Tình hình sử dụng và sản xuất chế phẩm vi khuẩn cố định nitơ trên Thế

Một phần của tài liệu đánh giá sự ảnh hưởng của vi khuẩn cố định nitơ lên một số loại cây trồng (Trang 29 - 31)

Thế giới và Việt Nam

1.4.1. Tình hình sử dụng và sản xuất chế phẩm vi khuẩn cố định nitơ trên Thế giới Thế giới

Phân bón vi sinh do Noble Hiltmer sản xuất lần đầu tiên tại Đức năm 1896 và đƣợc đặt tên là nitragin. Sau đó loại phân bón vi sinh này đƣợc phát

triển sản xuất tại nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ ở Mỹ (1896), Canada (1905), Nga (1907), Anh (1910), Thụy Điển (1914), và nhờ công nghệ tiên tiến mà ngày càng phong phú và phát huy tác dụng cao.

Ở Mỹ năm 1895 lần đầu tiên ngƣời ta đã sản xuất đƣợc nitragin – phân vi sinh để đƣa vào ứng dụng trong nông nghiệp. Số lƣợng phân vi khuẩn nốt sần sản xuất ở Mỹ hàng năm có thể xử lý cho 650 nghìn tấn hạt giống cây họ đậu (Erdman 1962) [14]. Năm 1968, hơn 70% diện tích trồng đậu đã đƣợc xử lý bằng chế phẩm vi sinh vật cố định nitơ.

Ở Nga, vào đầu thế kỷ XX ngƣời ta đã bắt đầu thí nghiệm dùng chế phẩm vi khuẩn nốt sần để tẩm cho cây họ đậu và sau cách mạng tháng Mƣời những thí nghiệm đó đã đƣợc mở rộng. Nhà Nông học Xô Viết nổi tiếng Doyarenko A.G đã viết rằng: “Ở Liên Xô việc sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần đã trở thành biện pháp cơ bản phổ biến trong trồng trọt” [14].

Hiệu quả của việc nhiễm chế phẩm Azotobacter sp cho đất và hạt giống, cây con đã đƣợc chứng minh trên các thí nghiệm đồng ruộng. Theo nghiên cứu của Puneet (1998) cho thấy việc nhiễm Azotobacter sp kích thích nẩy mầm của hạt, kích thích ra rễ và sinh trƣởng, năng suất của lúa mì, ngô tăng từ 10 – 15% so với các mẫu đối chứng [28].

Tổng kết các kết quả nghiên cứu của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn độ cho thấy sử dụng chế phẩm Azotobacter có thể cung cấp cho cây trồng từ 30 – 60kgN/ha/năm. Vi khuẩn cố định N tự do Azotobacter còn có khả năng tổng hợp B1, giberillin, cytokinin kích thích tăng trƣởng cây trồng [29].

Fulchieri (1993) nghiên cứu sử dụng 3 chủng Azospirilum để xử lý hạt cho ngô. Kết quả cho thấy đã làm tăng chiều cao cây, tăng sinh khối và tăng năng suất ngô lên tới 59% so với đối chứng, các chủng này có thể cung cấp khoảng 60kgN/ha [23].

El – Komy (2005) nghiên cứu phối hợp 2 chủng vi khuẩn cố định nitơ là Azospirillum và phân giải lân Bacillus megatirum xử lí cho lúa mì. Kết quả cho thấy hàm lƣợng N trong thân lúa mì của các thí nghiệm có xử lí hai chủng này tăng 37 – 53%; hàm lƣợng P trong thân tăng 48,6%; hàm lƣợng K tăng từ 10 – 14,3% so với các mẫu đối chứng không xử lí. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phối hợp hai chủng có tác dụng cộng hƣởng tốt hơn là chỉ xử lí đơn chủng [22].

Zemrany (2006) nghiên cứu sử dụng chủng A. lipoferum cho ngô. Kết quả cho thấy khi sử dụng chủng này đã làm giảm 50% lƣợng N cho cây mà năng suất ngô vẫn đảm bảo [29].

Một phần của tài liệu đánh giá sự ảnh hưởng của vi khuẩn cố định nitơ lên một số loại cây trồng (Trang 29 - 31)