Đây là một công việc khá phức tạp, tốn kém vì phải kiểm tra các phép tính toán, xem xét toàn bộ các kết quả giải trình kinh tế- kỹ thuật. Phải xem xét đến công nghệ và phương pháp sản xuất, chuyển giao công nghệ đặc biệt là công nghệ cao. Công nghệ chuyển giao phải đạt được các yêu cầu sau:
• Công nghệ tạo ra sản phẩm mới và cần thiết hoặc sản xuất hàng xuất khẩu. • Nâng cao tính năng kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất. • Tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên.
Đồng thời nghiêm cấm việc chuyển giao công nghệ có ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và an toàn lao động. Với công nghệ từ các nước G7 thì không quá 10 năm, từ các nước khác không quá 8 năm, chất lượng còn lại phải lớn hơn hoặc bằng 80% máy mới, không được tiêu hao nguyên liệu quá 10%. Phải xem xét về công suất máy móc thiết bị, công suất khả thi, mức sản xuất dự kiến. Đặc biệt cần quan tâm là giá cả thiết bị công nghệ (kể cả phần cứng và phần mềm). Những yếu tố nhập khẩu do lượng thông tin không đầy đủ hoặc thiếu kinh nghiệm, các nhà soạn thảo thường dễ bị sơ hở nên cần được kiểm tra kỹ lưỡng.
Khi thẩm định phải rất quan tâm xem xét:
• ảnh hưởng của dự án đến môi trường và cách xử lý các chất có khả năng gây ô nhiễm qua nước thải, chất thải rắn, khí thải.
• Các giải pháp mà dự án sử dụng để chống ô nhiễm, các thiết bị sẽ sử dụng để thực hiện các giải pháp đó.
• Giải pháp xử lý cuối cùng (phân huỷ, chôn cất) các chất độc hại thu hồi từ khí thải, nước thải, chất thải rắn của dự án.
• Thành phần khí thải, nước thải, chất thải rắn sau khi áp dụng các biện pháp trên.
Đồng thời cần xem xét những ảnh hưởng khác đến môi trường và biện pháp khắc phục bao gồm:
• ảnh hưởng đến mặt bằng (khi khai thác đá, khoáng sản…)
• ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khi khai thác sử dụng tài nguyên rừng, biển…
• giải pháp khắc phục.
Ngoài vấn đề công nghệ và ảnh hưởng đến môi trường của dự án, thẩm định kỹ thuật, công nghệ đồng thời cũng xem xét đến các mặt:
- Các nguyên liệu đầu vào:
• cơ sở pháp lý, kỹ thuật để xác định quy mô, trữ lượng và khả năng tiềm tàng của các yếu tố đầu vào, xem xét nguyên liệu đầu vào thuộc loại gì, lấy ở đâu, giá cả như thế nào, tỷ lệ nhập nguyên liệu ra sao. Nhìn chung nếu nguyên liệu trong nước có tỷ lệ càng cao càng tốt.
• chất lượng của các yéu tố đầu vào, căn cứ đánh giá.
• hình thức khai thác, cung cấp, khả năng bảo đảm ổn định của nguyên vật liệu đầu vào.
• Về cơ sở hạ tầng cung cấp: dự án sẽ sử dụng năng lượng gì, có liên tục không. • Nguồn nước cung cấp và nguồn nước thải có phù hợp với môi trường xung
quanh không
• Cơ sở hạ tầng khác như thông tin, chất thải, an toàn, phòng cháy chữa cháy… • Thẩm tra về địa điểm: bao gồm cả văn bản pháp lý và địa điểm cụ thể
• tìm hiểu kỹ về chính sách kinh tế- xã hội của Chính phủ, địa phương về khu vực đó
• dự án không được mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể
• tuân thủ các quy định về quy hoạch xây dựng và kiến trúc của địa phương, các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy, chữa cháy, quản lý di tích lịch sử, an ninh quốc phòng…
• thuận lợi về giao thông
• gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu
• tận dụng được các cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có trong vùng
. các chất phế thải, nước thải độc hại đều phải qua khâu xử lý và gần tuyến thải cho phép.
• Về nguồn nhân lực: khi thẩm định cần xem xét về: • dân số trong khu vực, trình độ văn hoá
• số lao động có thể thu hút được và sử dụng cho dự án • chi phí cho sử dụng lao động.
Trường hợp phải thuê chuyên gia nước ngoài để lắp đặt, đào tạo, chạy thử, vận hành dự án cũng phải tính đến chi phí, lương của họ. Các quy định về chế độ đối với người lao động phải tuân thủ theo pháp luật.
Xem xét việc xây dựng có phù hợp với tổng thể không, có phù hợp với công nghệ, thiết bị và yêu cầu về môi trường, có được bảo đảm không. Về mặt thiết bị cần kiểm tra tính đồng bộ với công suất của các thiết bị, các công đoạn sản xuất với nhau, mức độ tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, tuổi thọ, yêu cầu sửa chữa bảo dưỡng, khả năng cung ứng phụ tùng. Đối với các loại thiết bị nhập khẩu, ngoài việc kiểm tra theo các nội dung trên cần phải kiểm tra thêm về các mặt như: các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu có đúng với luật và thông lệ ngoại thương hay không, tính pháp lý về trách nhiệm của các bên ra sao.
Xem xét các hạng mục phải xây dựng mới và các hạng mục công trình cải tạo nâng cấp. Kiểm tra các giải pháp xây dựng căn cứ vào yêu cầu công nghệ, các định mức, tiêu chuẩn xây dựng của loại dự án, nhu cầu xây dựng các hạng mục công trình chính, phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật.
Xem xét về tổ chức xây dựng, trình tự và tiến độ thi công. Điều này liên quan tới thời gian đưa dự án vào sử dụng, thời gian góp vốn, công nghệ.