Phân tích tình hình quản lý thuế GTGT tại Chi cục

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN (Trang 28)

2.2.3.1. Công tác quản lý thuế GTGT

Quá trình quản lý thu thuế theo phương pháp kê khai tuy vẫn còn nhiều khó khăn như: việc vi phạm chế độ ghi chép sổ sách, chứng từ, hóa đơn của cơ sở kinh doanh còn nhiều, tình trạng mua bán hàng không ra hóa đơn khá phổ biến, chậm nộp hồ sơ khai thuế,... Nhưng do có sự chỉ đạo kịp thời, cùng với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm vượt khó, công tác quản lý cơ sở kê khai thuế đã từng bước nâng cao hiệu quả. Trong đó, thu từ các đơn vị kinh doanh lương thực chiếm trên 80% số thu thuế GTGT.

2.2.3.2. Công tác nộp tờ khai thuế GTGT

Thực hiện theo tinh thần Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn, thời gian qua Chi cục Thuế thành phố Quy Nhơn đã nghiêm khắc áp dụng các biện pháp: nhắc nhở, đôn đốc qua điện thoại, xử phạt nộp chậm hồ sơ khai thuế. Kết quả:

 Năm 2011 tỷ lệ nộp tờ khai đạt 98,32%, số thuế kê khai là 78.939 triệu đồng, so cùng kỳ năm 2010 số thuế GTGT kê khai tăng 216,71% (tương đương tăng 54.014 triệu đồng).

 Năm 2012 tỷ lệ nộp tờ khai đạt 98,48%, số thuế kê khai là 133.289 triệu đồng, so cùng kỳ năm 2011 số thuế GTGT kê khai tăng 68,85% (tương đương tăng 54.350 triệu đồng).

 Năm 2013 tỷ lệ nộp tờ khai đạt 99,93%, số thuế kê khai là 137.111 triệu đồng, so cùng kỳ năm 2012 số thuế GTGT kê khai tăng 2,87% (tương đương tăng 3.825 triệu đồng).

2.2.3.3. Tình hình quản lý và thực hiện sổ sách, hóa đơn chứng từ

Về phía Chi cục Thuế:

Đã tổ chức thực hiện tôt việc niêm yết công khai thủ tục mua bán hóa đơn tại cơ quan thuế đúng theo chỉ đạo của Tổng Cục Thuế.

Thực hiện tốt công tác cấp phát, quản lý hóa đơn, ấn chỉ đúng theo quy trình quy định của Tổng cục Thuế; đồng thời hàng năm đều triển khai thực hiện công tác kiểm kê hóa đơn của các đối tượng nộp thuế, các đơn vị sử dụng hóa đơn đúng theo

định kỳ quy định. Ngoài ra còn thực hiện kiểm kê đột xuất theo chỉ đạo của Cục Thuế.

Về phía đối tượng nộp thuế:

Các DN ngoài quốc doanh và hộ cá thể mới thành lập, việc sử dụng hóa đơn bước đầu đa số các DN và hộ này còn nhiều lúng túng, song qua một thời gian sử dụng cũng quen dần và thực hiện cơ bản tốt chế độ hóa đơn, chứng từ, nhưng cũng gặp không ít trường vi phạm như sử dụng hóa đơn nhảy cóc, ghi hóa đơn ngược thời gian, tẩy, xóa, số tiền không trùng khóp giữa các liên, thực hiện chế độ báo cáo hóa đơn chứng từ chưa đúng theo quy định…

2.2.3.4. Phân tích một số hiện tượng trốn thuế phổ biến trên địa bàn thành phố Quy Nhơn

Hiện tượng trốn thuế thông qua việc bán hàng không xuất hóa đơn hoặc xuất thấp hơn giá bán thực tế

Đối với ngành ăn uống: thực trạng bán hàng không xuất hóa đơn, phản ảnh doanh số không đúng thực tế diễn ra khá phổ biến nhưng cơ quan thuế chưa có giải pháp quản lý triệt để, do không đủ nhân lực nên chủ yếu chỉ tập trung kiểm tra chống thất thu theo từng đợt, từng vụ ở một số hộ điển hình, vì vậy khả năng thất thu sẽ diễn ra đối với những hộ, những vụ, những đợt mà cơ quan thuế không kiểm tra.

Đối với cơ sở kinh doanh phân bón: vấn đề trốn thuế lại đặt ra ở việc ghi giá bán thấp hơn thực tế. Cơ quan thuế chỉ cần kiểm tra là có thể phát hiện được cơ sở kinh doanh ghi giá bán một bao phân thấp hơn nhiều so giá thị trường tại thời điểm hiện tại. Chi cục thuế đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra chống thất thu về giá và đã xử lý nhiều vụ vi phạm mang tính điển hình nhưng vẫn không thể giải quyết được tận gốc nguyên nhân dẫn đến việc cơ sở kinh doanh kê khai giá thấp hơn thực tế. Bởi vì vấn đề kê khai giá bán thấp hơn thực tế để trốn thuế diễn ra đầu tiên tại cơ sở sản xuất, nhà nhập khẩu. Do mối quan hệ làm ăn và quan hệ mua bán chịu gối đầu nên các cơ sở kinh doanh ở Tỉnh, Huyện phải chấp nhận việc nhận hóa đơn đầu vào ghi giá bán thấp hơn thực tế. Vì vậy khi xuất bán hàng cho người tiêu dùng thì các cơ sở kinh doanh bán lẻ phải ghi giá bán thấp hơn thực tế với một tỷ lệ thấp tương ứng với hóa đơn đầu vào nhằm tránh thiệt hại do phải gánh chịu thuế cho DN sản

