Hướng phát triển của đề tài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ÐỊA LÍ LỚP 10 THPT (Trang 107 - 134)

Những đề tài nghiên cứu về thiết kế và ứng dụng BĐTD trong giảng dạy và học tập tuy còn mới mẻ nhưng đang ngày càng phát triển rộng rãi. Thông qua những nghiên cứu của đề tài này, có thể là cơ sở để phát triển thêm những nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng BĐTD không chỉ đối với chương trình Địa lí 10 ban cơ bản mà còn vận dụng cho các chương trình Địa lí ở bậc phổ thông khác. Đồng thời, cũng là cơ sở để nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều môn học khác nhau trong chương trình phổ thông.

Luôn có khả năng cập nhật những ứng dụng MM mới nhất để thiết kế BĐTD mang tính sáng tạo và hiệu quả cao, phù hợp với sự phát triển của xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adam Khoo(2008), Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Nxb Phụ Nữ.

2. Bobbi Deporter, Mike Hernacki; Lê Thanh Dũng, Đỗ Phương Linh dịch (2008),

Phương pháp ghi – nhận siêu tốc, Nxb Tri Thức.

3. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt – học tốt các môn học

bằng BĐTD, Nxb Giáo dục.

4. Nguyễn Văn Cường – ĐH Poxdam (2004), Lí luận dạy học hiện đại.

5. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lí luận dạy học Địa lí, Nxb ĐHSPHN.

6. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng (2003), Dạy học Địa lí theo hướng tích

cực, Nxb ĐHSPHN.

7. Đặng Văn Đức (2005), Lí luận dạy học Địa lí (Phần đại cương). Nxb ĐHSPHN. 8. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng (1999), Kĩ thuật dạy học Địa lí, Nxb

Giáo dục.

9. Geoffrey Petty (2002), Dạy học ngày nay, Nxb Stanley Thornes.

10. Nguyễn Trọng Phúc, Thiết kế bài giảng Địa lí ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục.

11. Lê Thông(tcb), Trần Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ (2007), SGK Địa lí 10 (ban

cơ bản), Nxb Giáo dục.

12. Nguyễn Cảnh Toàn (2011), Quá trình học – tự học, Nxb Giáo dục. 13. Nguyễn Cảnh Toàn (2012), Học và dạy cách học, Nxb ĐHSPHN.

14. Tony và Barry Buzan (2007), The Mind Map book, Nxb tổng hợp TPHCM. 15. Tony Buzan (2007), Mind Map at work (New think group dịch) – BĐTD trong

công việc, Nxb Lao động xã hội.

16. Tony Buzan (2008), The Buzan study skills handbook – Sách hướng dẫn kĩ

năng học tập theo phương pháp Buzan. Nxb tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

18. Tony Buzan (2008), Mind Map for kids – BĐTD cho trẻ em, Nxb Hồng Đức. 19. Wilbert J.McKeachie, Những thủ thuật trong dạy học.

20. Các phần mềm thiết kế BĐTD: Conceptdraw mindmap 6 professional, Buzan imindmap… 21. Các trang Web: http://www. Google.com http://www. Thinkbuzan.com/uk http://www. Baigiang.violet.vn

PHỤ LỤC Phụ lục 1

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 1 Bài 32 : Địa lí các ngành công nghiệp

I. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

- Hiểu được vai trò, cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng: khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.

- Hiểu được vai trò, tình hình sản xuất và phân bố ngành công nghiệp luyện kim. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng xác định trên bản đồ những khu vực phân bố trữ lượng dầu mỏ, những nước khai thác than, dầu mỏ và sản xuất điện lực chủ yếu trên thế giới.

- Rèn kĩ năng nhận xét biểu đồ cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới. - Kĩ năng thiết kế và sử dụng BĐTD (Đối với lớp thực nghiệm) 3. Thái độ

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng và luyện kim trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nước ta, những thuận lợi cũng như những hạn chế của hai ngành này so với thế giới.

II. Phương tiện dạy học

- Hình 32.4 và 32.5 trong SGK (phóng to).

- Bản đồ giáo khoa treo tường : Địa lý khoáng sản thế giới. - BĐTD do GV thiết kế.

