2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu
− Đối tượng nghiên cứu là người Việt Nam bình thường về mặt nhân trắc [7], [11], [14], cụ thể như sau:
o Không có những dị dạng, dị tật bẩm sinh hay mắc phải mà gây ảnh hưởng tới các kích thước nhân trắc như: (gù, vẹo , thọt, teo cơ,…)
o Không có các bệnh cấp hay mãn tính hoặc ở trong tình trạng làm ảnh hưởng tới các kích thước cần đo, như: (hen, lao, phù, phụ nữ có thai…)
o Hợp tác tốt khi đo
− Địa điểm nghiên cứu: Quận Đống Đa - Hà Nội
− Tuổi và nghề nghiệp:
o Tuổi từ 16 trở lên, với đủ mọi thành phần xã hội và nghề ngiệp, như: công nhân, công chức, học sinh, sinh viên, hưu trí, doanh nhân…
o Tuổi đươc tính và phân chia theo mô hình nghiên cứu của dự án điều tra cơ bản [7] (xem ở phần phương pháp nghiên cứu).
2.1.2. Số lượng đối tượng nghiên cứu
Sau khi loại bỏ những trường hợp sai sót, bất thường, nhầm lẫn, tổng số đối tượng nghiên cứu gồm: 2927 người (1.217 nam và 1710 nữ), được phân chia theo tuổi và giới như sau
Bảng 2.1. Số lượng đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới
Nhóm tuổi 16-19 20-29 30-39 40-49 50-59 ≥ 60 Cộng
Nam 287 735 54 44 42 55 1217
Nữ 316 971 109 87 109 118 1710
Cộng 603 1706 163 131 151 173 2927
2.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
− Cân nặng: Là cân bàn Trung Quốc có chia vạch tới 0,1kg và được kiểm tra độ chính xác bằng một quả cân chuẩn (thường kiểm tra 2 lần trong ngày vào mỗi buổi đo, nhất là sau khi di chuyển cân tới một địa điểm khác, bắt buộc phải chuẩn lại cân).
− Bộ thước đo nhân học Martin do Thụy Sỹ sản xuất gồm: thước đo chiều cao đứng, thước đo chiều cao ngồi.
− Phiếu điều tra nhân trắc.
− Máy tính cá nhân.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Điều tra ngang. Nội dung nghiên cứu
Các kích thước nhân trắc: Cân nặng, chiều cao đứng, chiều cao ngồi.
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index = BMI):
Cân nặng (kg) BMI = --- Chiều cao2 (m)
Kỹ thuật đo đạc
Kỹ thuật đo đạc được thực hiện đúng theo mô hình nghiên cứu một số chỉ tiêu nhân trắc cơ bản… [7], nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam… [11] đã nêu, cụ thể như sau:
Kỹ thuật đo: Người được đo không mang giày dép, đối với nam thì cởi trần mặc chỉ mặc quần đùi, đối với nữ thì có phòng riêng và chỉ mặc quần áo lót. Cân được đặt ở vị trí bằng phẳng, kim của cân được kiểm tra thường xuyên và được chỉnh về mức “0”. Đối tượng được đo đứng ngay ngắn, nhẹ nhàng, hai chân gọn trong chu vi mặt cân.
− Chiều cao đứng
Mốc đo: Từ mặt đất tới đỉnh đầu (Vertex)
Tư thế và kỹ thuật đo: Đối tượng được đo đứng thẳng, tư thế tự nhiên, đầu thẳng sao cho đuôi mắt và ống tai ngoài nằm trên một đường ngang song song với mặt đất; bốn điểm: Chẩm, lưng, mông và gót chạm vào mặt thước đo.
− Chiều cao ngồi
Tư thế và kỹ thuật đo: Đối tượng được đo ngồi thoải mái trên một ghế mặt phẳng cao khoảng 50cm, đầu thẳng, mắt nhìn ra trước, thân buông lỏng tự do, chân mở tự nhiên, giữa thân và đùi, giữa đùi và cẳng chân tạo thành góc vuông. Thước đo được đặt lên mặt ghế sao cho 3 điểm chẩm, lưng, mông chạm vào thước đo.
