TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN

Một phần của tài liệu “Tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Quận Thanh Xuân” (Trang 44 - 59)

3.1 Định hướng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thanh Xuân trong thời gian tới

- Tăng cường công tác kiểm tra thuế đúng pháp luật, đúng quy trình nhằm phát hiện, xử lý và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật thuế, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế, đồng thời khai thác nguồn thu cho NSNN. Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kê khai (hồ sơ khai thuế hàng tháng, quý), phân tích rủi ro tại bàn (đối với hồ sơ chuẩn bị kiểm tra tại doanh nghiệp), đảm bảo công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế thiết thực, hiệu quả hơn.

- Tiếp tục triển khai thực hiện quy chế phối hợp với cơ quan Công an, Quản lý thị trường trong công tác đấu tranh phòng chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế.

- Tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở NNT, kiểm tra sau hoàn thuế theo kế hoạch năm 2013 đã được phê duyệt và theo chuyên đề, kịp thời đôn đốc thu hồi số tiền phát hiện và truy thu sau kiểm tra.

- Công tác kiểm tra phải kết hợp kiểm tra thuế với kiểm tra việc tạo, quản lý, sử dụng hoá đơn của doanh nghiệp theo Thông tư 153 theo chỉ đạo của Tổng cục thuế (công văn số 1439/TCT-CS ngày 24/4/2011) để phát hiện kịp thời các dấu hiệu vi phạm; đặc biệt chú trọng kiểm tra các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc nhóm hay vi phạm về hoá đơn để chấn chỉnh, xử lý kịp thời. Việc kiểm tra hoá đơn được thực hiện theo đúng Quy trình kiểm tra hoá đơn ban hành kèm theo QĐ số 381/QĐ-TCT ngày 31/03/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.

3.2 Những quan điểm cơ bản trong việc tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

3.2.1 Công tác kiểm tra thuế phải đảm bảo việc chấp hành luật thuế, hiệu quả quản lý thuế và chống thất thu thuế

Hiện nay, hành vi trốn lậu thuế gây thất thu cho ngân sách Nhà nước là một tồn tại không thể tránh khỏi đối với bất kỳ một nền kinh tế nào. Chính vì thế, công tác kiểm tra kiểm tra các đối tượng nộp thuế cần phát huy tối đa vai trò của mình. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của công tác kiểm tra thuế là thông qua việc phát hiện các hành vi vi phạm của đối tượng nộp thuế để tiến hành xử lý, truy thu số thuế vi phạm, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Công tác kiểm tra chỉ thật sự có hiệu quả khi thực hiện rà soát tốt đối tượng nộp thuế, không bỏ sót trường hợp vi phạm, không bỏ sót số thuế bị che dấu; và còn là một biện pháp thúc đẩy hoặc thậm chí là bắt buộc các đối tượng nộp thuế phải thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ thuế kết hợp việc xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đồng thời là nhân tố quan trọng nâng cao ý thức chấp hành các luật thuế của đối tượng nộp thuế nhằm đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

Với vai trò là một trong những biện pháp để quản lý thu thuế, kiểm tra thuế có tốt, có được thực hiện sát sao, chú trọng thì công tác quản lý thuế mới thật sự có được hiệu quả. Do đó, việc tăng cường kiểm tra thuế đối với người nộp thuế phải đáp ứng được mục tiêu là đảm bảo hiệu quả quản lý thuế, chống thất thu thuế.

3.2.2 Công tác kiểm tra thuế phải đảm bảo tính công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và khách quan trong quản lý thuế

Trong cơ chế thị trường mọi thành phần kinh tế đều được bình đẳng trước pháp luật, được tạo mọi điều kiện để phát triển và cạnh tranh lành mạnh. Do đó, hệ thống pháp luật thuế, đặc biệt là về kiểm tra thuế phải được thống nhất về nội dung, quy trình kiểm tra đối với các đối tượng nộp thuế nói chung. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra phải đảm bảo được sự bình đẳng về nghĩa vụ, quyền lợi của các đối tượng nộp thuế, phải

khách quan và công bằng trong việc xử lý các vi phạm, tránh xu hướng xử lý nặng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và xử lý nhẹ đối với doanh nghiệp Nhà nước.