xuất, nhập khẩu. Vấn đề trốn thuế dây chuyền này thiết nghỉ chỉ có thể giải quyết dứt điểm nếu như cơ quan thuế các địa phương có sự phối hợp quản lý, thông tin kịp thời, xử lý nghiêm. Đặc biệt là ý thức của người dân, cơ sở kinh doanh trong việc phối hợp với cơ quan thuế đấu tranh chống hành vi khai man trốn thuế, từ chối nhận và thông báo cho cơ quan thuế đối với các trường hợp người bán ghi hóa đơn không đúng thực tế.

Hiện tượng trốn thuế thuế lĩnh vực Xây dựng cơ bản

Thời gian qua ngành thuế đã có nhiều biện pháp quản lý khá tích cực, nhưng do đặc thù của hoạt động xây dựng cơ bản phát sinh ở nhiều nơi, công tác hỗ trợ, phối hợp của các ngành hữu quan chưa chặt chẽ, ý thức chấp hành pháp luật thuế của một bộ phận DN chưa cao… đã tác động đến việc kê khai nộp thuế đối với hoạt động xây dựng cơ bản.

Các trường hợp thất thu thuế phát sinh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản:  Ngoài các nhà thầu có đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, vẫn còn một số nhà thầu hoạt động xây dựng nhưng không đăng ký kinh doanh hoặc có đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký thuế:

Hiện tại các nhà thầu này chiếm khoảng 20% trong tổng số thầu xây dựng trên địa bàn, thường xuất thân từ thợ xây dựng lâu năm, có kinh nghiệm đứng ra nhận thầu. Phần lớn các nhà thầu này nhận cất nhà cấp 4 ở các vùng nông thôn theo hình thức nhận tiền công (không có bao thầu nguyên vật liệu) hoặc nhận sửa chữa nhà xưởng, kho hàng. Do không có đăng ký thuế, nên các nhà thầu này nhận thầu giá rẻ, từ đó xảy ra tranh cãi giữa các nhà thầu.

 Một số nhà thầu kê khai giá nhận thầu trên hợp đồng thấp hơn giá thực tế thanh toán để trốn thuế:

Đây là dạng trốn thuế phổ biến đối với hoạt động xây dựng nhà dân dụng. Thầu xây dựng thông đồng với chủ nhà kê khai đơn giá thấp xuống để trốn thuế GTGT và thuế TNDN (thuế TNCN đối với hộ cá thể).

 Một số nhà thầu kê khai giá nhận thầu nhân công trên hợp đồng phù hợp, nhưng kê khai chi phí nhân công tăng lên để nhằm giảm thuế TNDN (thuế TNCN đối với hộ cá thể).

 Một số nhà thầu sử dụng hóa đơn mua vật tư khống để hợp thức hóa chứng từ hoặc tăng khống vật tư nhằm tăng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và giảm thuế TNDN (thuế TNCN đối với hộ cá thể) đối với các công trình có bao thầu nguyên vật liệu.

 Một số nhà thầu không kê khai nộp thuế đối với các công trình xây dựng ở địa phương khác.

 Một số nhà thầu ở địa phương khác đến hoạt động xây dựng trên địa bàn không kê khai nộp thuế GTGT phát sinh tại nơi thi công công trình.

Về hóa đơn chứng từ:

Công tác quản lý thu thuế đối với DN và hộ kê khai còn hạn chế do tình hình vi phạm về hóa đơn chứng từ khá phổ biến trong khi đội ngũ cán bộ thuế bị giới hạn về số lượng, không có điều kiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của cơ sở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vừa qua, nhiều DN, công ty, chi nhánh... (gọi chung là DN) kinh doanh lương thực đã bị xử lý truy thu, phạt thuế, không được tính chi phí giá trị hàng hóa mua vào, chuyển cơ quan Công an xử lý theo pháp luật, do hóa đơn đầu vào vi phạm không còn giá trị sử dụng, hóa đơn của DN bán hàng bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, hóa đơn khống không có hàng hóa mua bán hóa đơn, hóa đơn chênh lệch giá trị, ngày tháng,... (gọi chung là hóa đơn bất hợp pháp) gây thiệt hại nghiêm trọng cho bản thân DN và NSNN, bất công bằng trong kinh doanh và bất bình trong xã hội.

2.2.3.5. Tình hình nợ tồn thuế GTGT qua 3 năm

Tính đến cuối năm 2011 tình hình nợ thuế GTGT của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Quy Nhơn là: 4.032 triệu đồng.

