Khó khăn xuất phát từ phía các ngân hàng

Một phần của tài liệu tiềm năng và vai trò của đmtn đối với ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 29)

III/ MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP 1/ Thuận lợi:

2.2.2/ Khó khăn xuất phát từ phía các ngân hàng

Dù biết rõ sự cần thiết của ĐMTN đối với nền kinh tế, nhưng tại sao nó lại chưa thực sự thu hút các ngân hàng Việt Nam tham gia và ủng hộ?

Kinh nghiệm ở các nước cho thấy, các CRA phải là tổ chức hoạt động với tư cách độc lập, không chịu sự chi phối trong các quy định đưa ra bởi bất cứ một cơ

quan nào, không xung đột lợi ích hay có mối quan hệ với tổ chức được ĐMTN. Có như vậy, các đánh giá ĐMTN mới mang tính khách quan và đáng tin cậy.

Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng các CRA, vẫn có nhiều ý kiến thắc mắc ai sẽ đánh giá tín nhiệm chính công ty ĐMTN. Hơn nữa, muốn hoạt động được ở Việt Nam thì cần phải có một cơ quan Nhà nước can thiệp vào hoạt động của loại công ty này. Đó là một thói quen bao cấp đã ăn sâu vào tư duy của nhiều ngân hàng. Theo các chuyên gia về ĐMTN thì yêu cầu trên là phi lý và thể hiện rõ nét tư tưởng bao cấp. Thực tế các CRA trên thế giới và trong khu vực hầu hết đều là những tổ chức độc lập, hoạt động bằng uy tín và không phụ thuộc vào Nhà nước.

Bên cạnh đó do vấn đề chi phí khá cao nên thông thường, các ngân hàng chỉ cần đến đánh giá ĐMTN khi muốn huy động vốn trên thị trường để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, hiện vẫn có không ít ý kiến còn hoài nghi về độ tin cậy của loại hình kinh doanh trên. Bởi vì khi nói đến vấn đề minh bạch hoá thông tin tức là đã liên quan đến quyền lợi của ngân hàng mà vì lý do kinh doanh nên nhiều ngân hàng chưa muốn tiết lộ một thông tin nào đó. Không phải họ làm ăn không chính đáng mà họ dự định sẽ công bố vào một thời điểm nào đó thích hợp hơn.

Không những thế, việc đánh giá tín nhiệm đòi hỏi các ngân hàng phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác những tài liệu, thông tin về tình hình tài chính và phi tài chính cho các CRA. Ngoài ra còn phải tạo điều kiện cho cán bộ đánh giá trong quá trình kiểm tra, thẩm định lại thông tin một cách chính xác. Song, các ngân hàng Việt Nam phần lớn đều có xu hướng che giấu sự thật về bản thân mình, khuếch trương những điểm tốt, mặt mạnh, che giấu thông tin tài chính thực và những hạn chế của mình. Đây cũng là một khó khăn lớn của các công ty kinh doanh thông tin tín nhiệm.

Tóm lại, hoạt động ĐMTN là một nhu cầu tất yếu của nền kinh tế. Song, do nhiều nguyên nhân mà việc xây dựng và thúc đẩy cho hoạt động của nó ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn. Thiếu cơ sở hạ tầng, hoạt động của thị trường nội địa còn quá yếu, trong đó tư tưởng bao cấp vẫn là nguyên nhân lớn nhất cản trở sự phát triển của loại hình dịch vụ này. Chính vì lẽ đó mà hoạt động của các tại Việt Nam trong giai đoạn đầu vẫn chưa thu hút được các ngân hàng Việt Nam tham gia, các ngân hàng vẫn chưa tin tưởng vào sự cần thiết của các CRA. Dù vậy nhưng kế hoạch chuẩn bị cho việc hình thành và phát triển các CRA ở Việt Nam vẫn đang được Nhà nước ta

xúc tiến thực hiện, nhất là trong vài năm gần đây. Trên thực tế, các thành phần ủng hộ cho ĐMTN đang ngày càng tăng lên, các DN đã quan tâm đến các CRA nhiều hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực NH. Các NH hầu như đều mong muốn sẽ sớm có một tổ chức ĐMTN ở Việt Nam. Vì vậy, dù những tiền đề cho hoạt động của ĐMTN còn gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng vẫn cần phải được hình thành bởi vai trò và tầm quan trọng của nó.

Một phần của tài liệu tiềm năng và vai trò của đmtn đối với ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w