Phương pháp thực nghiệm.
IV. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
?1: Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào các yếu tố nào? Phụ thuộc như thế nào?
?2: Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng thu vào vào một trong các yếu tố đó ta phải làm thí nghiệm như thế nào?
?3: Viết công thức tính nhiệt lượng và giải thích các đại lượng có trong công thức đó?
3. Tổ chức tình huống học tập
GV làm TN như hình 25.1 và đặt vấn đề như SGK.
4. Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
• Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trình bày nguyên lý truyền nhiệt.
• Gọi HS đọc và nhắc lại nguyên lí.
• Nghiên cứu SGK, trình bày nguyên lý truyền nhiệt.
• Nhắc lại nguyên lí.
I. Nguyên lí truyền nhiệt
SGK Tr.88.
• Giới thiệu phương trình cân bằng nhiệt.
• Yêu cầu HS trình bày đặc điểm giống và khác nhau của công thức tính nhiệt lượng thu vào và tỏa ra.
•
• Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
II. Phương trình cân bằng nhiệt
Qtỏa = Qthu
Gọi 2 HS đọc yêu cầu của VD. Yêu cầu HS tóm tắt đề bài. Hỏi: Bài yêu cầu tìm đại lượng nào? Muốn tìm đại lượng đó phải dựa vào kiến thức nào? Hướng dẫn HS xác định chất thu nhiệt và tỏa nhiệt, tính nhiệt lượng thu vào và tỏa ra. Yêu cầu HS áp dụng phương trình cân bằng nhiệt tính đại lượng chưa biết.
Đọc đề bài. Tóm tắt bài. Trả lời câu hỏi. Làm bài.
III. Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt
SGK Tr.89
IV. Vận dụng
C2:Nhiệt lượng của nước nhận được bằng nhiệt lượng do miếng đồng toả ra: Q2=Q1= m1.c1.∆t1= m1.c1(t1 – t2)
Với Q2= m2.c2.∆t2
Vậy nước nóng lên thêm là: ∆t2= = =5,43(0C)
C3:Nhiệt lượng do miếng kim loại toả ra: Q1= m1.c1.∆t1= m1.c1(t1 – t) Nhiệt lượng do nước thu vào: Q2= m2.c2.∆t2= m2.c2(t – t2)
Nhiệt lượng toả ra bằng nhiệt lượng thu vào: Q1=Q2 hay
0,4.c1(100-20) = 0,5.4190(20-13)=> c1= = 458(J/kg.K)
=> Kim loại này là thép
5. Củng cố
Yêu cầu HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK.
6. Hướng dẫn về nhà
- Đọc phần " Có thể em chưa biết"
- Làm bài tập trong SBT.
IV. Rút kinh nghiệm
……… ………...
Thanh Thủy , ngày …. Tháng …. năm 2012
Giáo án tuần 32
TUẦN 33Tiết 33 Tiết 33
Ngày soạn: …../ …../ 2012 Ngày dạy: ……/……/ 2012
I. Mục tiêu
- Vận dụng công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt để giải bài tập.
II. Chuẩn bị
III. Phương pháp dạy học
IV. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ
? Viết công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt, giải thích các đại lượng có trong công thức.
3. Bài mới
Đề bài Hướng dẫn
1. Người ta phơi ra nắng một chậu chứa 5 lit nước. Sau một thời gian, nhiệt độ của nước tăng từ 280C lên 340C. Hỏi nước đã thu bao nhiêu năng lượng từ mặt trời?
Khối lượng nước: m = D.V = 5kg Nhiệt lượng nước thu vào: 2.Một học sinh thả 300g chì ở 1000C vào
250g nước ở 58,50C, làm cho nước nóng lên tới 600C.
a. Tính nhiệt độ của chì ngay sau khi cân bằng nhiệt.
b. Tính nhiệt lượng của nước thu vào. c. Tính nhiệt dung riêng của chì.
d. So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch đó. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K.
a. Nhiệt độ của chì sau ngay sau khi cân bằng nhiệt : t = 600C.
b. Nhiệt lượng nước thu vào: c. Nhiệt dung riêng của chì:
d. Nhiệt dung riêng của chì tính được chỉ gần bằng nhiệt dung riêng tra bảng vì trong quá trính tính toán đã bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường.
3. Đổ 738g nước ở nhiệt độ 150C vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt độ 1000C. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 170C. Tính nhiệt dung riêng của đồng. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4186J/kg.K.
Nhiệt lượng nước và nhiệt lượng kế thu vào: Nhiệt lượng của khối đồng tỏa ra:
Áp dụng PT cân bằng nhiệt, ta có:
4. Hướng dẫn về nhà
- Làm phần tự kiểm tra và bài tập bài tổng kết chương II.
IV. Rút kinh nghiệm
……… ………...
Thanh Thủy , ngày …. Tháng …. năm 2012
***** TUẦN 34 Tiết 34 Ngày soạn: …../ …../ 2012 Ngày dạy: ……/……/ 2012 I. Mục tiêu 1. Kiến thức
Ôn tập kiến thức đã học được trong chương II: HS trả lời được câu hỏi ở phần ôn tập.
2. Kỹ năng
HS làm được bài tập ở phần vận dụng.
II. Chuẩn bị
GV chuẩn bị: máy chiếu, máy tính.
HS ôn lại kiến thức đã học, làm bài tập ôn tập chương II.
III. Tiến trình dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
Hoạt động 1: Hệ thống nội dung kiến thức A. Ôn tập lý thuyết
Giáo viên hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong phần Ôn tập và hệ thống nội dung theo sơ đồ tư duy.
Câu Nội dung Đáp án
1 như thế nào? (Câu 1,2,3Các chất được cấu tạo- SGK Tr.101) - SGK Tr.101)
- Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử có kích thước rất nhỏ bé.
- Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên chất luôn luôn chuyển động không ngừng và sự chuyển động này phụ thuộc vào nhiệt độ ( nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh)
- Giữa các nguyên tử và phân tử có khoảng cách.
2
a. Nhiệt năng là gì? Có những cách nào để làm thay đổi nhiệt năng của vật? Lấy VD? ( Câu 4,5 - SGK Tr.101)
b. Phân biệt nhiệt năng và nhiệt lượng?
a. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử vật chất cấu tạo nên vật.
Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của vật là thực hiện công và truyền nhiệt.
b. Phân biệt:
- Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng nhận thêm vào hoặc mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
3
Có những hình thức truyền nhiệt chủ yếu nào? Các chất rắn, lỏng, khí và chân không truyền nhiệt bằng các hình thức nào? (Câu 6 SGK Tr.101)
Có ba hình thức truyền nhiệt chủ yếu:
- Dẫn nhiệt: Là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn.
- Đối lưu: Là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất lỏng, chất khí.
- Bức xạ nhiệt: Là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất khí và chân không.
4 Phát biểu nguyên lítruyền nhiệt? Nội dung truyền nhiệt? Nội dung nào của nguyên lí này
* Nguyên lí truyền nhiệt:
1. Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
thể hiện sự bảo toàn năng lượng? ( Câu 10 - SGK Tr.101)
2. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì dừng lại.
3. Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
* Nội dung của nguyên lí thể hiện sự bảo toàn năng lượng: Nội dung 3.
Ghi chú: Sơ đồ tư duy chương II
B. Vận dụng
I. Khoanh tròn đáp án đúng
1. B, 2. B, 3. B, 4. C, 5. C.