Những khó khăn

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 28 - 30)

II. Thị trường chứng khoán ở Việt

1. Sự cần thiết của việc phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam

3.2 Những khó khăn

Những thuận lợi đã có nhưng những khó khăn vẫn còn nhiều, và đây cũng chính là những nguyên nhân làm chậm lại quá trình hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

- Khó khăn thứ nhất đó là thu nhập người dân còn thấp, tỷ lệ giữa tiết kiệm và tiêu dùng còn quá chênh lệch. Tư tưởng “làm đồng nào xào đồng ấy” đang còn rất phổ biến trong dân và ngay cả trong một số doanh nghiệp trong khi tình hình lạm phát còn chưa ổn định và chứa đựng nhiều tiềm ẩn.

- Hệ thống pháp lý về thị trường chứng khoán cho đến nay vẫn chưa được hoàn chỉnh. Một số văn bản pháp quy, các luật có liên quan, chi phối hoạt động hoặc có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán đã ban hành nhưng trong phần nội dung còn nhiều bất cập, mâu thuẫn với hệ thống pháp lý về thị trường chứng khoán. Công tác thực thi pháp luật chưa nghiêm, các chế tài xử lý vi phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

- Nền kinh tế chưa thực sự ổn định; hiệu quả của nền kinh tế quốc dân còn thấp. Năng suất lao động thấp, chất lượng của nhiều sản phẩm còn kém sự cạnh tranh, thị trường tiêu thụ còn hẹp. Ngân sách còn thâm hụt lớn, lưu thông tiền tệ chưa thông suốt. Trình độ quản lý còn non kém, nhiều sơ hở… chưa đẩy lùi được tệ nạn tham nhũng, buôn lậu, kinh doanh gian dối…

- Tình hình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, nhất là các doanh nhiệp có vốn lớn. Số lượng cổ phần không đáng kể so với yêu cầu đặt ra. Các công ty cổ phần đã được thành lập còn quá ít và phần lớn có vốn rất nhỏ, chưa đủ mạnh để tạo ra các “hàng hóa” cần thiết.

- Lượng cán bộ đã được đào tạo vừa qua vẫn chưa đủ về số lượng. Nhiều nhân viên làm việc trong các công ty chứng khoán vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, chưa có giấy phép hành nghề, thậm chí còn chưa có đủ các chứng chỉ có liên quan đến việc hành nghề về chứng khoán.

- Hệ thống kiểm toán của nước ta tuy đã được hình thành và phát triển từng bước, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường chứng khoán kể cả về số lượng và chất lượng của các công ty kiểm toán, đặc biệt khi quy mô của thị

trường chứng khoán được mở rộng. Điều đó làm dẫn đến sự thiếu minh bạch về chất lượng của bản cáo bạch, của báo cáo kinh doanh, cũng như các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp. Trên thực tế, cho đến nay, nhìn chung những người bỏ vốn mua cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hóa thường thiếu thông tin về những tổ chức phát hành, họ thường chỉ căn cứ trên những dấu hiệu bề ngoài, lời đồn đại và cảm tính về khả năng sinh lời, uy tín của doanh nghiệp. Nhiều người không biết rằng đầu tư như vậy là thiếu chắc chắn, không đủ những căn cứ để ra quyết định và họ đã đương đầu với những rủi ro từ việc thiếu những thông tin cần thiết.

Nhìn chung, mặc dù còn những khó khăn thách thức, song thuận lợi là cơ bản. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước, các Bộ ngành hữu quan đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc phối hợp tạo ra các điều kiện, tiền đề cần thiết cho việc thành lập và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w