Vị trí, mục tiêu

Một phần của tài liệu KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH, KHI DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 THPT (Trang 26 - 62)

6. Cấu trúc của khoá luận

2.1.Vị trí, mục tiêu

2.1.1. Vị trí

Khoá trình lịch sử lớp 10 là khoá trình đầu tiên của chương trình lịch sử cấp III THPT. Chương trình chuẩn, HS được học phần Lịch sử thế giới nguyên

thuỷ, cổ đại và trung đại ; Lịch sử thế giới cận đại; Lịch sử Việt Nam từ nguồn

gốc đến giữa thế kỉ XIX. Trong đó, phần Lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và

trung đại phản ánh những giai đoạn đầu tiên và dài nhất trong tiến trình phát

triển của lịch sử nhân loại bao gồm 3 phương thức sản xuất: nguyên thuỷ , chiếm nô và phong kiến. Ngoài thời kì nguyên thuỷ, ở hai phương thức sản xuất còn lại giữa phương Đông và phương Tây lại có nhiều khác biệt.

2.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu phần Lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại được xác định trên cơ sở mục tiêu dạy học chung của cấp THPT, mục tiêu dạy học bộ môn cấp THPT và khoá trình lịch sử lớp 10, căn cứ vào đặc trưng lứa tuổi học sinh và nhiệm vụ đào tạo đặt ra.

Về kiến thức

Giúp học sinh có những hiểu biết tương đối chắc chắn về những thời kì đầu tiên và dài nhất trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Nắm vững nhưng sự kiện cơ bản có biểu tượng chính xác về các sự kiện, nắm được các khái niệm cơ bản, quy luật hình thành và phát triển của xã hội loài người, động lực phát triển của xã hội, sự xuất hiện giai cấp và nhà nước, vai trò kinh tế đối với đời sống chính trị, xã hội và văn hoá… Qua đó cũng hiểu biết phần nào quá trình sáng tạo văn minh, những nét lớn của văn hoá các dân tộc trên thế giới.

Về kĩ năng

Góp phần bồi dưỡng và rèn luyện những kĩ năng cần thiết trong học tập và trong cuộc sống:

Biết so sánh, phân tích và đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử, vận dụng những kiến thức đã học vào nhận thức nội dung mới, giải thích các hiện tượng của đời sống thực tại.

Năng lực tư duy: tri giác, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá và hệ thống hoá các sự kiện lịch sử, năng lực tư duy ngôn ngữ, khả năng diễn đạt và trình bày dưới các hình thức khác nhau.

Khả năng quan sát và phát hiện, nêu vấn đề trao đổi hay tự giải đáp thông tin. Kĩ năng thực hành bộ môn và làm việc với đồ dùng trực quan. Bồi dưỡng năng lực tự học tự nghiên cứu.

Về thái độ

Giúp học sinh:

Nhận thức quá trình đấu tranh gian khổ và sáng tạo, xuất phát từ những điều kiện tự nhiên và xã hội cụ thể để vươn lên những đỉnh cao của văn minh, đời sống vật chất và tinh thần của con người, của dân tộc không ngừng được cải thiện nâng cao.

Biết trân trọng những thành tựu văn hoá mà con người đã sáng tạo trong những thời kì lịch sử khác nhau, hiểu được giá trị của lao động và vai trò của nhân dân lao động đối với sự phát triển của văn minh nhân loại.

Thông cảm với những giai cấp bị thống trị, áp bức, hiểu được mối quan hệ lịch sử gắn bó của các dân tộc, các dân tộc trong cuộc đấu tranh vừa hoà thuận, vừa xung đột để vươn lên.