III. Phương pháp dạy học - Đàm thoại gợi mở.

- Phương pháp thiết kế và sử dụng BĐTD (đối với lớp thực nghiệm). - Thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ

1/Nêu vai trò của ngành công nghiệp

2/Trình bày mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phân bố và phát triển công nghiệp.

3. Bài mới

* Đối với lớp thực nghiệm

GV chuẩn bị sẵn một BĐTD về các ngành công nghiệp. - Công nghiệp năng lượng.

- Công nghiệp luyện kim. Giới thiệu bài

Công nghiệp bao gồm nhiều ngành, giữa chúng có mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim trên thế giới.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản

HĐ1: Cả lớp

- HS dựa vào SGK và những hiểu biết của mình, cho biết vai trò của ngành công nghiệp năng lượng.

- GV nhấn mạnh vai trò của năng lượng trong tiến trình lịch sử của loài người và chốt lại

HĐ2: Nhóm

GV chia lớp 3 nhóm.

I. Công nghiệp năng lượng. 1. Vai trò

- Là ngành kinh tế cơ bản, quan trọng của một quốc gia

- Cung cấp năng lượng cho tất cả các ngành kinh tế và cho sinh hoạt

- Là tiền đề cho tiến bộ khoa học - kĩ thuật

- Một nền kinh tế hiện đại không thể phát triển được nếu không có năng lượng

2. Các ngành công nghiệp năng lượng. - Xem phần phụ lục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm1: Dựa vào SGK hãy nêu vai trò, tình hình khai thác, đặc điểm phân bố, các nước khai thác nhiều than. Liên hệ ngành khai thác than ở Việt Nam.

Nhóm2: Dựa vào SGK, hình 32.3, hãy nêu vai trò, tình hình khai thác, đặc điểm phân bố, các nước khai thác nhiều dầu.Liên hệ ngành khai thác dầu ở Việt Nam.

Nhóm3: Dựa vào SGK hãy nêu vai trò, tình hình khai thác, đặc điểm phân bố, các nước sản xuất nhiều điện. Liên hệ ở Việt Nam - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác góp ý và bổ sung.

- GV chuẩn kiến thức.

- GV cung cấp thêm thông tin về đặc điểm các loại than (than nâu, than bùn,than antraxit), nguy cơ cạn kiệt nguồn nhiên liệu than và dầu mỏ, cũng như những ảnh hưởng của công nghiệp khai thác than và dầu mỏ đến môi trường.

HĐ3: Nhóm

GV hướng dẫn HS tìm hiểu ngành công nghiệp luyện kim màu.

- Hình thức thảo luận nhóm, vẽ BĐTD. - GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm vẽ một nhánh của BĐTD.

+ Nhóm 1: vẽ ngành luyện kim đen.

Các nhóm tiến hành thảo luận, vẽ BĐTD. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

GV chuẩn xác kiến thức, vẽ mẫu cho HS một nhánh của BĐTD về ngành luyện kim đen sử dụng phần mềm MM 6.

GV có thể cho HS tham khảo BĐTD do GV chuẩn bị sẵn và khuyến khích các em tự vẽ BĐTD sử dụng phần mềm MM 6 theo cách riêng của mình.

Khai thác than Khai thác dầu Công nghiệp điện

Vai trò

- Nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim

- Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa học

- Là nhiên liệu quan trọng, “vàng đen” của nhiếu quốc gia

- Từ dầu mỏ, sản xuất ra nhiều loại hoá phẩm, dược phẩm

- Cơ sở để phát triển nền nông nghiệp hiận đại, để đẩy mạnh tiến bộ khoa học -kĩ thuật và đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh. Trữ lượng - Ước tính 13000tỉ tấn trong đó ¾ là than đá - Tập trung chủ yểu ở bán cầu Bắc, đặc biệt là Hoa Kì, LB nga, Trung Quốc…

- Ước tính: 400-500 tỉ tấn, trữ lượng chắc chắn 140 tỉ tấn

- Tập trung chủ yấu ở các nước thuộc khu Trung Đông, Bắc Phi,

- Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tư, tuabin khí….

