức của người học, bản than người dạy cũng không ngừng trao đồi đạo đức, lối sống vì hình ảnh của giáo viên cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KNS cho HS.

Vấn đề qua trọng không kém để hình thành KNS cho HS là mối qua hệ giữa phụ huynh với nhà trường, mối liên hệ giữa thầy và trò là mối liên hệ cần thiết trong việc giáo dục KNS cho HS, vì chỉ có GV nào thì biết HS của lớp đó, phụ huynh chỉ biết GVCN của con mình như vậy sẽ thiếu đi môi trường trao đổi xung quanh vì thế KNS của HS cũng bị thu hẹp.

Thông qua chương trình GDCD giáo viên có thể tích hợp KNS tùy vào nội dung và kiểu bài khác nhau, có thể lựa chọn nhiều phương pháp để tích hợp KNS phù hợp nhằm thu hút sự tò mò, hiếu kì, kích thích sự hứng thú của người học. GV chú ý hệ thống câu hỏi không quá dài, không quá ngắn cần nhiều câu hỏi gợi mở và liên hệ thực tiễn gần gủi với cuộc sống, sinh hoạt và học tập của các em. Thông qua đó sẽ làm thay đổi nhận thức của HS về môn học đồng thời HS sẽ có thái độ tích cực hơn trong học tập và trong cuộc sống.

Quá trình giáo dục KNS cho HS không nhất thiết chỉ diễn ra trong giờ học chính khóa, GV có thể vận dụng kỹ năng vốn có của mình áp dụng trong những tiết dạy ngoại khóa, giờ sinh hoạt chủ nhiệm thậm chí giờ giải lao khi các em cần tới sự giúp đỡ về những vướng mắc, khó khăn trong phương pháp học tập, chọn nghề hay một số vấn đề khác trong cuộc sống mà các em đang trăn trở.

So với năm học trước vấn đề HS gây mâu thuẫn dẫn tới đánh nhau của trường THPT Điểu Cải bị đưa ra hội đồng kỷ luật đã giãm một cách rõ rệt, không còn tình trạng kết thành băng nhóm đánh nhau ngoài cổng trường như những năm trước đây, mặc dù tình trạng xích mích dẫn tới mâu thuẫn là không thể tránh khỏi nhưng tính chất và mức độ đã có nhiều chuyển biến giảm rõ rệt. Đó được xem là kết quả mà tập thể sư phạm nhà trường nói chung và việc giáo dục KNS cho HS bộ môn GDCD nói riêng trong việc định hướng, giúp HS biết cách kìm chế những xung đột, có thái độ tích cực hơn trong học tập và cuộc sống hằng ngày.

Một phần của tài liệu SKKN Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy một số bài trong bộ môn GDCD và một số tiết ngoại khóa ở trường THPT (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w