2.2. Nội dung

Phần lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10 THPT, là một giai đoạn dài trong tiến trình lịch nhân loại. Nó chính là thước phim về 3 thời kì lớn của lịch sử loài người : thời kì xã hội nguyên thuỷ, thời kì cổ đại, thời kì phong kiến.

hoá thành người tối cổ và tiếp tục tiến hoá để trở thành người hiện đại. Những yêu cầu của xã hội ngày càng lớn họ buộc phải liên kết với nhau, những tổ chức xã hội đầu tiên đã xuất hiện. Trong quá trình phát triển giai cấp và Nhà nước đã hình thành với việc hình thành nhà nước cổ đại phương Đông và nhà nước cổ đại phương Tây. Tuy nhiên, đến thời hậu kì trung đại là thời gian tồn tại của chế độ phong kiến.

2.3. Hệ thống kênh hình trong phần lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại, lớp 10 THPT (chƣơng trình chuẩn)

Tên bài học Số

lƣợng

Số TT Tên kênh hình

Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy nguyên thuỷ

1 Hình 1 - Người tối cổ

Bài 2: Các quốc gia cổ

đại phương Đông 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2

Hình 3

Hình 4 Hình 5

- Tranh khắc trên tường hầm mộ ở Tebơ (Ai Cập) thế kỉ XV TCN - Quách vàng tạc hình vua Ai Cập Tu-tan-kha-môn (1361- 1352 TCN) - Cổng I-sơ-ta thành Babilon ở Lưỡng Hà - Kim tự tháp Ai Cập Bài 4: Các quốc gia cổ

đại phương Tây 6

Hình 6 Hình 7 Hình 8 Hình 9 Hình 10 Hình 11

- Xưởng chế biến dầu ôliu ở Nam Italia

- Periclet (495?- 429 TCN)

- Lược đồ đế quốc Rôma thời cổ đại

- Khải hoàn môn Trai-an - Đền Pác tê nông (Hi Lạp) - Đấu trường ở Roma

Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến 4 Hình 12 Hình 13 Hình 14 Hình 15

- Tượng đá bằng đất nung trong khu lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng - Toàn cảnh Cố cung Bắc Kinh - Một đoạn Vạn lí trường thành - Tượng phật bằng ngọc thạch trong cung điện tạc từ một khối ngọc thạch trắng và được khảm đá quý.

Bài 6:Các quốc gia Ấn và văn hoá truyền thống Ấn Độ

2 Hình 16 Hình 17

- Lược đồ Ấn Độ thời cổ đại - Lễ đường trong chùa hang Agianta (Ấn Độ)

Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hoá đa dạng của Ấn Độ

2 Hình 18

Hình 19

- Cổng lăng Acơba ở Xicanđra (đầu thế kỉ XVII)

- Lăng Tagiơ Mahan (ở Agra thế kỉ XVIII)

Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

3 Hình 20

Hình 21

Hình 22

- Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á cổ đại và phong kiến - Toàn cảnh đô thị cổ Pagan (Mianma)

- Toàn cảnh khu đền tháp Bôrôbuđua ( Inđônêxia

Bài 9: Vương quốc Campuchia và vương quốc Lào

2 Hình 23

Hình 24

- Ăngcovát (Campuchia) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tháp Thạt Luổng (Viên Chăn- Lào)

Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu ( từ thế kỉ V thế kỉ XIV)

2 Hình 25

Hình 26

- Lâu đài và thành quách kiên cố của lãnh chúa

- Hội chợ ở Đức

Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại

2 Hình 27

Hình 28

- Lược đồ những cuộc phát kiến địa lí

- Bức hoạ La Giô-Công của Lê- ô-na đơ Vanh-xi

Tóm lại, phần “lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại” có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam, có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục học sinh, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục. Để khai thác nội dung này một cách có hiệu quả nhất, bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống trong quá trình giảng dạy việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh sẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.

2.4. Những yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học lịch sử

Vấn đề đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói riêng là yêu cầu cấp thiết trong cải cách giáo dục.

Đổi mới về phương pháp dạy học lịch sử càng trở nên cấp thiết để phù hợp với việc đổi mới về chương trình, SGK mới.

Trong quá trình đổi mới về dạy học lịch sử ở trường phổ thông, việc đổi mới về phương pháp dạy học có những tiến bộ nhất định. Song nhìn chung trong thực tế sự bảo thủ, lạc hậu về phương pháp vẫn còn khá phổ biến cần được nhanh chóng đổi mới.