3.2.3 Công tác kiểm tra đơn giản về thủ tục hành chính, không gây phiền hà cho các đối tượng kinh doanh

Thứ nhất: trong việc lập đoàn kiểm tra phải được công khai về thủ tục hành chính như: thành phần kiểm tra chức danh của từng cán bộ, công khai về thời gian được tiến hành làm việc trực tiếp tại đơn vị, công khai về nội dung tiến hành công tác kiểm tra tại đơn vị…

Thứ hai: thủ tục tiến hành kiểm tra cần được tiến hành đơn giản từ việc công bố quyết định kiểm tra tới việc ra biên bản và kết luận công tác kiểm tra. Tuy nhiên, tính đơn giản ở đây là đơn giản về thủ tục hành chính chứ không được tiến hành công tác kiểm tra đơn giản về nội dung hay quy trình kiểm tra.

Thứ ba: công tác kiểm tra cần được tiến hành một cách khoa học và kết thúc với thời gian nhanh nhất, tránh tình trạng kéo dài (trừ trường hợp bắt buộc phải kéo dài do thời gian xác minh số liệu) để tránh việc cơ sở kinh doanh phải tập trung thời gian cho đoàn kiểm tra, gây phiền hà cho cơ sở kinh doanh.

3.3 Một số giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Quận Thanh Xuân

3.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả lập kế hoạch kiểm tra

Lập kế hoạch kiểm tra là khâu quan trọng quyết định đến kết quả của công tác kiểm tra thuế. Nó quyết định đến số lượng, phạm vi của đối tượng kiểm tra; cũng như nhân lực và tài lực cần thiết cho một cuộc kiểm tra. Nếu kế hoạch càng chính xác, tỉ mỉ thì hiệu quả công tác kiểm tra càng cao.

Để nâng cao hiệu quả lập kế hoạch kiểm tra, Chi cục cần thực hiện các biện pháp như:

- Xây dựng một cơ sở dữ liệu chính xác về các đối tượng nộp thuế trên địa bàn, đồng thời thường xuyên cập nhật những thông tin và kết quả hoạt động, tình

hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng đó qua các năm vào hệ thống cơ sở dữ liệu. Các thông tin cần thiết để xây dựng một cơ sở dữ liệu đáng tin cậy như: Loại hình doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh; cơ cấu tổ chức; bản chất, quy mô hoạt động; đặc thù về cơ chế xác định doanh thu, chi phí; hệ thống chuẩn mực kế toán đang áp dụng; về kê khai thuế, báo cáo tài chính; tình hình chấp hành và vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình tính và thực hiện kê khai nộp thuế. Không những thế, hệ thống dữ liệu phải là hệ thống mở và có sự liên kết với nhiều ban ngành khác trên địa bàn như ngân hàng, kho bạc, để cán bộ thuế có thể cập nhật hoặc thay đổi kịp thời với xu hướng phát triển của đối tượng nộp thuế.

- Trên cơ sở dữ liệu tập hợp phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo các chỉ tiêu: Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản, hệ số lợi nhuận trên tổng doanh thu, hệ số lợi nhuận trên tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý, hệ số tiền lương trên doanh thu, sự tương ứng của doanh thu tính thuế và số thuế phát sinh, hệ số khấu trừ với tổng thu nhập của doanh nghiệp, các hệ số thuế phải nộp trên tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế. Phân tích các yếu tố chiều dọc, chiều ngang của các số liệu báo cáo tài chính và tờ khai thuế hàng tháng, hàng năm để so sánh chỉ tiêu giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh với nhau nhằm xác định các yếu tố bất thường; kết hợp với các việc phân tích tình hình doanh nghiệp, phân tích rủi ro tại Chi cục Thuế có sự hướng dẫn, điều chỉnh của Cục Thuế nhằm đảm bảo xác định được: nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra, quy mô, phạm vi kiểm tra,…

- Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp Chi cục quản lý là khá lớn, song hàng năm chỉ có thể lập kế hoạch kiểm tra được một phần rất nhỏ. Như vậy, không thể tránh khỏi việc bỏ sót các sai phạm của những người nộp thuế không được kiểm tra. Do đó, Chi cục cần mở rộng hơn nữa quy mô kiểm tra cũng như nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra bằng cách rà soát kỹ lưỡng các đối tượng nộp thuế. Công tác lập kế hoạch cần được tiến hành tỉ mỉ song không vì thế mà chỉ thực hiện trên một số lượng nhỏ các doanh nghiệp, do đó cần bố trí một đội ngũ cán bộ, phân công công việc và thời gian biểu một cách hợp lý. Ngoài ra, lập kế hoạch kiểm tra yêu

cầu đòi hỏi sự chính xác, khách quan nên cán bộ kiểm tra cần có sự nhạy bén, logic, có sự hiểu biết rộng và có khả năng ứng phó với mọi trường hợp gian lận của người nộp thuế.

3.3.2 Giải pháp về nghiệp vụ chuyên ngành

Thứ nhất, Chi cục cần thực hiện tốt việc phân loại đối tượng kiểm tra theo từng ngành nghề, lĩnh vực

Hiện nay trên địa bàn quận Thanh Xuân có hơn 7500 doanh nghiệp lớn nhỏ, với sự đa dạng các ngành nghề kinh doanh, nhưng công tác kiểm tra lại chỉ thực hiện đối với một số lượng nhỏ và chưa thể tập trung kiểm tra theo từng ngành nghề. Việc không phân loại đối tượng kiểm tra theo từng lĩnh vực, ngành nghề một mặt sẽ làm cho công tác kiểm tra trở nên tốn kém về thời gian, chi phí, hiệu quả thấp; một mặt sau khi kiểm tra các cán bộ kiểm tra sẽ không đúc rút được kinh nghiệm cho những lần sau. Khi các đối tượng kiểm tra đã được phân loại một cách cụ thể, công tác kiểm tra sẽ đi vào trọng điểm, tránh sự dàn trải khi cùng một ngành nghề lại kiểm tra quá nhiều doanh nghiệp trong khi những ngành nghề khác lại không lên kế hoạch kiểm tra. Bên cạnh đó, việc phân loại đối tượng kiểm tra như thế sẽ giúp cán bộ kiểm tra dễ dàng nhận dạng các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế mang tính đặc thù trong mỗi ngành nghề, mỗi loại hình kinh doanh, từ đó tự nâng cao khả năng nhạy bén của bản thân trước công việc cũng như tạo được một cẩm nang nghề nghiệp thiết thực. Do đó, Chi cục cần tập trung chỉ đạo kiểm tra theo từng ngành nghề kinh doanh, từng khu vực kinh doanh, từng loại đối tượng kinh doanh sao cho có thể bố trí kiểm tra một cách hợp lý nhất.

Để thực hiện tốt biện pháp này, cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đội kiểm tra, từng đoàn kiểm tra, từng cán bộ kiểm tra. Đối với những loại hình kinh doanh nào có nhiều doanh nghiệp thì tăng cường thêm cán bộ kiểm tra. Cần tập trung xem xét các doanh nghiệp dựa trên các mối quan hệ lẫn nhau trong cả cùng và khác ngành nghề, lĩnh vực. Thực hiện phân loại đối với doanh nghiệp vi phạm thường xuyên, doanh nghiệp ít vi phạm để sắp xếp kế hoạch kiểm tra, bố trí cán bộ kiểm tra cụ thể,

hợp lý. Sau khi kiểm tra và phát hiện vi phạm, cần phân loại các vi phạm cũng như các dấu hiệu nhận biết vi phạm để làm kinh nghiệm cho các đợt kiểm tra sau.

Thứ hai, công tác kiểm tra cần xác định được trọng tâm, trọng điểm và phương hướng kiểm tra cụ thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thực hiện tốt một công việc, bao giờ người ta cũng phải xác định được mục đích, phương hướng để hoàn thành và cách thức để thực hiện công việc đó. Đối với kiểm tra cũng vậy, xây dựng định hướng kiểm tra cụ thể là một yêu cầu rất quan trọng. Kiểm tra có đi vào trọng tâm thì mới có thể rút ngắn thời gian, đồng thời nâng cao chất lượng. Hơn ai hết, người cán bộ kiểm tra cần phải biết và nắm rõ mình cần phải làm những gì và làm như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất cho công việc.

