Phân loại theo CTTC dưới phương diện người đi thuê.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính - ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 25 - 27)

A. Bán và tái thuê (Lease-back).

Trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn về vốn lưu động. Vay vốn đòi hỏi nhiều thủ tục, điều kiện mà các doanh nghiệp khó có thể thoả mãn. Đồng thời, trong điều kiện doanh nghiệp có nhu cầu phải duy trì năng lực sản xuất nên không thể bán bớt tài sản cố định để chuyển thành tài sản lưu động. Trong bối cảnh đó hình thức “bán và tái thuê” đã được ra đời để đáp ứng nhu cầu này.

Bán và tái thuê là một thoả thuận tài trợ tín dụng mà công ty A (bên thuê) bán một tài sản của chính họ cho công ty B (bên cho thuê). Đồng thời ngay lúc đó một hợp đồng cho thuê tài chính được thảo ra với nội dung công ty B đồng ý cho công ty A thuê lại chính tài sản mà họ vừa bán. Như vậy, ưu điểm của hình thức này là giải quyết nhu cầu vốn lưu động cho các doanh nghiệp.

Sơ đồ 1.5: Giao dịch bán và tái thuê.

NNgươi

Công ty CTTC

Bên mua

Bên cho thuê

Chủ sở hữu ban đầu

Bên bán

Bên thuê

Thoả thuận mua bán tài sản Quyền sở hữu pháp lý

Tiền mua tài sản Quyền sử dụng tài sản

Trả tiền thuê

Những tiện ích của dịch vụ này là ngoài mục đích giải quyết nhu cầu vốn lưu động, những công ty muốn tạo ra lợi nhuận ghi sổ hay lợi nhuận tính thuế với điều kiện giá bán tài sản phải cao hơn phần khấu hao còn lại trong sổ sách. Hình thức này có sức cạnh tranh rất cao tại Hoa kỳ, đặc biệt trong ngành kinh doanh bất động sản. Ở Việt nam hiện nay, hình thức này đã bắt đầu được áp dụng ở một số công ty CTTC.

B. CTTC giáp lưng (Under Lease).

Cho thuê tài chính giáp lưng là phương tài trợ mà trong đó được sự thoả thuận của người cho thuê, người thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê.

Kể từ thời điểm hợp đồng thuê lại được ký kết, mọi quyền lợi và nghĩa vụ cùng tài sản được chuyển giao từ người thuê thứ nhất sang người thuê thứ hai. Các chi phí pháp lý, di chuyển tài sản phát sinh từ hợp đồng này do người thuê thứ nhất và người thuê thứ hai thoả thuận với nhau. Tuy nhiên, người thuê thứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài sản vì họ là người trực tiếp ký kết hợp đồng với người cho thuê.

Với phương thức thuê này, mặc dù doanh nghiệp không đủ điều kiện để trực tiếp thuê mua vẫn có thể thuê được tài sản để sử dụng cho sản xuất kinh doanh.

Sơ đồ 1.6: CTTC giáp lưng

Trong giao dịch kiểu này, tiên thuê mà bên thuê thứ hai phải trả thường cao hơn tiền thuê mà bên thuê thứ nhất trả cho bên cho thuê. Phần chênh lệch giữa hai khoản tiền thuê

Tiền thuê Bên cho thuê (Lessor) Bên thuê thứ hai (Lessee) Bên thuê thứ nhất (Lessee I) Quyền sử dụng tài sản Tiền thuê Quyền sử dụng tài sản

đó bên thuê thứ nhất đựoc hưởng, coi như là hoa hồng trách nhiêm. Ngoài ra hình thức CTTC giáp lưng cũng áp dụng trong trường hợp bên thuê thứ nhất đã thuê tài sản đó, nhưng sau đó không có nhu cầu sử dụng thì có thể cho người khác thuê lại dưới sự đồng ý của bên cho thuê.

C. CTTC mạo hiểm (Venture leasing)

Vốn mạo hiểm theo nghĩa thông thường nhất có thể hiểu là phần đầu tư vào cổ phần mang tính kiên nhẫn và chấp nhận rủi ro cao trong doanh nghiệp mới ra đời, mang tính đổi mới cao hoặc những doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng nhanh. Các nhà tư bản mạo hiểm tạo ra các quỹ, các công ty đầu tư và hỗ trợ quá trình hình thành công nghệ mới. Đổi mới được hỗ trợ bằng vốn mạo hiểm là một mô hình kiểu mới so với hai mô hình đổi mới theo kinh doanh cá nhân cổ điển và dựa vào những hãng lớn.

CTTC mạo hiểm là một hình thức đáng được đề cập đến. Trong phương thức tài trợ này, có một sự kết hợp giữa vốn cổ phần và CTTC. Thay vì nhận tài trợ bằng sự tham gia của một cổ đông, công ty có thể đạt được thiết bị bằng sự trao đổi về những bảo đảm. Các nhà tư bản trong trường hợp này sẽ ít rủi ro hơn bởi vì họ vẫn là sở hữu hợp pháp của thiết bị cung cấp. Người đi thuê trong trường hợp này nhận được lợi ích từ hợp đồng thuê cũng như lợi ích từ hợp đồng vốn mạo hiểm. Bằng việc đưa ra những điều kiện bảo đảm, bên cho có quyền đạt được một phần cổ phần chưa trả tại một thời gian nhất định trong tương lai.

Ngoài ra, người ta còn phân biệt CTTC theo phương thức thanh toán tiền thuê như: CTTC thanh toán theo niên kim cố định, CTTC thanh toán tăng dần (giảm dần), CTTC thanh toán ngắt quãng,...

Nhìn chung, hợp đồng CTTC diễn ra rất đa dạng và khó có thể phân biệt từng loại thoả thuận cho thuê một cách rạch ròi. Các phương thức tài trợ này đan xen lẫn nhau, nên việc đánh giá, phân tích chúng đòi hỏi xem xét trên nhiều khía cạnh.

1.2.4. Vai trò của CTTC .

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính - ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 25 - 27)