Các cổng giao tiếp:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty TNHH tiếp vận VINAFCO co , ltd (Trang 39 - 47)

c. Các bước trong quá trình khởi động máy tính (sau khi bật công tắc)

1.11.Các cổng giao tiếp:

Về cơ bản một máy tính điển hình có 2 cổng nối tiếp, 1 cổng song song, 1 cổng VGA, 1 cổng trò chơi, 2 cổng kết nối cho chuột và bàn phím. Nếu bạn thường dùng tới thiết bị ngoại vi, như nhiều người khác hiện nay, bạn sẽ phải nghĩ đến bộ sao (ghép) cổng hay cái gì đó tương tự cho phép bạn nối được nhiều thiết bị ngoại vi hơn vào hệ thống.

Các cổng có chức năng kết nối các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, máy in, usb, modem, camera, loa, nguồn, màn hình, …

b. Đặc điểm của các cổng giao tiếp: - Cổng USB:

USB là một chuẩn kết nối rất thông dụng dùng để kết nối các thiết bị bên ngoài với máy vi tính. Trên Mainboard có khá nhiều cổng USB, ngoài các cổng nằm phía sau còn có thêm các chân cắm bên trong để sử dụng khi cần thiết.

Các chân cắm USB nằm bên trong Mainboard này thường được dùng để kết nối với các cổng USB có sẵn trên vỏ máy (thùng máy, Case), các trạm USB được gắn thêm phía trước hoặc sau vỏ máy.

Do có nhiều loại Mainboard và vỏ máy, trạm cắm khác nhau nên các đầu cắm cũng được bố trí khác nhau. Sau đây là cách cắm các loại đầu cắm USB thông dụng:

• Red (đỏ): + 5V / Voltage + / VCC

• White (trắng): USB - / Data - / D -

• Green (xanh lá): USB + / Data + / D +

• Black (đen): GND / Voltage - / Ground

• Black (đen hoặc xám): S-GND / Over Current

Dây S-GND là dây nối đất chống rò rỉ điện, nó thường to hơn các dây khác do nhập 2 dây của 2 cổng USB lại thành một, một số đầu cắm không có dây này.

Cấu tạo của đầu cắm:

Cách thay đổi dây:

• Mổi đầu cắm đều có các khóa nhựa để giữ tiếp điểm của các dây.

• Dùng lưỡi dao mỏng nạy khóa nhựa của đầu cắm lên và rút dây ra khỏi đầu cắm.

• Cắm lại các dây vào đúng vị trí cần thay đổi.

Thường một máy tính sẽ được gắn cổng usb ở sau và cả phía trước, cổng usb là một khe nhỏ hình chữ nhật nằm, dài khoảng hơn 1cm và rộng 0,5cm và có những đặc điểm sau:

+ Mở rộng tới 127 thiết bị có thể kết nối cùng vào một máy tính trên một cổng USB duy nhất (bao gồm các hub USB)

+ Những sợi cáp USB riêng lẻ có thể dài tới 5 mét; với những hub, có thể kéo dài tới 30 mét (6 sợi cáp nối tiếp nhau thông qua các hub) tính từ đầu cắm trên máy tính.

+ Với USB 2.0 (tốc độ cao), đường truyền đạt tốc độ tối đa đến 480 Mbps. + Cáp USB gồm hai sợi nguồn (+5V và dây chung GND) cùng một cặp gồm hai sợi dây xoắn để mang dữ liệu.

+ Trên sợi nguồn, máy tính có thể cấp nguồn lên tới 500mA ở điện áp 5V một chiều (DC).

USB 2.0 (USB với loại tốc độ cao) mở rộng băng thông cho ứng dụng đa truyền thông và truyền với tốc độ nhanh hơn 40 lần so với USB 1.1. USB 2.0 có đầy đủ khả năng tương thích ngược với những thiết bị USB trước đó và cũng hoạt động tốt với những sợi cáp, đầu cắm dành cho cổng USB trước đó.

- Cổng PS/2:

Là cổng dùng để kết nối bàn phím và chuột máy tính, hình tròn, cổng PS/2 có 6 chân.

- Cổng COM 25 chân và cổng LPT dùng để kết nối máy in nhưng hiện nay không máy tính nào dùng đến nó nữa cả.

- Cổng VGA: thông thường bao gồm 15 chân xếp thành 3 hàng ngang.

- Cổng RJ45: là chuẩn mạng có 8 chân dùng các chuẩn bấm dây khác nhau cho các mạng khác nhau. sử dụng cáp soắn đôi CAT 5.

- Cổng âm thanh: là ngõ ra tiếng của máy tính bao gồm những lỗ cắm vừa với jắc phone.

Cổng âm thanh chia làm các cổng khác nhau như cổng vào mic, cổng ra loa,…

2. Vỏ Case: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Chức năng:

Dùng để gắn các thiết bị trong system box cố định, và nó còn có tác dụng tản nhiệt vì trên vỏ case thường có thêm quạt tản nhiệt cho hệ thống các thiết bị.

b. Đặc điểm nhận biết:

Là một thùng rỗng bằng kim loại hình chữ nhật (có thể đứng hoặc nằm) mà ta vẫn thường gọi là cây máy tính, bên trong có các linh kiện máy tính nêu trên!