Hiện nay, tại Chi cục định hướng các trọng tâm cần kiểm tra còn mang nặng tính hình thức. Các hồ sơ kiểm tra chỉ được phân tích một cách qua loa đại khái, bỏ qua các chi tiết quan trọng, dẫn đến việc xác định sai mục đích kiểm tra, nhiều trường hợp kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế có sai phạm nhưng lại không được đề xuất kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp do đã bỏ sót các sai phạm ấy, từ đó làm cho công tác kiểm tra bị chệch hướng, không đi đúng trọng tâm. Yêu cầu được đặt ra là ngay từ những bước đầu tiên của quá trình kiểm tra, các đội kiểm tra cần phải nắm bắt được trọng tâm kiểm tra, nên tập trung kiểm tra về vấn đề gì và xác định được kế hoạch kiểm tra như thế nào. Công tác phân tích hồ sơ để xác định trọng tâm, định hướng kiểm tra cần được tiến hành kỹ lưỡng trên cơ sở đã nắm bắt được đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết của doanh nghiệp, đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như mức độ vi phạm có thể xảy ra.

Thứ ba, nâng cao chất lượng kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan Thuế, đẩy mạnh hơn nữa sự phối kết hợp giữa công tác kiểm tra tại bàn và kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp

Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan Thuế mới chỉ mang tính hình thức và chưa thực sự mang lại hiệu quả, do đó, đối với các hồ sơ khai thuế đã tiếp nhận, trên cơ sở phân loại NNT theo ý thức tuân thủ để quản lý... coi đây là công tác trọng tâm,

thường xuyên tập trung kiểm tra hồ sơ khai thuế theo kỳ phát sinh nghĩa vụ và các trường hợp chấm dứt hợp đồng, chấm dứt hoạt động; chuyển đổi hình thức sở hữu; tổ chức lại doanh nghiệp... để ấn định số thuế phải nộp hoặc quyết định kiểm tra tại trụ sở NNT đối với các trường hợp đã yêu cầu nhưng NNT không giải trình, bổ sung hồ sơ tài liệu hoặc có giải trình bổ sung nhưng không đúng.

Hơn nữa, hầu hết các cuộc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp của Chi cục hiện nay đều là thực hiện theo kế hoạch, có rất ít trường hợp được đề xuất kiểm tra sau khi đã qua kiểm tra tại bàn. Điều này cho thấy sự không linh hoạt giữa các bộ phận kiểm tra, là nguyên nhân dẫn đến kết quả kiểm tra thấp. Để đạt được hiệu quả cao, giữa kiểm tra tại bàn và kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp cần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cần có sự phối kết hợp qua lại để tránh bỏ sót các đối tượng vi phạm. Hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế sau khi được kiểm tra, nếu phát hiện tình trạng khai sai, khai thiếu cần đề xuất kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp một cách kịp thời, đầy đủ.

Thứ tư, hiện đại hóa các phương tiện tiếp nhận và xử lý thông tin, các ứng dụng công nghệ phần mềm vào công tác kiểm tra thuế

Đối với công tác kiểm tra thuế thì việc tiếp nhận và xử lý thông tin là một điều quan trọng và rất cần thiết. Việc tiếp nhận và xử lý thông tin có nhanh chóng, chính xác thì người cán bộ kiểm tra mới nắm bắt được kịp thời các thông tin vốn thường xuyên thay đổi, hiệu quả kiểm tra mới được nâng cao.

Hiện nay, Chi cục đã sử dụng khá nhiều phần mềm phục vụ cho công tác quản lý thuế. Nhờ có các phần mềm tin học này mà công tác kiểm tra thuế được tiến hành dễ dàng hơn, không tốn kém thời gian cũng như nhân lực. Tuy nhiên, thông tin trong các phần mềm lại không được cập nhật một cách chính xác do thường xuyên nâng cấp và do hạn chế năng lực của cán bộ dẫn tới các báo cáo thường sai lệch với thực tế. Những sai sót này có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, cần thiết phải hiện đại

Một phần của tài liệu “Tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Quận Thanh Xuân” (Trang 44 - 59)