Nguyên nhân của tình hình chậm đổi mới trong phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng có nhiều, có thể nêu lên một số nguyên nhân chủ yếu:

với việc giáo dục, do đó chưa khắc phục được những yếu kém trong dạy học vẫn theo đường mòn, kinh nghiệm chủ nghĩa trong truyền thụ kiến thức.

Do quan niệm sai lệch về môn chính, môn phụ trong giáo dục nên ở các trường phổ thông chưa chăm lo đúng mức về cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử .

Tình trạng thực dụng trong học tập của HS khá nặng nề ở việc thi gì học nấy, bên cạnh tình trạng học thêm dạy thêm tràn lan, vô tổ chức dẫn tới việc quá tải, vượt chương trình đối với một số môn chính thì nảy sinh việc suy giảm chất lượng một số môn phụ. Trong tình trạng này không ít người cho rằng đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học lịch sử trở nên không cần thiết, miễn sao nhớ nhiều để ghi lại trong bài làm là đạt yêu cầu.

Việc tổ chức thi cử, phương pháp, các thức ra đề, tổ chức bồi dưỡng GV nặng về nội dung nhẹ về phương pháp. Việc đánh giá kết quả giảng dạy của GV, học tập của HS không khuyến khích cách học tập thông minh, sáng tạo.

Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử không có nghĩa là xoá bỏ tất cả những kinh nhiệm quý giá được đúc kết trong thực tiễn trường phổ thông từ trước đến nay mà cần tiếp nhận những mặt cơ bản, đúng, tích cực để phát triển cao hơn, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục hiện nay. Đồng thời kiên quyết xoá bỏ những mặt hạn chế, tiêu cực, lạc hậu.

Trong đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông cần khắc phục tình trạng làm cho HS thụ động trong nghe giảng, ghi chép và trả lời đúng như thầy giảng, sách viết khi kiểm tra.

Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đòi hỏi quán triệt trong nhận thức, trong tiến hành các biện pháp sư phạm, cụ thể quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng nhất là các phương châm, nguyên lí giáo dục về gắn học với hành, lí thuyết với thực hành, nhà trường với xã hội, phù hợp với nội dung đặc điểm bộ môn.

Phải nghiên cứu để không ngừng hoàn thiện, không ngừng đổi mới, không ngừng nâng cao, không ngừng phát triển giáo dục về mọi mặt nhằm làm nên lực lượng chủ yếu của sự phát triển của dân tộc, Đất nước, của con dường đi lên chủ

nghĩa xã hội.

Phải gắn học với hành, học để vận dụng, học để sáng tạo trong hành nghề, trong hành nghiệp, trong cuộc sống.

Như vậy, từ việc nghiên cứu về vị trí, mục tiêu, nội dung của phần Lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại lớp 10 THPT, cùng với đó là những thực trạng trong dạy học nói chung và dạy học lịc sử nói riêng, và đề xuất một số yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, khoá luận

khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh, khi dạy học phần lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại lớp 10 THPT nhằm củng cố, khắc sâu khiến thức cũng như phát huy tính tích cực học tập của HS….

CHƢƠNG 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

LỚP 10 THPT

Cùng với việc sử dụng kênh chữ trong sách giáo khoa là toàn bộ phần bài viết được thể hiện bằng văn bản, là phần chủ yếu chứa đựng nội dung bài học, là chỗ dựa quan trọng và đáng tin cậy của giáo viên – học sinh, giáo viên cần quan tâm đặc biệt đến việc sử dụng kênh hình. Hiện nay, trong sách giáo khoa xu hướng thể hiện kênh hình ngày càng lớn, kênh hình không chỉ làm cho nội dung sách sinh động, bài giảng hấp dẫn mà còn là một nguồn thông tin, một bộ phận không thể tách rời nội dung bài viết.