3. Màn hình:

Thường gặp nhất là các loại màn hình máy tính với nguyên lý ống phóng chùm điện tử (ống CRT, nên thường đặt tên cho loại này là "loại CRT").

Các màn hình loại CRT có các ưu nhược điểm như:

Thể hiện màu sắc rất trung thực, tốc độ đáp ứng cao, độ phân giải có thể đạt được cao. Phù hợp với games thủ và các nhà thiết kế, xử lý đồ hoạ.

Nhưng màn hình CRT lại có những nhược điểm đó là chiếm nhiều diện tích, tiêu tốn điện năng hơn các loại màn hình khác, thường gây ảnh hưởng sức khoẻ nhiều hơn với các loại màn hình khác.

Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình CRT là:

Màn hình CRT sử dụng phần màn huỳnh quang dùng để hiển thị các điểm ảnh, để các điểm ảnh phát sáng theo đúng màu sắc cần hiển thị cần các tia điện tử tác động vào chúng để tạo ra sự phát xạ ánh sáng. Ống phóng CRT sẽ tạo ra các tia điện tử đập vào màn huỳnh quang để hiển thị các điểm ảnh theo mong muốn.

b. Màn tinh thể lỏng:

Với màn hình tinh thể lỏng độ làm tươi 60 Hz cũng ít tạo ra cảm giác rung hình và nhức mắt như trên bởi cơ chế tạo hình ảnh của nó hoàn toàn khác với màn hình CRT.

Thời gian đáp ứng là một khái niệm chỉ nhắc đến đối với các màn hình tinh thể lỏng.

Thời gian đáp ứng ở màn hình tinh thể lỏng được tính bằng miligiây (ms), nói đến khoảng thời gian biến đổi hoàn toàn một màu sắc của một điểm ảnh. Chính vì công nghệ tinh thể lỏng không thể hiển thị một điểm ảnh tức thời nên mới xuất hiện khái niệm này như một thông số để đánh giá về màn hình tinh thể lỏng.

Màn hình máy tính loại tinh thể lỏng dựa trên công nghệ về tinh thể lỏng nên rất linh hoạt, có nhiều ưu điểm hơn màn hình CRT truyền thống, do dó hiện nay đang được sử dụng rộng rãi, dần thay thế màn hình CRT.

Những ưu điểm của màn hình tinh thể lỏng là: Mỏng nhẹ, không chiếm diện tích trên bàn làm việc. Ít tiêu tốn điện năng so với màn hình loại CRT, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng so với màn hình CRT.

Nhược điểm: Giới hạn hiển thị nét trong độ phân giải thiết kế (hoặc độ phân giải bằng 1/2 so với thiết kế theo cả hai chiều dọc và ngang), tốc độ đáp ứng chậm hơn so với màn hình CRT (tuy nhiên năm 2007 đã xuất hiện nhiều model có độ đáp ứng đến 2 ms), màu sắc chưa trung thực bằng màn hình CRT.

C. Màn hình cảm ứng:

Màn hình cảm ứng là các loại màn hình được tích hợp thêm một lớp cảm biến trên bề mặt để cho phép người sử dụng có thể điều khiển, làm việc với máy tính bằng cách sử dụng các loại bút riêng hoặc bằng tay giống như cơ chế điều khiển của một số điện thoại thông minh hay Pocket PC.

Màn hình cảm ứng xuất hiện ở một số máy tính xách tay cùng với hệ điều hành Windows XP Tablet PC Edition. Một số máy tính cho các tụ điểm công cộng cũng sử dụng loại màn hình này phục vụ giải trí, mua sắm trực tuyến hoặc các mục đích khác - chúng được cài đặt hệ điều hành Windows Vista mới nhất.

Màn hình máy tính sử dụng công nghệ OLED

Là công nghệ màn hình mới với xu thế phát triển trong tương lai bởi các ưu điểm: Cấu tạo mỏng, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng nhanh, tuổi thọ cao...

Bàn phím kết nối với bo mạch chủ qua cổng: PS/2, USB hoặc kết nối không dây.

Những bàn phím phổ thông hiện nay thường có 101-102 phím: gồm các nhóm phím chữ và số, các phím chức năng và các phím số numlock. Có một số phím phục vụ thao tác cho hệ điều hành. Ở một số nước bàn phím có bổ sung thêm các tổ hợp phím trên cơ sở bàn phím chuẩn. Bàn phím thường nối máy tính qua cổng USB, PS2 và không dây.

Nguyên tắc làm việc của bàn phím là đưa vào số thứ tự của các phím, sau đó BIOS sẽ giải ra các mã tương ứng.

5. Chuột:

Chuột máy tính loại phổ biến hiện nay là loại hai nút và một phím cuộn, chuột máy tính là một thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để điều khiển và làm việc với máy tính.

Chuột được kết nối với bo mạch chủ thông qua cổng giao tiếp là cổng PS/2, cổng USB, ngoài ra với công nghệ không dây gọn nhẹ phát triển đi theo sự tiên tiến đó là loại chuột máy tính không dây ra đời. Ta thường thấy có rất nhiều kiểu chuột khác nhau nhưng về cơ bản thì ta có thể chia làm 3 loại chuột máy tính là chuột không dây, chuột quang và chuột bi.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty TNHH tiếp vận VINAFCO co , ltd (Trang 39 - 47)