LB Nga… Sản lượng,p hân bố - Sản lương khai thác khoảng 5 tỉ tấn/năm. - Ở các nước có trữ lượng than lớn - Sản lượng khai thác khoảng 3,8 tỉ tấn/ năm - Ở các nước đang phát triển - Sản lượng khoảng 15000tỉ kwh - Chủ yếu ở các nước phát triển V. Đánh giá

Dựa vào hình 32.6 - Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới (%).

Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế thời kì 1940 - 2000. Giải thích.

VI. Hoạt động nối tiếp

- Trả lời các câu hỏi trong SGK và đọc trước bài mới. * Đối với lớp đối chứng

- GV chuẩn bị giáo án như bình thường.

- Quá trình dạy trên lớp tiến hành theo cách truyền thống. - HS ghi chép theo kiểu truyền thống.

GV cho HS cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng làm bài kiểm tra với thời gian khoảng 10 phút như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Sản phẩm của ngành luyện kim đen là:

A. nhôm, thiếc, chì.

B. gang, thép.

C. Vàng, bạc.

D. Sắt, đồng.

2. Ngành nào sản xuất nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại?

A. Luyện kim màu.

B. Luyện kim đen.

C. Khai thác mỏ.

D. Vật liệu tổng hợp.

3. Gang khác thép ở điểm nào?

A. Hàm lượng sắt trong gang từ 2 – 6%, hàm lượng sắt trong thép dưới 2%.

B. Hàm lượng cacbon trong gang từ 2 – 6%, hàm lượng cacbon trong thép dưới 2%.

C. Hàm lượng niken trong gang từ 2 – 6%, hàm lượng cacbon trong thép dưới 2%.

D. Hàm lượng đồng trong gang từ 2 – 6%, hàm lượng cacbon trong thép dưới 2%.

4. Tại sao các xí nghiệp luyện kim đen thường được xây dựng thành xí nghiệp liên hợp với nhiều ngành sản xuất?

A. Để tận dụng nguồn lao động từ phụ nữ và trẻ em.

B. Quặng kim loại đen thường ở dạng đa kim.

C. Có thể tận dụng xỉ than cốc để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm phụ.

D. Quặng kim loại đen và các loại quặng khác thường xuất hiện cùng với nhau.

5. Kim loại màu là:

A. Kim loại không có cacbon.

B. Kim loại không có chất sắt.

C. Kim loại không có chất vàng.

6. Tại sao luyện kim màu cần khối lượng quặng rất lớn?

A. Hàm lượng kim loại trong quặng kim loại màu rất thấp.

B. Nhu cầu kim loại màu trong công nghiệp rất lớn.

C. Kĩ thuật luyện kim loại màu chưa cao.

D. Tất cả câu trên đều đúng.

7. Tại sao xí nghiệp luyện kim màu thường có dạng xí nghiệp liên hợp với nhiều phân xưởng sản xuất các loại kim loại màu khác nhau? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Xí nghiệp liên hợp có năng xuất cao hơn.

B. Có thể tận dụng xỉ quặng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm phụ.

C. Quặng kim loại màu thường ở dạng đa kim.

D. Tất cả câu trên đều đúng.

8. Ngành công nghiệp nào được xem là “quả tim của công nghiệp nặng”?

A. Công nghiệp cơ khí.

B. Công nghiệp điện tử - tin học.

C. Công nghiệp luyện kim.

D. Công nghiệp tin học.

Phụ lục 2

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 2 Bài 37 : Địa lí các ngành giao thông vận tải

I . Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu được các ưu điểm và hạn chế của từng loại hình giao thông vận tải. - Hiểu được đặc điểm phát triển phân bố của từng ngành vận tải trên thế giới, xu hướng mới trong sự phát triển và phân bố của từng ngành.

- Hiểu một số vấn đề về môi trường do sự hoạt động của các phương tiện vận tải và do các sự cố môi trường xảy ra trong quá trình hoạt động của ngành giao thông vân tải.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng làm việc với bản đồ giao thông vận tải thế giới. Xác định được trên bản đồ một số tuyến đường giao thông quan trọng (đường ôtô, đường thủy, đường hành không…), vị trí của một số đầu mối giao thông vận tải.

- Tăng cường kĩ năng giải thích các nguyên nhân phát triển và phân bố giao thông vận tải.

