BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh tại nhno& ptnt chi nhánh tỉnh kiên giang (Trang 68 - 72)

xuất kinh doanh.

3.1. Thực trạng của tình hình cho vay ngắn hạn HSXKD

Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay, nếu Ngân hàng mở rộng được hoạt động cho vay trung hạn sẽ đồng nghĩa với việc gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Nguyên nhân làm cho hoạt động cho vay trung hạn còn ở mức thấp và hiệu quả nó đem lại cho Ngân hàng chưa cao là do dân cư trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh hẹp, vốn đầu tư chưa cần cao nên chủ yếu là họ chỉ vay món nhỏ lẻ, trong thời gian ngắn cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như phù hợ với khả năng trả nợ của họ

Đối với tín dụng theo địa bàn công tác tín dụng chưa được triển khai đồng bộ, chưa được mở rộng ra phạm vi toàn Tỉnh, một số Huyện vùng sâu vùng xa có mức tiếp xúc với nguồn vốn hỗ trợ từ phía Ngân hàng còn rất thấp. Nguyên nhân là do người dân ở các Huyện này thực hiện sản xuất kinh doanh nhỏ, ở mức độ thủ công, số vốn đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh không cần nhiều, họ chủ yếu sống bằng nghề nông cho nên dù mức thu nhập thấp nhưng vẫn đáp ứng đủ chi tiêu cho hằng ngày. Vả lại, họ còn có tâm lý sợ sệt tiền vay của Nhà nước. Trái lại, ở các Huyện này còn có một bộ phận người dân có nhiều ruộng vườn, số tiền thu được từ thu hoạch được sủ dụng cho đến hết mùa thu hoạch tiếp theo nên họ không cần phải đi vay vốn, thậm chí họ còn dư giã nhưng lại thích cất giữ tại nhà, vì thế mà họ đi vay cũng ít và gửi tiền cũng ít.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 3.2.1 Đối với nguồn vốn huy động

Nguồn vốn là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng hiện nay. Vì vậy để gia tăng doanh số cho vay, để mở rộng và phát triển kinh doanh thì điều đầu tiên Ngân hàng phải có là vốn với phương thức “đi vay để ch vay”. Tuy nhiên hoạt động huy động vốn của Ngân hàng phải gắn liền với các chiến lược sử dụng vốn trong từng thời kỳ nhất định. Huy động vốn quá nhiều có thể gây ra trạng thái ứ

SVTH: ĐỖ NGỌC ANH 55

đọng vốn trong trường hợp không có cơ hội đầu tư và ngược lại sẻ gây ra trạng thái thiếu vốn ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh của Ngân hàng. Qua phân tích tình hình ta thấy vốn huy động chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 9 tháng, 12 tháng, gửi tiết kiệm bậc thang theo lũy tiến số dư tiền gửi, gửi tiết kiệm đảm bảo bằng giá vàng, gửi tiết kiệm lãi suất tăng theo lãi suất của thị trường…chú trọng các nguồn vốn có lãi suất thấp như: vốn hàn rỗi của hộ sản xuất khá, giàu trên địa bàn Tỉnh… Vì vậy cần điều tra, khảo sát về nhu cầu giao dịch của đối tượng nói trên để phân định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, khách hàng truyền thống để tập trung vận động, khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán, sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Ngoài ra để công tác huy động vốn đạt hiệu quả nên thành lập tổ huy động vốn nhằm tăng cường điều kiện tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tổ chức khen thưởng cho những cán bộ có thành tích tốt trong công tác huy động vốn.

3.2.2. Đối với công tác cho vay ngắn hạn HSXKD

Công tác cho vay của Ngân hàng qua các năm đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên Ngân hàng cần phải tiếp phát huy hiệu quả công tác tín dụng như sau:

- Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng của từng khaonr vay. Tai các Ngân hàng thương mại trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, các quy trình tín dụng đã được ban hành tương đối chặt chẽ và cụ thể hóa theo từng loại tín dụng. Tuy nhiên cần phải chi tiết hơn với từng loại cho vay, từng loại khách hàng, cần có văn bản hướng dẫn chi tiết về hướng dẫn lập tờ trình, hướng dẫn phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ,… đồng thời phải ngăn chặn việc làm sai, làm không đẩy đủ,… gây hậu quả xấu.

- Thẩm định là khâu quan trọng để giúp Ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ xấu phát sinh, đảm bảo hiệu quả tín dụng vững chắc. Tuy thuộc vào

SVTH: ĐỖ NGỌC ANH 56

điều kiện hạn chế ở địa bàn, từng loại khách hàng, phương án mà khi thẩm định các phương án cụ thể, cán bộ tín dụng cần vận dụng, xem xét linh hoạt các quy định trong quy trình thẩm định nhưng phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài, không chính xác, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định.

3.2.3. Đối với công tác quản lý và xử lý nợ

Nợ xấu là một vấn đề luôn làm các nhà quản trị Ngân hàng thương mại quan tâm. Bắt cứ Ngân hàng thương mại nào dù có quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu thì vẫn không thể triệt tiêu hết nợ xấu, bởi vì nguy cơ rủi ro tìm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Qua phân tích ta thấy nợ xấu của chi nhánh tương đối cao nhưng vẫn còn trong mức cho phép của Ngân hàng Nhà Nước. Tuy nhiên cũng có những biện pháp để hạn chế nợ xấu đến mức tối đa. Cụ thể Ngân hàng có thể:

- Thường xuyên có chính sách gửi cán bộ tín dụng đi đào tạo, huấn luyện để nâng cao trình độ thẩm định ch họ, nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ tín dụng trong hoạt động phân tích đánh giá khách hàng. Đặt biệt là thẩm định tư cách khách hàng, vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng.

- Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ tín dụng với phòng kế toán để theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi của khách hàng, đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thong báo, đôn đốc khách hàng trả nợ.

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn của khách hàng từ khi cho vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó Ngân hàng mới nắm bắt được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để có biện pháp tư vấn, hỗ trợ giúp khách hàng vượt quá khó khăn, đảm bảo có thể trả nợ khi đến hạn. để làm được điều đó, lãnh đạo Ngân hàng nên phát động phong trào thi đua khen thưởng những cán bộ xuất sắc trong công tác thu nợ cũng như kỷ luật, phê bình những cán bộ tín dụng để phát sinh nợ xấu tỷ lệ cao.

SVTH: ĐỖ NGỌC ANH 57

- Ngân hàng nên tiến hành phân loại khách hàng theo khả năng tài chính, hoặc theo đạo đức tín dụng để kịp thời có những chính sách ưu đãi đối với các khách hàng được đánh giá tốt, và tiếp tục thực hiện phương châm “không cho vay đối với khách hàng trễ hạn và lãi”.

- Qua phân tích nợ xấu theo ngành cho thấy, nợ xấu phát sinh nhiều ở ngành trồng trọt, do đó cần lưu ý khi cho vay đối với khách hàng này. Cán bộ tín dụng thường xuyên bám sát diễn biến thị trường, thẩm định kỹ tình hình tài chính, mục đích cho vay vốn của khách hàng trong khâu thu thập thong tin khách hàng trước khi cho vay, để có thể cấp những hạn mức tín dụng thích hợp với nhu cầu kinh doanh của khách hàng.

PHẦN KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

Nhìn chung tình hình họat động tín dụng nói chung, cho vay ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh nói riêng của ngân hàng ngày càng nâng cao và có hiệu quả. Trong những năm qua ngân hàng luôn mở rộng cấp tín dụng cho các ngành, các thành phần kinh tế của Tỉnh. Bên cạnh đó ngân hàng luôn đẩy mạnh công tác huy động vốn như mở phòng giao dịch chuyên nhận tiền gửi của dân cư tạm thời nhàn rỗi nhằm phục vụ nhu cầu hoạt động tín dụng của ngân hàng, để đáp ứng nhu cầu vốn cho các ngành, các thành phần kinh tế đang tạm thời thiếu hụt. Từ đó khẳng định vị trí và vai trò của chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Kiên Giang đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn Tỉnh. Hoạt động của ngân hàng luôn chịu sự chi phối của các chính sách phát triển kinh tế của Tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Cụ thể trong những năm qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của ngân hàng luôn tăng qua các năm và nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh. Trong đó ngành thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ của ngân hàng. Song song với việc tăng trưởng tín dụng chi nhánh ngân hàng luôn có những chính sách lựa chọn khách hàng tốt, kiên quyết từ chối cho vay đối với những khách hàng không đảm bảo các điều kiện vay vốn, các khách hàng có mức rủi ro cao.

SVTH: ĐỖ NGỌC ANH 58

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh tiền tệ luôn có sự phát sinh nợ xấu, nó phát sinh do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Với lượng khách hàng truyền thống của ngân hàng là những hộ sản xuất kinh doanh, hoạt động sản xuất của họ phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

II. Kiến nghị

2.1. Đối với chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Kiên Giang

- Cũng cố và phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua về lợi nhuận, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nâng cao hơn nữa công tác huy động vốn.

- Giao chỉ tiêu hoạt động cho các phòng giao dịch kết hợp khen thưởng nếu như hoàn thành tốt chỉ tiêu, đưa ra mức khen thưởng nhiều hơn nếu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu. Để nhân viên ngân hàng có động lực làm việc tốt hơn, làm tốt điều đó sẽ nâng cao thu nhập cho ngân hàng đồng thời giảm được nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Cho vay cần đặt chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động lên hàng đầu, cần lựa chọn khách hàng cho vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng hạn mức tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn vay cho nông dân phục vụ sản xuất.

- Tăng cường hỗ trợ cho vay đối các ngành thương nghiệp để hỗ trợ cho sự phát triển của chủ chương chính sách của Tỉnh.

- Ngân hàng cần mở rộng quy mô và xây dựng trụ sở lớn mạnh hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế hiện nay.

- Tăng cường cán bộ tín dụng để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng như tuyển dụng các cán bộ có trình độ chuyên môn.

SVTH: ĐỖ NGỌC ANH 59

2.2. Đối với chính quyền địa phương

- Khẩn trương tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, nhất là tại các khu Thị Trấn tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhận thế chấp, xác định giá trị thế chấp trong cho vay của ngân hàng.

- UBND Tỉnh cần có kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình từng khu vực, nhằm phát triển các ngành nghề, tránh tình trạng nông dân đầu tư tự phát, tràn lan.

- Phòng nông nghiệp, phòng khoa học công nghệ và môi trường, cùng các ngành chức năng giúp nông dân lựa chọn giống cây trồng vật nuôi tốt, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

SVTH: ĐỖ NGỌC ANH 60

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn hộ sản xuất kinh doanh tại nhno& ptnt chi nhánh tỉnh kiên giang (Trang 68 - 72)