Tính tuổi và phân chia nhóm tuổi nghiên cứu
− Cách tính tuổi theo mô hình nghiên cứu một số chỉ tiêu nhân trắc cơ bản… của dự án “điều tra cơ bản” [7], cụ thể như sau:
16 tuổi được tính từ 15 năm 6 tháng 15 ngày đến 16 năm 6 tháng 14 ngày. 17 tuổi được tính từ 16 năm 6 tháng 15 ngày đến 17 năm 6 tháng 14 ngày và tương tự như vậy:
60 tuổi là từ 59 năm 6 tháng 15 ngày đến 60 năm 6 tháng 14 ngày. Trường hợp đối tượng nghiên cứu không nhớ rõ tháng sinh thì việc tính tuổi dựa vào những sự kiện, như: theo mùa, dịp tết, dịp quốc khánh 2/9 v.v… Như vậy những người này việc tính tuổi không được chính xác tuyệt
đối mà chỉ tương đối, song cũng có thể chấp nhận được, vì đây thường là những người lớn tuổi (việc xếp tuổi nghiên cứu là 10 năm cho 1 nhóm tuổi)
− Phân nhóm tuổi nghiên cứu:
Từ 16-24 tuổi, có hai cách chia tuổi: cách thứ nhất, mỗi năm một nhóm tuổi, cách này cho phép đánh giá sự tăng trưởng của các kích thước nhân trắc nhất là chiều cao giai đoạn sau dạy thì một cách chính xác. Cách thứ hai là từ 16- 24 tuổi sẽ được chia thành 2 nhóm tuổi là (16-19) và (20-24), cách này cho phép so sánh đối chiếu với kết quả của các nghiên cứu khác.
Từ 25 tuổi trở lên, 5-10 năm được xếp vào một nhóm tuổi: (25-29; 30-39; 40-49; … và ≥ 60). Cách chia này cho phép đánh giá được diễn biến các kích thước nhân trắc, các chỉ số dinh dưỡng, thể lực theo tuổi ở người trưởng thành và cho phép so sánh được nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế [18], [24].
Ngoài ra, theo kết quả của dự án “Điều tra cơ bản cho…” đã cho thấy, 25 tuổi là tuổi bắt đầu trưởng thành và 49 tuổi là bắt đầu có sự suy giảm. Trong khóa luận sẽ lấy tuổi từ 30-39 trung gian giữa hai tuổi trên là nhóm tuổi đại diện cho người Việt Nam trưởng thành.
Xử lý số liệu
Xử lý “thô”: Mục đích của sử lý thô là nhằm loại bỏ những phiếu sai,
những số liệu bất thường, những nhầm lẫn (vốn có thể gặp trong điều tra nhân trắc). Xử lý thô gồm hai bước:
Bước 1: Xử lý thô ở từng phiếu đo, thường được làm ngay khi đo đạc. Bước 2: Xử lý thô trên máy tính: Số liệu sau khi nhập vào máy sẽ được kiểm tra lại theo cột dọc và hàng ngang: theo cột dọc, nghĩa là kiểm tra số liệu theo từng kích thước. Theo hàng ngang, nghĩa là kiểm tra các kích thước của từng đối tượng và so sánh các tương quan kích thước với nhau
Xử lý kết quả:
Dùng phần mềm Epidata 3, SPSS 16.0, STATA 8.0. Kết quả được xử lý theo nhóm tuổi và giới gồm:
− Các giá trị đặc trưng thống kê thông thường là: Trung bình cộng (), độ lệch chuẩn (SD).
− Xác định giá trị P để so sánh hai giá trị trung bình theo 2 cách: Cách một, nếu 2 phương sai của 2 mẫu nghiên cứu đồng nhất thì sử dụng kết quả test “Anova”; Cách hai, nếu hai phương sai của hai mẫu nghiên cứu khác nhau thì sử dụng kết quả test phi tham số, test “Kruskal - Wallis”.
CHƯƠNG 3