Vấn đề đặt ra: làm thế nào sử dụng “kênh hình” trong sách giáo khoa một cách hiệu quả, phát triển năng lực học sinh, góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học. Sau đây tôi xin đề xuất một số biện pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh, và minh hoạ cụ thể khi

dạy “phần lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại” sách giáo khoa lớp

10 THPT

3.1. Những yêu cầu đối với việc khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử

Kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 10 có hai loại chủ yếu là tranh, ảnh lịch sử và lược đồ lịch sử. Mỗi loại có một phương pháp sử dụng, khai thác riêng xong phải tuân thủ những yêu cầu:

Trước hết, giáo viên phải nắm vững lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy học bộ môn Lịch sử nói riêng. Giáo viên phải thấy được tầm quan trọng của kênh hình trong sách giáo khoa, phải xác định kênh hình là một nguồn sử quan trọng.

Thứ hai, giáo viên phải xác minh tính khoa học, khách quan của kênh hình trong sách giáo khoa, dặc biệt là tranh, ảnh lịch sử bằng cách xác định nguồn

gốc của kênh hình.

Thứ ba, giáo viên phải xác định rõ nội dung lịch sử phản ánh trong kênh hình, tiếp đó giáo viên xác định kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học và từng mục, xác định chi tiết nào trong kênh hình có thể xoáy sâu để làm nổi bật nội dung trọng tâm của bài.

Thứ tư, giáo viên tập trung sử dụng, khai thác kênh hình một cách có trọng điểm.

Thứ năm, nội dung thuyết minh phải sinh động, hấp dẫn.

Thứ sáu, sử dụng khai thác kênh hình phải căn cứ vào mục đích sử dụng. Thứ bảy, việc sử dụng kênh hình phải đúng thời điểm không nên quá sớm làm phân tán sự chú ý của học sinh, cũng không nên quá muộn sẽ làm cho kênh chữ kênh hình không được gắn kết.

Thứ tám, giáo viên phải tổ chức, hưỡng dẫn cho học sinh phát huy tính tích cực độc lập trong quá trình quan sát, tìm hiểu nội dung Lịch sử được phản ánh qua kênh hình.

Cuối cùng, giáo viên không dược quá lạm dụng kênh hình mà quên không cho học sinh nắm vững ở phần kênh chữ.

3.2. Sử dụng kênh hình kết hợp miêu tả, phân tích nhằm phát triển

năng lực tri giác, ghi nhớ, tái hiện và trí tƣởng tƣợng của học sinh.

Miêu tả là một cách trình bày miệng trong dạy học lịch sử, miêu tả diễn đạt, trình bày những đặc trưng của một sự vật, một sự kiện lịch sử để nêu lên những nét bản chất chủ yếu cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngoài của chúng. Miêu tả không có chủ đề giống như tường thuật mà chỉ có đối tượng cụ thể cần trình bày.

Sử dụng kênh hình kết hợp miêu tả, phân tích là một trong những biện pháp quan trọng có tác dụng to lớn trong việc khôi phục bức tranh quá khứ, đi sâu tìm hiểu bản chất lịch sử, đồng thời phát triển năng lực tri giác, ghi nhớ, tái hiện và trí tưởng tượng của học sinh.Đặc biệt góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, hoàn thành mục tiêu bài học.

Ví dụ: Sau khi dạy học Bài 5, mục 4: “Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến ” giáo viên phải củng cố, khắc sâu cho học sinh những nét đặc sắc về kiến trúc của Trung Quốc. Nếu như giáo viên chỉ cho học sinh quan sát hình ảnh

Một đoạn Vạn lí trường thành” mà không miêu tả cho học sinh hiểu thì học

sinh sẽ không nắm được: Nguyên nhân ra đời, quá trình xây dựng, cấu trúc hùng vĩ, sự lao động sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động của Trung Quốc, các em sẽ không khai thác được thông tin mà hình ảnh trong sách đem lại. Học sinh sẽ học một cách thụ động,máy móc các năng lực như tri giác, ghi nhớ, tái hiện

Một phần của tài liệu KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH, KHI DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 THPT (Trang 26 - 62)