- Kĩ năng lập và sử dụng BĐTD (Đối với lớp thực nghiệm)

II. Phương tiện dạy học

- Bản đồ Giao thông vận tải trên thế giới. - Hình 37.3 trong SGK (phóng to).

- Một số hình ảnh về xác phương tiện vận tải và hoạt động của các đầu mối giao thông vận tải tiêu biểu.

III. Phương pháp dạy học

- Đàm thoại gợi mở.

- Hướng dẫn HS khai thác tri thức từ sơ đồ, hình ảnh.

- Phương pháp thiết kế và sử dụng BĐTD (đối với lớp thực nghiệm). - Thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ

1/ Nêu vai trò và đặc điểm của ngành giao thông vận tải.

2/Phân tích các nhân tố tác động đến sự phân bố và phát triển các ngành giao thông vận tải, nhân tố nào đóng vai trò quyết định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Bài mới

* Đối với lớp thực nghiệm

GV chuẩn bị sẵn một BĐTD về các ngành giao thông vận tải, cụ thể: - Đường sắt - Đường ô tô - Đường ống - Đường sông, hồ - Đường biển - Đường hàng không Giới thiệu bài :

Sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào từng điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế - xã hội nhất định mà có các loại hình giao thông vận tải khác nhau. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu đặc điểm, tình hình phát triển của một số loại hình giao thông vận tải.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản

HĐ1 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu các ngành giao thông vận tải

- Hình thức: Thảo luận nhóm, BĐTD.

- GV chia lớp làm 6 nhóm, lập BĐTD với 3 nội dung

- Thành lập BĐTD các ngành giao thông vận tải

PHT nhóm1: Giao thông đường sắt

Đường sắt: Có ưu điểm và hạn chế gì? Điều đó có ảnh hưởng gì đến khả năng cạnh tranh hiện nay ?

Ngành đường đường sắt ra đời và thời gian nào? gắn với sự kiện khoa học nào?

Những vùng và quốc gia nào có mật độ mạng lưới đường sắt dày đặc nhất ? Tại sao châu Âu và vùng Đông Hoa Bắc Kì mạng lưới đường sắt có mật độ cao. Liên hệ với Việt Nam.

PHT nhóm 2: Giao thông đường ôtô

Đường ôtô: Có ưu điểm và hạn chế gì ?Điều đó có ảnh hưởng gì đến khả năng cạnh tranh hiện nay ?

Những thành tựu của ngành giao thông vận tải đường ôtô trong những năm gần đây.

Số lượng ôtô tập trung nhiều ở những nước nào ? Vì sao ở các nước phát triển lượng xe ôtô lại nhiều như vậy ?

PHT nhóm 3: Đường ống

- Dựa vào kiến thức SGK và sự hiểu biết của bản thân cho biết :

những ưu điểm và hạn chế gì?

Những thành tựu của ngành giao thông vận tải đường ống gắn với điều gì?

Những nước nào có mạng lưới đường ống dài nhất thế giới

Liên hệ tình hình phát triển mạng lưới đường ống ở Việt Nam.

PHT nhóm 4: Đường sông, hồ

Ngành giao thông đường sông, hồ có những ưu và nhược điểm gì ?

Hiện nay ngành giao thông này có những thành tựu gì mới

Những nước nào có thể phát triển phát triển được đường sông hồ. Tại sao ?

Kể tên một số tuyến giao thông sầm uất nhất trên thế giới hiện nay. Liên hệ Việt Nam.

PHT nhóm 5: Đường biển

Ngành vận tải đường biển có ưu điểm và nhược điểm gì ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những thành tựu của ngành giao thông vận tải này trong những năm gần đây.

Sự phân bố của các hải cảng lớn trên thế giới. Tại sao các hải cảng lớn trên thế giới lại phân bố chủ yếu ở hai bờ Đại Tây Dương. Kể tên những hai cảng lớn trên thế giới mà em biết.

Liên hệ ở Việt Nam

PHT nhóm 6: Đường không

Những thành mới của ngành giao thông vận tải hành không trong những năm gần đây.

Sự phân bố của các sân bay phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Hãy kể tên một số sân bay mà em biết. Liên hệ Việt Nam.

HĐ2: GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả, chuẩn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ sư phạm SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ÐỊA LÍ LỚP 10 THPT (Trang 107 - 134)