Tính đến cuối năm 2012 tình hình nợ thuế GTGT của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Quy Nhơn là: 9.204 triệu đồng.

Tính đến cuối năm 2013 tình hình nợ thuế GTGT của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế thành phố Quy Nhơn là: 12.964 triệu đồng.

(Nguồn: Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế)

2.2.3.6. Tình hình thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế

Việc quyết toán thuế do doanh nghiệp tiến hành hàng năm với cơ quan thuế, cơ sở kinh doanh có nhiệm vụ nộp quyết toán theo đúng hạn, kê khai đúng, đủ số

thuế phải nộp….Theo quy định của luật thuế GTGT thì các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp kê khai đều phải thực hiện quyết toán với cơ quan thuế chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Mặc dù đã có Luật quy định nhưng vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm, điển hình là những sai phạm như: nộp báo cáo quyết toán năm trễ so với thời gian quy định, ghi không đầy đủ các khoản mục, ghi chép sổ sách kế toán không kịp thời, bỏ một phần doanh số ngoài sổ sách kế toán trong niên độ báo cáo (bán hàng không lập hóa đơn), hạch toán những khoản chi phí không hợp lệ….Trong khi đó công tác quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém cả về khách quan lẫn chủ quan. Tình hình thanh kiểm tra quyết toán năm 2008 đến 2010 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5: Tình hình thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế GTGT

(Nguồn: Đội kiểm tra thuế)

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượt doanh nghiệp được kiểm tra về quyết toán thuế năm 2011 giảm đáng kể so với 2012 là 62,96%, năm 2013 so với năm 2012 tăng 30%, số doanh nghiệp vi phạm vào năm 2012 giảm 57,58% so với năm 2008, năm 2013 tăng 50% so với năm 2012.

Trong năm 2011 số tiền vi phạm là 781 triệu đồng, số tiền năm 2012 là 482 triệu đồng giảm 38,28% so với năm 2011, năm 2010 số tiên vi phạm là 1.703 triệu đồng tăng 253,32% so với năm 2012.

Qua số liệu trên thể hiện số thuế gian lận và tình trạng trốn thuế càng ngày càng lớn theo sự lớn mạnh của cơ sở kinh doanh. Các công ty, doanh nghiệp tồn tại càng lâu trên thị trường thì càng có nhiều mánh khóe để trốn thuế. Nhưng trái lại công tác thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều sơ hở, đó cũng là điều kiện, môi trường thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh tìm cách trốn lậu thuế. Số tiền phát hiện được ví như bề nổi của tảng băng trôi, còn mặt chìm thì không thể tính toán được do số đối tượng được kiểm tra còn quá thấp so với số đối tượng nộp thuế được quản lý. Số đối tượng được kiểm tra thuế quá thấp khó có thể phản ánh được tình trạng quyết toán

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số kiểm tra Doanh nghiệp 54 20 26

Số vi phạm Doanh nghiệp 33 14 21

thuế của đối tượng nộp thuế ra sao. Đây là vấn đề quan trọng cần đặt ra để giải quyết triệt để. Với thực trạng như các năm qua, tình trạng thất thu sẽ còn tiếp diễn và có thể trầm trọng hơn, nên năm 2013 công tác thanh tra, kiểm tra được đơn vị đẩy mạnh so với các năm trước.

2.2.3.7. Tình hình kiểm tra hoàn thuế GTGT:

Qua 3 năm vừa qua tình hình thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6: Tình hình kiểm tra hoàn thuế GTGT

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số kiểm tra Doanh nghiệp 5 0 1

Số vi phạm Doanh nghiệp 0 0 0

Số tiền hoàn thuế Triệu đồng 1.177 0 102

(Nguồn: Đội kiểm tra thuế)

Các hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT phát sinh từ năm 2012 đến 2013 đều được Chi cục Thuế kiểm tra xử lý đúng theo trình tự, thủ tục theo quy định của Tổng cục Thuế, đồng thời Chi cục Thuế đã tiến hành kiểm tra hồ sơ trước khi đề nghị về Cục thuế hoàn thuế cho cơ sở kinh doanh xin hoàn thuế.

Năm 2011: Tiến hành kiểm tra hoàn thuế 05 doanh nghiệp với số tổng thuế GTGT đề nghị hoàn là 1.177 triệu đồng. Qua kiểm tra và đi xác minh, doanh nghiệp hạch toán kê khai đúng với thực tế kinh doanh nên Chi cục đã lập đủ hồ sơ chuyển về Cục thuế ra quyết dịnh hoàn thuế đúng thời gian qui định.

Năm 2012: Đơn vị không tiến hành công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT. Năm 2013: Tiến hành kiểm tra 01 hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT, đã lập thủ tục đề nghi Cục thuế ra quyết định hoàn thuế với số thuế GTGT hoàn là 102 triệu đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy khi Chi cục Thuế thành phố Quy Nhơn tiến hành công tác kiểm tra hoàn thuế đều có thực hiện hoàn thuế GTGT, do doanh nghiệp hạch toán kê khai đúng với thực tế kinh doanh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN (Trang 28)